- Đốivới hoạt động mua bán có kỳ hạn GTCG:
3.3. Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanhvốn tại Agribank 1 Giải pháp hoàn thiện về cơ cấu hoạt động
3.3.1. Giải pháp hoàn thiện về cơ cấu hoạt động
Hiện nay, Agribank đang triển khai đề án tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, trong đó có nội dung thành lập Uỷ ban Quản lý Tài sản - Nợ. Trong những năm tới, Agribank nhanh chóng thực hiện triển khai thành lập Uỷ ban Quản lý Tài sản - Nợ, từ đó ban hành chính sách quản lý Tài sản - Nợ. Uỷ ban Quản lý Tài sản - Nợ giúp cho Agribank xác định được tỷ trọng danh mục kinh doanh vốn trên tổng tài sản một cách hợp lý, giảm thiểu rủi ro thanh khoản. rui ro lãi suất, rủi ro kỳ hạn... trong hoạt động kinh doanh vốn.
Bên cạnh đó, Agribank từng bước cơ cấu lại bộ máy hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, cụ thể là thành lập Trung tâm vốn bắt đầu hoạt động vào tháng 1/2016. Trên cơ sở thành lập Trung tâm vốn sẽ tiếp tục xây dựng đầy đủ các bộ phận thực hiện và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh vốn như mơ hình hoạt động của các ngân hàng hiện đại khác (bao gồm các bộ phận kinh doanh, bộ phận kiểm soát rủi ro, bộ phận nghiên cứu, và bộ phận xử lý giao dịch). Đồng thời phải tạo nên sự phối hợp giữa các bộ phận này phải nhịp nhàng và thống nhất. Tuy nhiên, các bộ phận này (đặc biệt là bộ phận kiểm sốt rủi ro) cần phải có các lãnh đạo phụ trách là độc lập, riêng biệt nhằm hạn chế các rủi ro phát sinh.
90
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ hoạt động kinh doanh vốn theo hướng chuyên nghiệp
Hiện tại, tuy cơ cấu của Trung tâm vốn đã có ba bộ phận (bộ phận giao dịch kinh doanh, bộ phận kiểm sốt và bộ phận kế tốn) nhưng vẫn cịn thiếu và chưa được chun mơn hóa rõ nét. Trong tương lai, hoạt động đầu tư kinh doanh vốn của phòng Kinh Doanh Vốn sẽ bao gồm hai bộ phận là: Kinh doanh vốn nhằm quản lý nguồn vốn khả dụng, đảm bảo khả năng thanh khoản, khả năng thanh tốn của tồn hệ thống (bộ phận phục vụ hệ thống), và bộ phận tự doanh, môi giới (gọi tắt là bộ phận kinh doanh). Việc tách biệt này sẽ giúp tránh sự lẫn lộn giữa 2 mảng hoạt động. Khi đó, nếu có nhu cầu, cán bộ giao dịch tại bộ phận phục vụ hệ thống sẽ liên hệ với giao dịch viên tại bộ phận kinh doanh để hỏi giá và thực hiện cho vay, đầu tư trái phiếu hoặc đi vay, bán trái phiếu nếu thấy phù hợp. Tuy nhiên, cần thiết phải xây dựng các hạn mức trong giao dịch như hạn mức ngắt lỗ (stop loss) cho bộ phận kinh doanh này, và phần lãi lỗ phát sinh sẽ được tính vào kết quả kinh doanh của giao dịch viên.
Đồng thời, Trung tâm vốn cũng cần xây dụng thêm bộ phận chuyên biệt với chức năng nghiên cứu và phân tích về những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh vốn, nhằm giúp bộ phận kinh doanh có thể ra được quyết định mua bán của mình một cách linh hoạt kịp thời. Các
sản phẩm nghiên cứu của bộ phận này rất đa dạng, bao gồm các báo cáo nghiên cứu chung như kinh tế vĩ mô, nghiên cứu ngành, nghiên cứu chiến lược đầu tư và nghiên cứu sản phẩm.