Xu hướng phát triển của ngân hàng số tại Việt Nam cũng không nằm ngoài những xu hướng của thế giới. Việt Nam có tiềm năng phát triển ngân hàng số khá lớn. Điều này xuất phát từ nhu cầu lớn của thị trường, với các đặc điểm như dân số trẻ với độ tuổi trung bình là 32,6 tuổi (theo số liệu của We are social vào tháng 1/2019), tỷ lệ dân số sử dụng Internet cao và có tốc độ tăng trưởng tốt. Tổng dân số là 96,96 triệu người, số người sử dụng internet là 64 triệu người, chiếm 66% dân số. Nhóm khách hàng sử dụng điện thoại
23
thông minh hiện nay hầu hết là những người trẻ, có kiến thức và sẵn sàng đón nhận và chuyển sang tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ tài chính mới Thanh toán qua điện thoại di động đang trở thành xu hướng trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Sự tăng trưởng của mảng dịch vụ này tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục khởi sắc trong tương lai do tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh ngày càng tăng. Tỷ lệ dân số dùng điện thoại di động là 97%, trong đó đối tượng sử dụng điện thoại thông minh chiếm tới 72%, sử dụng Mobile Banking là 50%. Đây là những con số cho thấy Việt Nam là thị trường rất tiềm năng để phát triển các dịch vụ ngân hàng số.
Các ngân hàng Việt Nam đang tích cực khai thác hàng loạt các công nghệ, giải pháp tiên tiến như: Big Data, AI, RPA, Open API, Blockchain... triển khai mô hình kinh doanh đổi mới sáng tạo, hợp tác theo hướng mở, qua đó thay đổi quy trình xử lý nội bộ, mô hình kinh doanh theo hướng tinh giản, số hóa, tự động, thông minh và tối ưu hóa các kênh giao tiếp với khách hàng theo hướng đa kênh đồng nhất.
Các ngân hàng Việt Nam đã chủ động tăng cường hợp tác với các tổ chức Fintech cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán được cấp phép. Việc này sẽ mang lại lợi ích thiết thực về giảm chi phí, gia tăng tiện ích cho khách hàng.