BIDV cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế.
Hoàn thiện quy trình tín dụng: Trước đây, BIDV triển khai công tác cấp tín dụng theo mô hình TA1 (việc tìm kiếm, tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, xem xét
cấp tín dụng và giải ngân chỉ do bộ phận tín dụng tại BIDV thực hiện). Từ 01/10/2008, BIDV chuyển đổi mô hình hoạt động tín dụng theo mô hình TA2 phù hợp với thông lệ quốc tế. Theo đó hoạt động tín dụng tách riêng thành 03 bộ phận riêng biệt là Quan hệ khách hàng; Quản lý rủi ro và Quản trị tín dụng. Việc áp dụng mô hình TA2 trong hoạt động tín dụng như trên thì với mỗi nghiệp vụ cấp tín dụng hay giải ngân đều được xem xét bởi ít nhất hai bộ phận độc lập nhau, điều đó giúp hạn chế rất lớn rủi ro trong hoạt động tín dụng. Tuy nhiên, do mới triển khai mô hình này, các quy trình hướng dẫn chưa đầy đủ, rõ ràng, chưa tách bạch chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận tham gia vào quy trình cấp tín dụng nên việc xét duyệt cấp tín dụng và giải ngân mất nhiều thời gian, thủ tục còn rườm rà, chưa thống nhất dẫn đến nhiều khách hàng chưa hài lòng, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong hoạt động tín dụng của BIDV so với các ngân hàng khác. Trong khi hiện nay, các ngân hàng cạnh tranh rất quyết liệt với nhau đặc biệt trong lĩnh vực tín dụng bán lẻ, các khách hàng tiềm năng có
nhiều sự lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các ngân hàng mà các khách hàng tiềm năng mới là mục tiêu hướng đến của các ngân hàng nói chung và của BIDV nói riêng. Do đó, việc BIDV cần nhanh chóng hoàn thiện các quy trình cấp tín dụng theo hướng bảo đảm an toàn trong hoạt động tín dụng đồng thời, giảm thời gian và thủ tục xét duyệt tạo thuận lợi cho khách hàng là điều hết sức quan trọng để nâng cao chất lượng các sản phẩm tín dụng bán lẻ của BIDV.
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng thể nhân trên cơ sở các kết quả nghiên cứu đã đạt được.
Nâng cao vai trò của phòng thông tin tín dụng của BIDV, tăng cường lượng thông tin cập nhật để phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động của ngân hàng nói riêng: Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin tín dụng nhiều chiều tại chi nhánh cấp I hoặc theo từng khu vực để trực tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng thông qua việc phân tích và xử lý thông tin qua các kênh thông tin khác nhau; Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời trực tiếp
cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính, phi tài chính, thông tin về các khoản nợ, thu nhập nhằm đảm bảo các giao dịch được thực hiện an toàn, hiệu quả.
Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống.
Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: Đây là chương trình mà ngân hàng đã chủ động triển khai tích cực từ nhiều năm trước và đã thu được những thành công nhất định. Thời gian tới, BIDV cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ hơn, nhanh chóng áp dụng những công nghệ ngân hàng tiên tiến trong hoạt động của mình, và cũng luôn bổ sung cập nhập những công nghệ ngân hàng mới áp dụng cho toàn hệ thống các chi nhánh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Nghiên cứu của Chương 3 đã đưa ra được các giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn (bao gồm 10 giải pháp chính) đồng thời đưa ra các kiến nghị với cơ quan cấp trên để tăng cường công tác quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn, giảm thiểu rủi ro cũng như có thể chủ động phòng ngừa rủi ro trung dài hạn, nâng cao chất lượng nợ, hiệu quả hoạt động của BIDV Đông Đô nói riêng, BIDV nói chung trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Tín dụng, trong đó tín dụng trung dài hạn là một lĩnh vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, và cũng là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu đối với các ngân hàng thuơng mại. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng trung dài hạn của các ngân hàng thuơng mại Việt Nam hiện nay còn chứa đựng rất nhiều rủi ro. Bất kỳ một sự tác động nào ảnh huởng đến tính khả thi và tính sinh lời của dự án đều có thể gây thiệt hại cho ngân hàng, nhẹ thì cũng làm giảm tính cạnh tranh của các ngân hàng, nặng thì sẽ gây tổn thất cho nguời gửi tiền và cho toàn bộ nền kinh tế do bản chất hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Với mục tiêu đua ra đuợc một hệ thống các giải pháp nhằm tăng cuờng quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại BIDV Đông Đô, nội dung đề tài đã tập trung hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về tín dụng trung dài hạn của NHTM, vai trò của tín dụng trung dài hạn của NHTM đối với ngân hàng và nền kinh tế, đua ra khái niệm về rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn, các nội dung của quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn và những yếu tố ảnh huởng đến quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn.
Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại chi nhánh, thấy đuợc những mặt tích cực cần tiếp tục phát huy đồng thời nhìn nhận một cách khách quan những điểm hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Đua ra đuợc mục tiêu và hệ thống giải pháp nhằm tăng cuờng hoạt động quản lý rủi ro tín dụng tại BIDV Đông Đô. Để thực hiện đuợc các mục tiêu và giải pháp đó đề tài cũng đua ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nuớc, các cơ quan Nhà nuớc và BIDV.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Thị Thu Hà (2007), Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Fredric S.Mishkin (2001), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.
3. Peters. Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Mùi (2011), Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại, Học viện Tài chính, Hà Nội.
5. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2005), Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ- NHNN,
Hà Nội.
6. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (2007), Quy định ban hành kèm theo Quyết
định số 18/2007/QĐ-NH về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, Hà Nội.
7. Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2012), Quyết định Chính sách cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp số 1138/QĐ-QLTD1 ngày 28/3/2012, Hà Nội.
8. Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2010), Quyết định Chính sách cấp tín dụng bán lẻ số 353/QĐ-HĐQT ngày 21/04/2010,
Hà Nội.
9. Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2013), Quy
định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp số 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013, Hà Nội.
10. Ngân hàng thuơng mại cổ phần Đầu tu và Phát triển Việt Nam (2012), Quy định về cấp tín dụng bán lẻ số 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012, Hà Nội.
11. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành số 2202/QĐ-QLTD2 ngày 10/07/2012, Hà Nội.
12. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quy định về Giao dịch bảo đảm trong cho vay số 3979/QĐ-PC ngày 13/7/2009, Hà Nội.
13. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2009), Quyết định Sửa đổi, bổ sung một số điều tại Quy định 3979/QĐ-PC ngày 13/7/2009 về giao dịch bảo đảm trong cho vay số 6020/QĐ-PC ngày 20/10/2009, Hà Nội.
14. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Đô (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hà Nội. 15. Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh
Đông Đô (2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo trích lập dự phòng rủi ro, Báo cáo phân loại nợ, Hà Nội.
16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.