Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1165 phát triển NH số tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 85)

Ngân hàng nhà nước nghiên cứu ban hành các quy định pháp lý về ngân hàng số. Ngân hàng nhà nước cần phối hợp với các bên liên quan như Bộ công an Bộ tư pháp trong vấn đề chấp nhận eKYC và chia sẻ dữ liệu thông tin khi hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia hoàn thiện. Thông qua hệ thống này, mỗi người dân sẽ có một mã định danh duy nhất. Hệ thống có thể nhận dạng thông qua hình thức sinh trắc học để người dân có thể sử dụng đăng ký các dịch vụ trực tuyến. Cùng với đó là các quy định về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số. Dữ liệu ngày nay được xem là một loại tài nguyên mới để các doanh nghiệp khai thác, kinh doanh, tuy nhiên việc khai thác không đúng cũng sẽ tạo ra các tác động tiêu cực. Do vậy cần xây dựng được hệ sinh thái số và hệ sinh thái khởi nghiệp một cách sáng tạo để tiết kiệm chi phí cho toàn xã hội.

Ngân hàng nhà nước cần xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (sandbox) cho Fintech trong lĩnh vực ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước cần tích cực tổ chức các cuộc hội thảo hoặc khóa học cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý và các bộ phận có liên quan trong hệ thống ngân hàng để cung cấp các kiến thức về lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm trong nước liên quan đến tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng số.

72

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Xác định được sự cần thiết của việc phát triển ngân hàng số, nội dung chương 3 đã đề cập tới định hướng chuyển đổi số của BIDV, và từ đó hình thành nên một số giải pháp tổng thể như công tác quản trị điều điều hành, quản lý hệ thống công nghệ thông tin, công tác đào tạo nhân sự; hay các giải pháp cụ thể trong việc chuyển đổi kênh, phát triển sản phẩm dịch vụ đến công tác tiếp thị, truyền thông dịch vụ ngân hàng số đến từng khách hàng... Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số kiến nghị đối với các cơ quan quản lý như Chính phủ, NHNN nhằm tạo ra hành lang pháp lý an toàn, bảo vệ quyền lợi của ngân hàng cũng như khách hàng, tạo môi trường kinh doanh an toàn để việc phát triển ngân hàng số tại Việt Nam thuận lợi, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ ngân hàng số một cách an toàn và hiệu quả.

73

KẾT LUẬN

Là một trong những định chế hàng đầu, BIDV luôn nhận thức được vai trò của mình, chủ động và tích cực tham gia sâu rộng vào xu thế chuyển đổi số do chỉ đạo của Bộ chính trị và sự phát động mạnh mẽ của chính phủ, lấy công nghệ và ngân hàng số là trụ cột chính trong chiến lược của ngân hàng hàng đến năm 2025 và tầm nhìn 2030.

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh tại BIDV, luận văn đã chỉ ra được những tồn tại còn hạn chế trong quá trình phát triển ngân hàng số, từ đó đề xuất một số giải pháp triển khai phát triển ngân hàng số tại BIDV. Sự phát triển của dịch vụ ngân hàng trên nền tảng công nghệ số có thể giúp các ngân hàng đổi mới toàn diện từ quy trình cung cấp sản phẩm dịch vụ, đổi mới hệ thống kênh phân phối, mở rộng danh mục sản phẩm, cung cấp dịch vụ cho phạm vi khách hàng rộng hơn với chi phí thấp hơn, cải thiện chất lượng dịch vụ, nhờ đó duy trì bền vững lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công chiến lược chuyển đổi số, phía trước còn rất nhiều thách thức và khó khăn. Hy vọng với những phân tích, đánh giá và những giải pháp, kiến nghị mà luận văn đề xuất sẽ có tính khả thi cao, cùng với sự đoàn kết đồng lòng, quyết tâm và sự dũng cảm của cả tập thể BIDV bên cạnh sự hỗ trợ, chỉ đạo và đồng hành của các cơ quan quản lý nhà nước sẽ giúp BIDV thực hiện thành công chiến lược tham vọng của mình, hòa nhịp và đóng góp vào chiến lược phát triển chung của cả nước.

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt:

1. Ajay Agrawal, Joshua Gans, Avi Goldfarb, 2019. AI trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0 (do Đào Lợi dịch). NXB Lao động.

2. Báo cáo thường niên từ năm 2016 - 2019 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

3. Brett King, 2018. Bank 4.0 (do Quỳnh Ca dịch). NXB Thông tin và truyền thông.

4. Klaus Schwab, 2018. Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 (do Đồng Bích Ngọc, Trần Thị Mỹ Anh dịch). NXB Trẻ.

5. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu tọa đàm “Chuyển đổi số trong ngành ngân hàng - Thách thức và giải pháp ”

6. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Đề án phát triển Ngân hàng số BIDV

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Tài liệu hội nghị chiến lược kinh doanh tổng thể giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn 2030.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2016, 2017, 2018, 2019.

9. Nghị định 116/NĐ-CP ngày 4/10/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền.

10. Nghị định 87/2019/NĐ-CP được ban hành ngày 14/11/2019 sửa đổi, bổ

sung một số điều của nghị định 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống rửa tiền.

11. Quyết định số 488/QĐ-NHNN ngày 27/3/2017 của Thống đốc NHNN về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của các Tổ chức tín dụng giai đoạn 2017-2020.

75

12. Lê Nhân Tâm, 2018. Tái tạo số trong ngân hàng và góc nhìn của IBM. Báo cáo trình bày Hội thảo Số hoá ngân hàng - Cơ hội đột phá ”.

13. Thông tư 23/2014/TT-NHNN hiệu lực từ ngày 15/10/2014 về việc Hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

14. Viện nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng, 2019. Ngân hàng số - từ đổi mới đến cách mạng. NXB Đại học Quốc gia TP.HCM

Tài liệu tiếng Anh:

1. Alan Megargel, 2017, Research Statement - Singapore Management University

<https://sis.smu.edu.sg/sites/sis. smu.edu.sg/files/sis/pdf/researchstate

ment/2017/alanmegargel.pdf > [truy cập ngày 16/6/2020]

2. Capgemini & Efma, 2018, World Retail Banking Report 2018.

3. Chris Skinner, 2014. Digital Bank - Strategies to launch or become a digital bank. Marshall Cavendish Business, pp 56-76

4. Internet Users Statistic, < https://www.internetlivestats.com/>

5. McKinsey, 2014, Digital Banking in Asia - Winning approaches in a new generation of financial services.

<

https://www. mckinsey.com/~/media/mckinsey/business%20function

s/mckinsey%20digital/pdf/2014%20digital%20banking%20in%20asia

%20-

%20winning%20approaches%20in%20a%20new%20generation%20o

f%20financial%20services.ashx> [truy cập ngày 12.03.2020]

6. Stanley Epstein, 2015, Understanding Digital Banking

<https: //www.finextra.com/blogpo sting/10390/understanding-digital-

Một phần của tài liệu 1165 phát triển NH số tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w