Chính sách quản lý rủi ro tíndụng trung dài hạn tại BIDVĐông Đô

Một phần của tài liệu 1198 quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 68)

1.1 .TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍNDỤNG TRUNG DÀI HẠN

2.2.2.1. Chính sách quản lý rủi ro tíndụng trung dài hạn tại BIDVĐông Đô

Để hoạt động tín dụng trung dài hạn phát triển theo đúng định hướng, đạt được mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững, kiểm soát được rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế, BIDV Đông Đô đã áp dụng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng mà BIDV đưa ra trong từng thời kỳ với những nội dung cơ bản sau:

a. về thẩm quyền phán quyết tín dụng:

hạn của BIDV được thực hiện theo nguyên tắc:

- Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của các cấp điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ và quy định; phù hợp với quy mô, điều kiện của từng đơn vị; bảo đảm hiệu quả, an tồn, chất lượng của hoạt động tín dụng; tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá, thẩm định và phê duyệt tín dụng; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện phân cấp, uỷ quyền.

- Hội đồng quản trị không trực tiếp phê duyệt tín dụng, chỉ phê duyệt chính sách tín dụng, các giới hạn tín dụng ở một số lĩnh vực và ngành nghề chủ yếu.

- Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng và được uỷ quyền phê duyệt tín dụng do Tổng Giám đốc quyết định.

- Người có thẩm quyền phê duyệt tín dụng quyết định các nội dung: Quyết định cho vay (số tiền cho vay, thời hạn cho vay, lãi suất cho vay, tài sản bảo đảm...), quyết định giải ngân, quyết định xử lý thu hồi nợ vay (gốc và lãi), quyết định cơ cấu nợ (gia hạn nợ và điều chỉnh kỳ hạn nợ),...

- Tại Chi nhánh, theo qui định về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành số 2202/QĐ-QLTD2, tất cả các khoản vay trung dài hạn đầu tư dự án, mua sắm tài sản cố định của doanh nghiệp đều phải được phòng Quản lý rủi ro thẩm định, các khoản vay bán lẻ được thực hiện theo quy định riêng đối với từng sản phẩm cụ thể.

Mức thẩm quyền phán quyết của Chi nhánh được BIDV qui định theo từng năm dựa trên kết quả xếp loại hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong năm tài chính trước đó.

b. Chính sách khách hàng:

Chi nhánh thực hiện lựa chọn khách hàng theo các yêu cầu: Có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định; Có tình hình tài chính tốt; Thời gian được phép kinh doanh phù hợp với thời gian vay vốn; Hoạt động kinh doanh có lãi; thu nhập ổn định, có nguồn thu đảm bảo khả năng trả nợ...

Tất cả các khách hàng có nhu cầu cấp tín dụng trung dài hạn tại BIDV Đơng Đô sẽ đuợc áp dụng tổng thể 4 (bốn) nhóm chính sách sau đây:

Chính sách tiếp thí khách hàng

Đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA, AA và A: BIDV xác đính đây là nhóm khách hàng mục tiêu, không ngừng tăng cuờng mở rộng để phát triển bền vững mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách mở rộng, phát triển” nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

- Đối với khách hàng có mức xếp hạng BBB và BB: BIDV duy trì tích cực mối quan hệ giữa khách hàng và BIDV với “Chính sách duy trì” nhằm đáp ứng nhu cầu phù hợp của khách hàng. Các khách hàng mới có quan hệ có mức xếp hạng BBB: BIDV áp dụng chính sách tuơng đuơng khách hàng xếp hạng BB và có thời gian thử thách tuơng đuơng 01 chu kỳ sản xuất kinh doanh nhung tối thiểu là 06 tháng.

Chính sách về cấp tín dụng

Khách hàng đuợc BIDV cấp tín dụng đảm bảo phù hợp với quy đính hiện hành của ngân hàng Nhà nuớc và của BIDV. Ngồi ra, trên cơ sở quy đính của pháp luật, khách hàng sẽ đuợc BIDV xem xét cung cấp các sản phẩm tín dụng ngân hàng hiện đại theo yêu cầu và phù hợp với thực tế hoạt động của khách hàng.

Chính sách về cấp tín dụng doanh nghiệp quy đính các điều kiện đối với khách hàng doanh nghiệp nhu:

- Khách hàng đáp ứng đuợc các điều kiện vay vốn quy đính tại Quy chế cho vay đối với khách hàng hiện hành của BIDV.

- Khách hàng phải có vốn chủ sở hữu tham gia tối thiểu 15% tổng mức đầu tu của dự án.

BIDV xem xét cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản một phần hoặc tồn bộ hoặc tài sản hình thành từ vốn vay hoặc khơng có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng. Trường hợp cấp tín dụng có bảo đảm bằng tài sản, BIDV xem xét cấp tín dụng khi đáp ứng tỷ lệ tài sản bảo đảm. Trường hợp khách hàng chưa đủ tài sản bảo đảm theo quy định, khách hàng phải cam kết lộ trình bổ sung tài sản và được cấp có thẩm quyền phán quyết tín dụng phê duyệt.

