100,000 Il Il Il [

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)

Il Il Il [ 50,000 2013 2014 2015 2016 ■ TP CPBL■ TP 47,380 27,745 47,943 34,479 KBNN 143,021 208,993 197,744 281,750

Nguồn: HNX, Hiệp hội thị trường Trái phiếu Việt Nam

Khối lượng phát hành trái phiếu Chính phủ và Trái phiếu Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh qua các năm. Đặc biệt trong năm 2016, khối lượng phát hành trái phiếu chính phủ đạt 281.750 tỷ đồng tương đương 98,3% kế hoạch phát hành năm với 91% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên (vượ t

32

mục tiêu do Quốc hội đề ra là 70% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên). Đồng thời, lần đầu tiên phát hành thành cơng trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 30 năm cho nhà đầu tư nước. Tổng khối lượng TPCP niêm yết đạt 757,069 tỷ đồng, tổng trái phiếu CPBL niêm yết đạt 142,336 tỷ đồng.

Sau khi thực hiện tái cơ cấu, danh mục nợ Chính phủ đã có sự cải thiện rõ rệt cả về quy mơ, kỳ hạn và chi phí huy động, quy mơ đạt 27,3% GDP năm 2016 so với mức 16,2% GDP năm 2015, kỳ hạn phát hành bình quân đạt 8,71 năm (tăng 1,73 năm so với năm 2015) qua đó kéo dài kỳ hạn bình qn của danh mục nợ Chính phủ lên mức 5,98 năm vào cuối năm 2016, tăng 1,54 năm so với cuối năm 2015, lãi suất phát hành bình quân là 6,49% (giảm từ 0,22%- 0,5% ở tất cả các kỳ hạn).

Kênh phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh và phát hành trái phiếu chính quyền địa phương về cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu huy động vốn của các Ngân hàng chính sách để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc thực hiện các dự án đầu tư quan trọng, cấp bách thuộc nhiệm vụ chi của địa phương.

Năm 2016, khối lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 129.636 tỷ đồng, tăng 203,1% so với năm 2015. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp từng bước trở thành kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh.

Về giao dịch thứ cấp: Thanh khoản của thị trường tăng cao, khối lượng giao dịch trái phiếu năm 2016 tăng mạnh so với năm 2015, bình quân phiên đạt 6.285 tỷ đồng tăng 72% so với năm 2015. Mặt bằng lãi suất trên thị trường thứ cấp theo sát diễn biến của thị trường sơ cấp. Hệ thống cơ sở hạ tầng cho thị trường trái phiếu từng bước được hiện đại hóa nhằm rút ngắn thời gian đưa trái phiếu vào đăng ký, lưu ký, niêm yết giao dịch trái phiếu.

Song song với sự phát triển của Thị trường trái phiếu Việt Nam, thị trường tiền tệ Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 - 2016 đã có những thành cơng góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, cải thiện mức độ xếp hạng tín nhiệm quốc gia trong đánh giá của các tổ chức tài chính quốc tế, cụ thể:

Kiểm sốt lạm phát: Từ năm 2012 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã luôn kiên định theo mục tiêu là ưu tiên kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý, đồng thời chú trọng bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng. Nhờ đó, lạm phát đã được kiểm sốt ở mức cao 18,13% năm 2011 xuống ổn định bền vững một con số: dưới 3%.

Ổn định tỷ giá: Tỷ giá là một trong những thành cơng trong điều hành chính sách của NHNN thời gian qua. Tỷ giá và thị trường ngoại hối từ năm 2012 đến nay cơ bản ổn định, thị trường ngoại tệ tự do bị thu hẹp, vị thế và lòng tin vào VNĐ ngày càng được củng cố. Tình trạng đơ la hóa đã giảm mạnh, NHNN đã mua được ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước.

Lãi suất hợp lí: Nếu năm 2011, lãi suất từ 20% - 25%, thì nay lãi suất cho vay giảm xuống, ngắn hạn vào khoảng 6% - 9%, trung và dài hạn 9-11%. Mặt bằng lãi suất hiện đang ở mức hợp lý; lãi suất huy động giảm, giúp cho mặt bằng lãi suất cho vay trong nền kinh tế tiếp tục được giảm xuống, với mức hiện nay chỉ bằng khoảng 40% lãi suất của nửa cuối năm 2011. Qua đó, góp phần tháo gỡ khó khăn rất nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế đạt mức hợp lý đi kèm với sự ổn định bền vững.

Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD): NHNN đã triển khai quyết liệt các biện pháp xử lý các TCTD yếu kém theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đảm duy trì sự an toàn của hệ thống các TCTD, ổn định thị trường tiền tệ và tâm lý của người gửi tiền. NHNN cũng đã đẩy mạnh

34

thực hiện chủ trương sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD với sự tham gia tích cực của các NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần lớn đã góp phần tăng quy mơ của các NHTM.

Xử lý nợ xấu: Sau ba năm kể từ khi lập đề án xử lý với tỷ lệ thống kê lên tới 17% vào tháng 9/2012, nợ xấu đã chính thức giảm về cịn 3%. Như vậy, đã hồn thành sớm trước một quý so với thời điểm mục tiêu mà Quốc hội và Chính phủ đề ra (cuối năm 2015).

Tín dụng tăng trưởng hợp lí: Trước đây tín dụng hàng năm tăng cao, trên 30%/năm là một trong những nguyên nhân khiến nợ xấu phát sinh và tích tụ nợ xấu. Đến thời điểm này tín dụng được kiểm sốt phù hợp với tăng trưởng kinh tế và quan trọng là hiệu quả tín dụng được nâng cao, tập trung cho sản xuất kinh doanh, nhất là vào các lĩnh vực ưu tiên.

Ổn định thị trường vàng: Việc kiểm soát được giá vàng và thị trường vàng cũng là một thành cơng của NHNN trong việc kiểm sốt và ổn định hệ thống tài chính. Tâm lý muốn găm giữ và hoạt động đầu cơ vàng trong dân chúng đã giảm rõ rệt. Rủi ro liên quan đến kinh doanh vàng của các TCTD về cơ bản đã được xóa bỏ. Từ năm 2011 đến nay, thị trường vàng chuyển biến tích cực theo đúng mục tiêu Quốc hội và Chính phủ đề ra. Khơng cịn những cơn “sốt vàng” gây ảnh hưởng đến kinh tế-xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được bảo vệ; tình trạng “vàng hóa” trong nền kinh tế được ngăn chặn.

Một phần của tài liệu 1135 phát triển hoạt động kinh doanh vốn tại trung tâm vốn NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 42 - 46)