.Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ

Một phần của tài liệu 1198 quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 99)

3.2.2 .Giám sát chặt chẽ sự tn thủ quy trình tín dụng

3.2.2.1 .Tăng cường hoạt động kiểm tra nội bộ

Hoạt động kiểm tra nội bộ phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện sai sót và cảnh bảo các dấu hiệu vi phạm. Hàng năm bộ phận kiểm tra nội bộ tại Chi nhánh phải kiểm tra đuợc toàn bộ các khoản vay phát sinh để phát hiện và có biện

pháp ngăn chặn kịp thời các vi phạm quy trình, quy chế, tránh để xảy ra hậu quả nghiêm trọng rồi mới xử lý, sẽ rất tốn kém về chi phí cho ngân hàng.

Giám sát rủi ro tín dụng cần đuợc phân ra thành: Giám sát từng khoản vay và giám sát tổng thể danh mục tín dụng.

- Giám sát từng khoản vay: một cách thuờng xuyên nhằm phát hiện dấu hiệu cảnh báo sớm để có hành động khắc phục kịp thời. Việc sử dụng hệ thống chấm điểm tín dụng nội bộ cũng sẽ hỗ trợ công tác đánh giá hiện trạng của khách hàng vay. Việc giám sát từng khoản vay đuợc thực hiện thơng qua:

+ Rà sốt và phân tích báo cáo tài chính cần đuợc tiến hành một cách thuờng xuyên nhằm đánh giá tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn.

+ Kiểm tra thực tế khách hàng: Để nắm bắt rõ ràng về tình hình hoạt động của khách hàng thì việc phân tính báo cáo tài chính là chua đủ, cán bộ quan hệ khách hàng cần phải thuờng xuyên đi kiểm tra thực tế tình hình hoạt động của khách hàng, từ đó có thể xác định đuợc sự tồn tại và tình trạng thực tế của dự án, hoạt động của nhà xuởng, máy móc, thiết bị, tài sản đảm bảo. Bên cạnh đó, việc đi kiểm tra thực tế khách hàng thuờng xun cịn có thể kiểm chứng lại chất luợng và tính chính xác của các báo cáo tài chính.

- Giám sát tổng thể danh mục tín dụng - phân tích tổng thể danh mục tín dụng: nhằm đánh giá chất luợng của danh mục tín dụng và phát hiện sớm các rủi ro tín dụng. Cần phải tiến hành phân tích tổng thể danh mục tín dụng một cách định kỳ, thuờng xuyên để từ đó đua ra những biện pháp kịp thời tránh cho ngân hàng phải gánh chịu những biến động bất lợi trong hoạt động tín dụng. Trong danh mục đầu tu, Chi nhánh cần phân định rõ:

- Tín dụng đối với từng loại khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh, hạn mức cho vay đối với từng loại khách hàng cụ thể phù hợp với hệ số rủi ro tuơng ứng với từng loại khách hàng, từng lĩnh vực kinh doanh.

- Tín dụng có rủi ro lớn, khoản cho vay đồng tài trợ, hợp vốn hoặc theo ngành nghề kinh doanh và các khoản nợ nợ được điều chỉnh.

3.2.2.2.Khắc phục kịp thời những tồn tại, sai sót do các đồn kiểm tra, kiểm tốn phát hiện

Chi nhánh cần nhìn nhận cảnh báo của cá cơ quan kiểm toán độc lập về sự vi phạm quy trình, quy chế, phân tích tín dụng một cách nghiêm túc và có biện pháp khắc phục sau khi kiểm toán một cách kịp thời. Hàng năm, BIDV vẫn thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tốn tồn bộ hoạt động của các Chi nhánh, trong đó có hoạt động tín dụng.

Cơ quan kiểm tốn là đơn vị độc lập và chuyên nghiệp trong đánh giá, phân tích, do vậy ý kiến của kiểm tốn thường có độ tin cậy cao. Trong thời gian qua, cơ quan kiểm tốn độc lập cho BIDV đã có những đánh giá xác đáng về một số vi phạm trong chấm điểm khách hàng, phân tích tài chính của khách hàng. Sau khi có kết quả kiểm tra, Chi nhánh cần tích cực thực hiện khắc phục các lỗi và vi phạm trong quá trình thực hiện cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra.