Chính sách về định giá

Chính sách định giá quy định nguyên tắc xác định lãi suất cho vay và cơ chế điều hành lãi suất cho vay. Lãi suất cho vay được tính bằng tổng mục như: (1) Lãi suất bình quân đầu vào; (2) Chi phí vốn mang tính chất lãi (dự trữ bắt buộc, dự trữ tiền mặt và bảo hiểm tiền gửi); (3) Chi phí quản lý kinh doanh cho hoạt động tín dụng; (4) Chi phí trích dự phịng rủi ro tín dụng + Lợi nhuận mong muốn cho tín dụng. Trên cơ sở nguyên tắc xác định lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của Hội sở chính và tình hình cụ thể trên địa bàn, Giám đốc Chi nhánh công bố mức lãi suất cho vay chính thức đối với khách hàng và quyết định lãi suất cho vay đối với khách hàng.

c. Tài sản đảm bảo nợ vay:

Chi nhánh thực hiện đúng theo nguyên tắc tiếp nhận tài sản đảm bảo của BIDV theo Quyết định số 3979/QĐ-PC ngày 13/07/2009 và Quyết định số 6020/QĐ-PC ngày 20/10/2009 về giao dịch bảo đảm trong cho vay. Các quy định trên được ban hành nhằm đảm bảo sự thống nhất áp dụng trong toàn hệ thống về bảo đảm tiền vay, từ khâu xem xét, thẩm định, đánh giá, chấp nhận biện pháp bảo đảm và tài sản bảo đảm cũng như kiểm tra, rà soát, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản khi khách hàng vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ. Các nguyên tắc bảo đảm tiền vay như sau:

- Việc lựa chọn, xem xét, quyết định cho vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc khơng có bảo đảm thực hiện theo quy định của Tổng Giám đốc về chính sách khách hàng trong từng thời kỳ, hoặc theo quyết định của Tổng Giám đốc trong từng trường hợp cụ thể.

- Thoả thuận về bảo đảm tiền vay có thể thực hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng tín dụng, trừ trường hợp phải hồn thiện Hợp đồng bảo đảm tiền vay (bao gồm cả ký kết, công chứng, chứng thực hoặc đăng ký hợp đồng) trước khi giải ngân trong trường hợp áp dụng biện pháp bảo đảm là điều kiện tiên quyết trong việc cấp tín dụng.

- Khách hàng vay đang được cho vay khơng có bảo đảm bằng tài sản, hoặc bảo đảm một phần, trong quá trình theo dõi sử dụng vốn vay nếu ngân hàng phát hiện khách hàng vay vi phạm cam kết trong hợp đồng tín dụng, thì u cầu khách hàng vay thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản hoặc thu hồi nợ trước hạn.

- BIDV có quyền xử lý tài sản bảo đảm của bên bảo đảm theo thỏa thuận trong Hợp đồng tín dụng, Hợp đồng bảo đảm tiền vay và quy định của pháp luật để thu hồi nợ khi khách hàng vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ đã cam kết. Trường hợp tiền thu được từ xử lý tài sản bảo đảm (là tài sản của khách hàng vay) còn thừa và khách hàng vay vẫn còn khoản nợ đến hạn hoặc quá hạn khác tại BIDV thì phải thơng báo với khách hàng vay và sử dụng số tiền này để thanh tốn khoản nợ đó. Sau khi xử lý TSBĐ của khách hàng vay hoặc Bên thứ ba hoặc tài sản của Bên bảo lãnh (nếu có), nếu vẫn chưa thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì khách hàng vay, Bên bảo lãnh có trách nhiệm tiếp tục

thực hiện đúng nghĩa vụ trả nợ đã cam kết.

d. Quy trình tín dụng

Hiện tại BIDV Đơng Đơ tn thủ các quy trình trong cho vay: Quy trình cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp số 379/QĐ-QLTD ngày 24/1/2013, Quy trình cấp tín dụng bán lẻ số 4599/QĐ-NHBL2 ngày 02/11/2012. Theo quy định thì cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị khách hàng, lập Báo cáo đề xuất tín dụng và phê duyệt đề xuất tín dụng; sau đó khoản vay sẽ phải được thẩm định rủi ro (đối với trường hợp phải thẩm định rủi ro theo quy định), bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ giải ngân, hạn mức tín dụng của khách hàng, việc thực hiện các điều kiện được phê duyệt, các điều kiện giải ngân được quy định trong hợp đồng tín dụng, Quyết định phê duyệt tín dụng, thẩm quyền và chữ ký

của cán bộ đề xuất và phê duyệt đề xuất giải ngân.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu bộ phận cấp tín dụng của BIDV Đơng Đơ

Phịng quan hệ khách hàng

Chức năng bán hàng

Phòng quản lý

rủi ro Chức năng quảnlý rủi ro

Phịng quản trị

tín dụng Chức năngtác nghiệp Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong q trình cấp tín dụng quy định cụ thể nhu sau:

Phòng quan hệ khách hàng (QHKH): Các cán bộ quan hệ khách hàng

đảm nhiệm một số nhiệm vụ chính sau :

+ Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

+ Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay, TSĐB nợ vay.

+ Đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi (kể cả khoản nợ đã chuyển ngoại bảng). + Đề xuất cơ cấu lại thơi hạn trả nợ, theo dõi thu đủ nợ gốc, lãi, phí (nếu có) đến khi tất tốn hợp đồng tín dụng.

+ Phát hiện kịp thời các khoản vay có dấu hiệu rủi ro và đề xuất xử lý, phân loại, rà soát phát hiện rủi ro.

+ Lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phịng ngừa, xử lý rủi ro.

+ Thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ cho khách hàng theo quy định và tham gia ý kiến về việc trích lập dự phòng RRTD; tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/giảm lãi, đề xuất miễn/giảm lãi và chuyển Phòng quản lý rủi ro xử lý tiếp theo quy định, tuân thủ các hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng.

Phòng quản lý rủi ro (QLRR):

- Công tác quản lý tín dụng: Kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phịng liên quan và đề xuất xử lý nếu có vi phạm, đầu mối xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh và cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định, giám sát việc phân loại nợ và trích lập DPRR, tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập DPRR gửi Phịng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định, đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan thực hiện đánh giá TSĐB theo đúng quy định của BIDV, lập báo cáo phân tích thực trạng TSĐB của Chi nhánh, thực hiện q trình xử lý nợ xấu.

- Cơng tác quản lý RRTD: Tham mưu đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý RRTD; phối hợp, hỗ trợ Phòng quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề, chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của Chi nhánh. Chịu trách nhiệm an toàn, chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng theo phạm vi, nhiệm vụ được giao. Đảm bảo mọi khoản tín dụng được cấp tuân thủ đúng quy định về quản lý rủi ro và trong mức chấp nhận rủi ro của BIDV và của Chi nhánh.

Phòng quản trị tín dụng (QTTD):

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh; thực hiện tính tốn trích lập DPRR theo kết quả phân loại nợ của Phòng quản lý rủi ro để thực hiện rà sốt, trình cấp có thẩm quyền quyết định, chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của các Phòng, tuân thủ đúng quy trình kiểm tốn nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện.

2.2.2.2. Phân tích tín dụng

Phân tích tín dụng tại chi nhánh ln được thực hiện theo đúng quy định, quy trình, đảm bảo đánh giá đầy đủ, khách quan và chính xác khách hàng trong suốt quá trình vay vốn bao gồm trước, trong và sau khi cho vay.

Để hỗ trợ các Chi nhánh trong việc phân tích tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp, cuối năm 2006 BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Hệ thống phân tích tín dụng đối với khách hàng cá nhân cũng đã được hoàn

thiện và được áp dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV là sự kết hợp của 03 (ba) phương pháp: phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với từng khách hàng, phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để từ đó làm căn cứ xếp hạng khách hàng.

- Phương pháp chấm điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV là phương pháp phổ biến trên thế giới, theo đó việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính, được phân đến 3 cấp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hoá tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá. Mặt khác thông tin trong bảng xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu bù trừ lẫn nhau, vì thế nó sẽ thể hiện những bất cập của kết quả đánh giá nếu như cán bộ tín dụng đánh giá sai. Điều này sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong q trình chấm điểm của cán bộ tín dụng.

- Phương pháp thống kê là phương pháp sử dụng cơng cụ tốn học để thống kê, xác định các bộ giá trị chuẩn cho mỗi chỉ tiêu trên cơ sở thu thập thơng tin về khách hàng của tồn hệ thống cũng như sử dụng các nguồn số liệu được thống kê từ nền kinh tế.

Phương pháp chuyên gia là phương pháp sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia trong từng lĩnh vực để đánh giá tính phù hợp của các chỉ tiêu đã được xác định. Từng cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện chấm điểm khách hàng đóng vai trị là các chuyên gia khi thực hiện chấm điểm khách hàng vì cán bộ quan hệ khách hàng là người hiểu rõ nhất về mọi mặt hoạt động kinh doanh của khách hàng và của các khách hàng hoạt động trong cùng lĩnh vực.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng thành 3 mơ hình cho ba loại khách hàng chính là: khách hàng là tổ chức tín dụng, khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng cá nhân, trong đó cấu phần xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi vì đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Khách hàng sau khi được xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ được phân loại thành các nhóm: AAA, AA, A, BBB, BB, B, C, D. Tương ứng với mức xếp hạng khác nhau, thì chính sách tín dụng khác nhau sẽ được áp dụng đối với khách hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng theo thơng lệ quốc tế là tiền đề để BIDV hồn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng của tồn hệ thống. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ góp phần đánh giá đúng giá trị phần tài sản tín dụng của BIDV, trợ giúp cho BIDV trong việc kiểm sốt tồn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế trong mối liên hệ đến quy mơ khách hàng. Ngồi ra, hệ thống này giúp ngân hàng

Một phần của tài liệu 1198 quản lý rủi ro tín dụng trung dài hạn tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đông đô luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w