Thực trạng quản lý rủi ro tíndụng trung dài hạn tại BIDVĐông Đô

Một phần của tài liệu 1198 quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 68)

1.1 .TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG TRUNG DÀI HẠN

2.2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tíndụng trung dài hạn tại BIDVĐông Đô

Theo Hiệp uớc về an toàn vốn Basel 2 thì rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là rủi ro tín dụng, rủi ro thị truờng và rủi ro hoạt động. BIDV coi rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất khi các hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chính của các ngân hàng thuơng mại Việt Nam, bao gồm BIDV và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng 60-70% tổng số thu nhập của BIDV và du nợ cho vay chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng tài sản của ngân hàng. Trong đó, tín dụng trung dài hạn đặc biệt tiềm ẩn nhiều rủi ro do ảnh huởng nhiều yếu tố khách quan, yếu tố về môi truờng kinh tế, xã hội. Tất cả các rủi ro đuợc quản lý thông qua sự phối hợp của hạn mức cụ thể, hệ thống kiểm soát và báo cáo, tuân theo chính sách rủi ro đuợc đặt ra bởi Hội đồng quản trị, các khoản giải ngân trung dài hạn đều đuợc báo cáo với Hội sở chính.

Quản lý rủi ro tín dụng nói chung và tín dụng trung dài hạn nói riêng là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong hoạt động của BIDV. BIDV tiếp tục cải thiện các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro tín của mình cũng nhu tiến hành những thay đổi cần thiết trong cơ cấu tổ chức, thanh tra và bộ máy kiểm soát để quản lý rủi ro tốt hơn. Từ năm 2008, BIDV đã tiến hành thực hiện dự án TA2 (các chuơng trình liên kết kỹ thuật nhằm hỗ trợ tái cơ cấu BIDV giai đoạn 2) với sự hỗ trợ từ các chuyên gia quản lý rủi ro tín dụng. BIDV hiện nay có một sự tiếp cận

mang tính hệ thống hóa hơn trước đối với quản lý rủi ro tín dụng, trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị kinh doanh cũng như của từng thành viên trong ngân hàng và sự nhận thức về quản lý rủi ro tín dụng đã tăng lên trong toàn hệ thống BIDV.

Trong những năm qua, Chi nhánh luôn tích cực theo dõi, đề xuất biện pháp xử lý và thu hồi các khoản nợ xấu đồng thời giảm tỷ lệ nợ quá hạn đối với tín dụng trung dài hạn. Tỷ lệ nợ xấu trung dài hạn năm 2011 (0,75%) đã giảm so với năm 2010 (1,12%) nhưng năm 2012 tỷ lệ này lại tăng lên (6,25%). Mặc dù Ban lãnh đạo cũng như cán bộ tín dụng tại Chi nhánh đã tích cực làm việc, đôn đốc thậm chí áp dụng các biện pháp mạnh như tịch thu, phong tỏa tài sản đối với khách hàng, khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để thu hồi nợ xấu, tuy nhiên, do ảnh hưởng của biến động kinh tế theo chiều hướng tiêu cực trong những năm vừa quá dẫn tới song song với việc thu hồi được một số khoản nợ xấu (của các khách hàng như Công ty CP Traenco, Công ty CP Sữa Việt Mỹ, Công ty CP Đầu tư Xây dựng Bình Minh,...) thì vẫn tiếp tục phát sinh một số khoản nợ xấu mới (như 02 công ty con thuộc Tập đoàn Vinashin, Công ty CP Luyện Gang Vạn Lợi...). Dư nợ xấu trung dài hạn cuối kỳ năm 2012 là 73,6 tỷ đồng, tăng 64,7 tỷ đồng so với năm 2011 và 59,8 tỷ đồng so với năm 2010.

*) Năm 2013, chất lượng tín dụng trung dài hạn đã được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ nợ nhóm 1 tăng từ 77,66% lên thành 99,20%; tỷ lệ nợ nhóm 2 giảm mạnh từ 16,09% xuống còn 0,55%, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 6,25% xuống còn 0,25%.

Một phần của tài liệu 1198 quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w