3.2.2.3. Giám sát chặt chẽ quá trình phân loại nợ đối với khách hàng

Hiện tại, quá trình chấm điểm khách hàng trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đều do cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện. Trong đó, các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu là do cán bộ tự đánh giá trên quan điểm cá nhân mà khơng có sự giám sát, kiểm tra của lãnh đạo phòng hoặc quản lý rủi ro. Vì vậy, để kết quả phân loại được chính xác nhằm đánh giá đúng mức độ rủi ro của khách hàng, Chi nhánh cần tăng cường sự giám sát, kiểm tra của cấp lãnh đạo phòng, bộ phận quản lý rủi ro.

3.2.3. Nâng cao chất lượng cơng tác phân tích, thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng trung dài hạn

Cán bộ làm công tác quản lý rủi ro tín dụng cần phải nhận thức và hiểu biết đầy đủ về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, nắm bắt và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như hiểu biết về các quy định của pháp luật

liên quan đến hoạt động tín dụng, các chính sách, quy định của BIDV liên quan đến quản lý rủi ro tín dụng của BIDV, cụ thể là quy định về phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng, chính sách cấp tín dụng, quy trình cấp tín dụng, các quy định về bảo đảm tiền vay.., có kinh nghiệm về nghiệp vụ tín dụng, đã làm qua vị trí cán bộ quan hệ khách hàng, đuợc đào tạo và cấp chứng chỉ về quản lý rủi ro.

Để bộ phận QLRR tại chi nhánh thực hiện tốt chức năng kiểm soát rủi ro truớc khi cho vay, các cán bộ QPRR cần đánh giá đầy đủ các nội dung theo mẫu báo cáo thẩm định rủi ro nhu: Đánh giá sự phù hợp với các quy định, chính sách tín dụng, chính sách quản lý rủi ro hiện hành; đánh giá về tính đầy đủ của hồ sơ vay vốn; thẩm định, đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng của khách hàng; thẩm định việc đánh giá chung về khách hàng; thẩm định việc đánh giá, phân tích về tình hình tài chính của khách hàng; đánh giá việc phân tích rủi ro trong giao dịch với khách hàng; đánh giá các biện pháp bảo đảm tiền vay; đánh giá kết quả thẩm định, phân tích hiệu quả và khả năng trả nợ.

3.2.4. Đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng

Chi nhánh cần xây dựng một danh mục tín dụng cụ thể trong đó có phân bổ chỉ tiêu tín dụng cho từng lĩnh vực để chỉ đạo cho các cán bộ tín dụng. Chẳng hạn Chi nhánh tính tốn thấy du nợ cho vay đối với ngành xây dựng hoặc ngành sản xuất công nghiệp hiện đang quá chỉ tiêu dự định, ngân hàng sẽ chỉ đạo cán bộ tín dụng ngừng hoặc giảm cho vay đối với ngành này, trừ truờng hợp dự án xin vay đặc biệt tốt, làm nhu vậy sẽ tránh đuợc tình trạng cho vay cịn thiếu định huớng nhu hiện nay.

Danh mục tín dụng trung dài hạn tại BIDV nên mở rộng thêm các lĩnh vực công nghiệp nhẹ nhu dệt may, da giày, hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu mà Việt Nam hiện đang có triển vọng trên thị truờng quốc tế; Các lĩnh vực công nghiệp nặng nhu cho vay với các doanh nghiệp ở khu công nghệ cao, khu chế xuất, giảm cho vay xây dựng các dự án sản xuất xi măng, sản xuất thép, vật liệu xây dựng,... Để thực hiện đa dạng hố, ngân hàng cần có chính sách khách hàng linh hoạt, mềm

dẻo, phục vụ khách hàng tốt ở tất cả loại dịch vụ, đồng thời không ngừng nâng cao uy tín của ngân hàng trong khu vực cũng nhu trên thế giới để các khách hàng đều cảm thấy uy tín của họ cũng tăng lên khi có giao dịch với BIDV.

Một phần của tài liệu 1198 quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 95 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w