Từ năm 2010, tỷ lệ nợ quá hạn tại BIDV Đơng Đơ đã có xu hướng giảm so với các năm trước. Nợ quá hạn tại BIDV Đông Đô chủ yếu là do dư nợ của những khách hàng: Công ty CP Traenco, Công ty TNHH MTV Viễn dương Vinashin, Cơng ty CP Đầu tư Bình Minh, Cơng ty CP Đầu tư và Xây dựng Phương Bắc, Công ty CP Gang thép Công nghiệp Việt Nam,... Năm 2011 Chi nhánh chỉ đạo kiên
quyết thu hồi nợ xấu của một số khách hàng nhu Cơng ty CP Đầu tu Bình Minh, một phần nợ của Công ty CP Traenco, năm 2012 là Công ty CP C&G, một phần nợ của Công ty TNHH MTV Viễn duơng Vinashin,....
2.3.1.4. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phát huy được hiệu quả
Từ cuối năm 2006, định kỳ vào ngày cuối quí I, II, III và cuối tháng 11, chi nhánh đều thực hiện xếp hạng tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng (báo cáo tài chính có đủ số đầu kỳ và cuối kỳ) nhằm phân loại nợ một cách chính xác để áp dụng chính sách khách hàng phù hợp. Hàng năm, Cơng ty kiểm tốn Ernst &Young đều thực hiện kiểm tốn việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại các Chi nhánh BIDV. Tuy nhiên, trong các năm qua chi nhánh Đông Đô chua từng bị Công ty Kiểm toán Ernst &Young kiến nghị chuyển nhóm nợ đối với bất kỳ khách hàng nào. Điều đó chứng tỏ việc áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tại BIDV Đơng Đơ đã phản ánh chính xác mức độ rủi ro của từng khách hàng và giúp ngân hàng có biện pháp ứng xử phù hợp.
2.3.1.5. Giám sát tín dụng được thực hiện hiệu quả
Việc kiểm tra truớc, trong và sau khi cho vay đuợc tiến hành đúng quy định, góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các khoản vay trung dài hạn đều đuợc kiểm tra định kỳ tình hình khách hàng tối thiểu 1 năm / lần hoặc đột xuất kiểm tra nếu khách hàng có sự thay đổi bất thuờng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Một số hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế
Dư nợ tín dụng vẫn tập trung vào một nhóm khách hàng và ngành nghề truyền thống
Danh mục tín dụng ln phải đảm bảo đa dạng hóa rủi ro, đa dạng hóa ngành nghề, tuy nhiên trong những năm vừa qua, do tham gia tài trợ cho các dự án lớn nên du nợ tín dụng trung dài hạn của chi nhánh chủ yếu tập trung vào một số khách hàng lớn nhu Công ty TNHH Tập đồn Hồng Phát Vissai, Cơng ty CP Đầu tu HD, Công ty TNHH BOT Đuờng tránh Đồng Hới, Công ty TNHH MTV Viễn Duơng
Vinashin, Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam. Dư nợ của 5 khách hàng lớn nhất ln chiếm gần 70% tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. Khi một trong các dự án, các cơng ty hoạt động gặp khó khăn sẽ ngay lập tức ảnh hưởng tới nguồn trả nợ ngân hàng và tác động xấu đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu ngành kinh tế vẫn chưa có sự chuyển biến tích cực. Trong số các ngành kinh tế đã được phân loại theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, các khách hàng trong ngành xây lắp và sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm trên 19% và 50%). Ngành xây lắp là ngành có mức độ rủi ro trong cho vay cao nhất (căn cứ theo tỷ lệ nợ xấu của mỗi ngành). Ngành sản xuất cơng nghiệp thường có mức đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn chậm, chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến động môi trường kinh doanh. Một số ngành có tỷ trọng dư nợ cho vay của BIDV Đơng Đơ cịn thấp so với định hướng kế hoạch như xuất nhập khẩu, bán lẻ.
Nợ xấu tăng
Mặc dù trong năm 2012 tỷ lệ nợ quá hạn và nợ cần chú ý giảm nhưng nợ xấu lại tăng. Nợ xấu năm 2010 là 2011 lần lượt là 13,813 tỷ đồng và 8,950 tỷ đồng, tuy nhiên đến năm 2012 tăng vọt lên thành 73,621 tỷ đồng. Mặc dù Chi nhánh đã chuyển hạch toán ngoại bảng từ dư nợ xấu của Cty Sữa Việt Mỹ, Cty In Ngày nay, Cty Sơn Châu A và khách hàng Trần Trung Thành nhưng việc chuyển nợ nhóm 3 của Cơng ty CP Luyện Gang Vạn Lợi (70 tỷ đồng) đã làm tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,75% (2011) lên 6,25% (2012), đây là tỷ lệ ở mức cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong điều kiện nền kinh tế cịn gặp nhiều khó khăn, khả năng giảm tỷ lệ này là khó, ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động của Chi nhánh.
Một số tài sản bảo đảm có tính thanh khoản thấp, khó phát mại
Với việc tài trợ cho một số dự án lớn như nhà máy sản xuất xi măng, xây dựng nhà máy thủy điện,... Tài sản đảm bảo chủ yếu là tài sản hình thành trong tương lai. Trong quá trình hình thành thì các tài sản này chưa đủ điều kiện để hạch toán giá trị tại thời điểm vay vốn. Mặt khác, nếu dự án đầu tư khơng hiệu quả thì việc xử lý tài sản là rất khó khăn.
Hoạt động xây lắp và sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn. Tuy nhiên, tài sản đảm bảo cho các hoạt động này chủ yếu là máy móc thiết bị thi cơng. Đây là những máy móc thiết bị được ngân hàng tài trợ vốn và được sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên sẽ bị khấu hao và tính thanh khoản khơng cao. Trong trường hợp xảy ra rủi ro, thì việc phát mại các máy móc thiết bị là rất thấp.
Trong các loại tài sản, bất động sản là tài sản phổ biến. Tuy nhiên, hiện có nhiều tài sản đảm bảo là bất động sản chưa đầy đủ giấy tờ, tính phát mại khơng cao, chưa đăng ký được giao dịch đảm bảo. Ngồi ra, chi nhánh thường khơng tiến hành định giá lại tài sản đảm bảo định kỳ theo quy định, không điều chỉnh kịp thời được mức dư nợ phù hợp với giá trị tài sản đảm bảo khi có sự giảm sút giá trị của tài sản đảm bảo.