Hạn chế và nguyên nhân cho vay KHDN FDI

Một phần của tài liệu 1396 tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 76)

2.3.2.1. Những hạn chế trong hoạt đồng cho vay DN FDI:

Hạn chế của Techcombank trong cho vay đối với doanh nghiệp FDI

Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ của khách hàng DN FDI còn chậm

Theo như số liệu đã phân tích, tỷ trọng và tốc độ tăng trưởng của cho vay doanh nghiệp FDI tương đối thấp. Tỷ trọng cho vày DN FDI chiếm từ 2%-2,5% tổng tư nợ cho vay KH DN và chiếm 0,9%-1,3% tổng dư nợ. Điều này cho thấy Techcombank chưa thực sự thu hút và khai thác được nhóm khách hàng tiềm năng này.

b) Cơ cấu dư nợ cho vay KH DN FDI chưa phân bố đều.

Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn và trung hạn, cho vay dài hạn chỉ chiếm 2%-3% tổng dư nợ cho vay KH DN FDI. Hầu hết dư nợ cho vay KH DN FDI thuộc 4 lĩnh vực ngành nghê chính là : bán buôn, bán lẻ, sửa chữa; công nghiệp chế tạo, kinh doanh bất động sản và xây dựng. Tuy nhiên, như phân tích vai trò của các DN FDI, nhóm KH này mang lại giá trị xuất nhập khẩu khá cao, tuy nhiên cơ cấu dư nợ cho vay KH DN FDI hiện tại đang chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

56 ∙<

n>

Sản phẩm tín dụng mà ngân hàng cung cấp cho khách hàng chưa đa dạng, phần lớn chỉ tập trung vào các sản phẩm truyền thống như: cho vay hạn mức, cho vay từng lần, cho vay theo dự án.. .Hầu hết những sản phẩm này tất cả các ngân hàng hiện nay đều có. Các gói sản phẩm dành cho DN FDI hiện nay tại Techcombank không có tính năng đột phá và khác biệt nên đã không tạo được ấn tượng đối với khách hàng này.

d) Hạn chế về thái độ phục vụ, và trình độ chuyên môn của các cán bộ ngân hàng

Thái độ và phong cách phục vụ của cán bộ ngân hàng ảnh hưởng rất nhiều đến việc có thuyết phục được khách hàng sư dụng sản phẩm của ngân hàng hay không. Có thể dễ dàng thấy, nguồn lực cán bộ trẻ của Techcombank rất năng động, có sức trẻ luôn nhiệt huyết có trình độ học vấn cao tuy nhiên đội ngũ nhân viên trẻ lại chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế hay sự nhanh nhạy trong viêc nắm bắt nhu cầu để tư vấn cho khách hàng doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI cần tư vấn không những về sản phẩm phù hợp mà còn về những biến động trong nền kinh tế xã hội, đưa ra lời tư vấn về xu hướng đầu tư hay phân tích chỉ ra những khó khăn, bất lợi nếu có cho khách hàng. Đây là một trong những hạn chế mà Techcombank cần cải thiện nhanh chóng để đem lại sự chuyên nghiệp không chỉ đối với khách hàng doanh nghiệp FDI mà còn các đối tượng khách hàng khác của Techcombank.

2.3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Sở dĩ Techcombank có nhiều hạn chế trong cho vay đối với các doanh nghiệp FDI cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

a) Nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng

Quy trình cấp tín dụng rườm rà, nhiều bước.

Có thể thấy quy trình cấp tín dụng cho vay KH DN FDI của Techcombank phải qua nhiều cấp phê duyệt. Để đảm bảo tỷ rủi ro cho ngân hàng ở mức thấp nhất trong hoạt động vay vốn, quy trình cấp tín dụng của Techcombank đang thực hiện qua nhiều cấp phê duyệt tách biệt dẫn đến việc thời gian xử lý hồ sơ chậm, có thể ảnh hưởng tới nguồn tiền cũng như cơ hội của khách hàng.

57

∙∙f

Quy trình cấp tín dụng tại Techcombank là quy trình cấp tín dụng tập trung. Tất cả các hồ sơ cấp tín dụng từ các chi nhánh sẽ đuợc chuyển về Hội sở để phê duyệt và cấp tín dụng. Chính gì thế, nếu xảy ra sai sót ở một buớc đằng truớc thì hồ sơ sẽ bị chậm trễ tại các buớc phía sau. Bên cạnh đó, toàn bộ hồ sơ của hệ thống về một đầu mối khiến khối luợng hồ sơ cần xử lý kịp tiến độ bị tăng lên, gây quá tải trong những thời điểm nhạy cảm nhu cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Các buớc phê duyệt nhiều cấp cũng gây ra việc chậm trễ cấp tín dụng cho khách hàng. Một bộ phận có nhiều các đầu mục hồ sơ cần kiểm tra, khiến cho khối luợng công việc tăng lên rất nhiều.

Phương pháp thu thập và sử dụng thông tin về DN FDI chưa khoa học

Techcombank chua xây dựng phuơng pháp thu thập và luu trữ thông tin thống nhất, do đó mỗi chi nhánh phải tự thu thập thông tin thẩm định, gây lãng phí về thời gian và chi phí cho NH.

Thông tin đôi khi đuợc thu thập qua Internet, các phuơng tiện thông tin đại chúng nên tính chính xác và súc tích không cao, nhiều thông tin còn sai lệch với thực tế và mâu thuẫn với nhau gây khó khăn cho quá trình thẩm định cho vay, làm giảm chất luợng cho vay đối với DN FDI.

