Cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu 1165 phát triển NH số tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 72)

a) Cơ hội

Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, hành vi khách hàng thay đổi theo hướng ngày càng sử dụng các thiết bị số nhiều hơn, tích cực thực hiện giao dịch trên các kênh số. Số hóa đang là xu hướng hiện tại và trong tương lai của rất nhiều ngân hàng nhằm mang lại sự khác việt và lợi thế cạnh tranh trong dịch vụ tài chính ngân hàng.

Thị trường ngân hàng số tại Việt Nam mới đang trong giai đoạn bắt đầu, thêm nữa chủ trương của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời gian gần đây cũng như trong chiến lược giai đoạn tiếp theo luôn không ngừng thúc đẩy quá trình thanh toán không dùng tiền mặt đối với các ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng các giải pháp số hóa đối với hoạt động thanh toán.

Nền khách hàng hiện hữu của BIDV mà chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng số còn nhiều là cơ hội, tài nguyên quý báu để khai thác.

Ban lãnh đạo BIDV luôn yêu cầu và tạo mọi điều kiện để BIDV thực hiện đột phá trong việc ứng dụng công nghệ thống vào trong hoạt động của ngân hàng.

b) Thách thức

- Thách thức từ môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh

+ Thách thức trong việc nắm bắt, triển khai các cơ hội kinh doanh liên quan đến các hành lang pháp lý đảm bảo mục tiên vừa tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, thúc đẩu đổi mới, sáng tạo, bảo vệ quyền lợi chính đánh của kahcsh hàng và tuân thủ quy định pháp luật. Các vấn đề về hành lang pháp lý được đề cập nhiều trong thời gian gần đây gồm: Xác thực không gặp mặt

58

khách hàng bằng các phương tiện điện tử (eKYC); Ngân hàng đại lý (Agent Banking); Ứng dụng điện toán đám mây trong hoạt động ngân hàng và các vấn đề an ninh mạng.

+ Thách thức trong việc phải ngăn ngừa có hiệu quả rủi ro an ninh mạng và đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng, nhất là trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong an ninh mạng cũng cần được tạo điều kiện triển khai như: (i) Ứng dụng các giải pháp bảo mật mới còn thiếu hành lang pháp lý để áp dụng. Ví dụ giải pháp xác thực bằng tĩnh mạch bàn tay, tĩnh mạch ngón tay có đột tin tưởng cao hơn vân tay tuy nhiên còn thiếu hành lang pháp lý để áp dụng và hỗ trợ điều tra khi có gian lận xảy ra; (ii) Hệ thống định danh xác thực điện tử của Chính phủ, ngoài việc ứng dụng cho dịch vụ công cũng cần được cho phép ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

+ Việt Nam chưa có cơ sở dữ liệu định danh toàn quốc; hành lang pháp lý cho kinh tế số chưa đủ và đồng bộ; hạ tầng công nghệ thông tin còn tồn tại những bất cập nhất định; mức độ nhận thức hiểu biết về dịch vụ tài chính, về ngân hàng số của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế...

+ Sự tham gia vào hoạt động ngân hàng của các đơn vị Fintech, công nghệ, viễn thông tạo ra sức ép không nhỏ cho ngành ngân hàng.

- Thách thức nội tại

+ Thách thức trong quản lý, điều hành khi ngành ngân hàng chuyển đổi các mô hình kinh doanh, quản trị - điều hành, cung ứng dịch vụ theo mô hình kinh doanh mới. Điều này đòi hỏi phải thay đổi rất nhiều từ tư duy đến hành động. Phát triển ngân hàng số là vấn đề chiến lược, liên quan đến mô thức kinh doanh mới chứ không phải đơn thuần là một dự án công nghệ. Theo đó, các ngân hàng cần thay đổi tư duy, lấy khách hàng làm trung tâm và cần hết

59

sức chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu lớn, cùng với việc thay đổi văn hóa kinh doanh, phương thức quản trị, đầu tư công nghệ, tích hợp kênh phân phối và đảm bảo tính an toàn bảo mật trong hoạt động ngân hàng trên môi trường internet.

+ Thách thức trong việc thay đổi văn hóa doanh nghiệp để tiếp nhận nội dung văn hóa số với tư duy: (i) Đổi mới và đơn giản hóa quy trình truyền thống bằng công nghệ; (ii) Thay đổi các tương tác phối hợp giữa các đơn vị, tổ chức triển khai công việc, dự án theo phương thức linh hoạt (Agile).

+ Thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao cho xây dựng và triển khai ngân hàng số. Các ngân hàng phải xây dựng và triển khai chiến lược nguồn nhận lực thích hợp với bối cảnh kinh tế số và ngân hàng sô theo hướng tinh gọn, chất lượng cao với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, nhằm thu hút, phát triển và giữ chân nguồn nhân lực vừa tinh thông nghiệp vụ ngân hàng, vừa thành thạo công nghệ số.

60

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Nội dung Chương 2 giới thiệu tổng quan về BIDV. Trên cơ sở đánh giá quy mô, mạng lưới hoạt động, tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm cũng như thực trạng phát triển ngân hàng số tại BIDV, đứng trước những cơ hội và thách thức, bài toán đặt ra đối với BIDV đó là phải chuyển đổi mô hình kinh doanh, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới trong việc phát triển các dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua, việc phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV còn nhiều hạn chế, chưa thực sự phát huy tính hiệu quả, chưa mang lại sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Do đó, phát triển dịch vụ ngân hàng số là định hướng đúng đắn đối sẽ giúp BIDV gia tăng sức cạnh tranh cũng như khẳng định hình ảnh, thương hiệu của BIDV trên thị trường trong nước và trong khu vực.

61

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI BIDV

Một phần của tài liệu 1165 phát triển NH số tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w