Hiện tại, trung tâm kiểm soát thông tin tín dụng của Techcombank là đầu mối cung cấp cho các chi nhánh những thông tin tín dụng của các khách hàng. Tuy nhiên, thông tin này chủ yếu dựa trên nguồn thông tin của trung tâm thông tin tín dụng NHNN - CIC. Do đó tính cập nhật và đầy đủ thông tin nhu du nợ tín dụng, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính, chấm điểm xếp hạng khách hàng chua cao. Đặc biệt đối với loại hình doanh nghiệp FDI, nguồn thông tin về chủ đầu tu rất quan trọng song Ngân hàng lại khó khăn trong tìm kiếm nguồn thông tin này. Bên cạnh đó, chi phí thông tin cũng khá cao. Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thuờng là doanh nghiệp trẻ, mới thành lập nên thông tin còn rất hạn chế, gây khó khan trong công tác thẩm định.

Techcombank đã có chuơng trình luu trữ và tra cứu thông tin nội bộ về các khách hàng doanh nghiệp FDI song chỉ dừng ở cấp độ thông tin sơ cấp. Không có

58

∙∙f∙

sự trao đổi thông tin giữa các chi nhánh do sự cạnh tranh trong chính các chi nhánh trên toàn hệ thống với nhau. Vì vậy gây ra lãng phí một lượng thông tin đáng giá để giúp các chi nhánh nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thẩm định dự án FDI..

Bộ phận khối vận hành xây dựng, phát triển sản phẩm của Techcombank chưa chủ động

Tại Techcombank, khối vận hành là bộ phận chuyên trách về xây dựng, phát triển sản phẩm dịch vụ và viết ra những văn bản hướng dẫn vận hành sản phẩm. Đôi khi những sản phẩm được ban hành ra nhưng văn bản hướng dẫn còn nhiều vướng mắc khiến các chi nhánh cũng như chuyên viên quan hệ khách hàng gặp nhiều khó khăn trong việc giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng.

Vì không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên khối vận hành có thể viết ra những hướng dẫn, quy trình còn mang tính sách vở, thiếu tính thực tiễn. Đây cũng chính là lý do khi có nhiều sản phẩm, dịch vụ được tung ra thị trường nhưng không phù hợp với khách hàng.

Dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp FDI chưa phát triển

Các doanh nghiệp FDI trong quá trình hoạt động tại Việt Nam rất cần sự tư vấn của Ngân hàng liên quan đến tình hình kinh tế, lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên dịch vụ này tại Techcombank chưa được đầu tư chú trọng. Sự tư vấn cho các khách hàng tổ chức nước ngoài khi đến giao dịch với Techcombank thường chỉ dừng lại ở mức hướng dẫn về các thủ tục Ngân hàng mà thôi. Bên cạnh đó, Ngân hàng chưa xây dựng được đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp trước, trong, và sau cho vay. Hiện nay, chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp FDI đảm đương song song nhiệm vụ chăm sóc khách hàng với việc thực hiện nghiệp vụ cho vay khách hàng. Do đó dẫn đến việc chăm sóc khách hàng doanh nghiệp FDI còn thiếu bài bản và không bám sát được nhu cầu khách hàng khi mà chuyên viên phải làm đồng thời quá nhiều việc và không thể kiểm soát hế các công việc để đảm bảo chăm sóc khách hàng chu đáo.

Do mạng lưới chi nhánh và sự chênh lệch về trình độ nhân viên

Hầu hết các doanh nghiêp FDI có trụ sở chính và các khu công nghiệp ở những khu vực ngoại thành, các khu chế xuất cách xa trung tâm thành phố. Các chi

59

nhánh lớn của Techcombank với nguồn nhân sự có trình độ cao, khả năng tư vấn, nắm bắt khách hàng nhanh nhẹn lại tập trung tại các khu đô thị lớn, thuộc các thành phố. Hầu hết, những chi nhánh ở khu vực các khu công nghiệp thường là những chi nhánh nhỏ, trình độ tư vấn cho doanh nghiệp FDI về các vấn đề tình hình kinh tế, xã hội còn hạn chế. Lý do này cũng là rào cản, hạn chế trong công tác cho vay khách doanh nghiệp FDI.

b) Nguyên nhân khách quan

Nguyên nhân từ phía môi trường kinh doanh và Nhà nước

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực hoạt động NH

Hiện nay hàng loạt Ngân hàng TMCP được thành lập với chính sách cho vay ưu đãi, cạnh tranh và đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động NH, nhất là sự cạnh tranh của các Ngân hàng nước ngoài vốn có thế mạnh trong thu hút các doanh nghiệp FDI. Điều này khiến cho tăng cường cho vay đối với DN FDI của Techcombank gặp nhiều trở ngại.

Môi trường pháp lý còn nhiều hạn chế và thiếu sót

Một số cơ chế, chính sách chưa được các bộ ngành có liên quan xử lý kịp thời, các văn bản hướng dẫn triển khai nghiệp vụ còn nhiều bất cập... Mặc dù hệ thống pháp luật có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư FDI đã được ban hành như luật ĐTNN, luật đầu tư (2005), luật doanh nghiệp (2014), cùng các luật khác, song các nghị định, thông tư hướng dẫn còn thiếu chặt chẽ. Các hướng dẫn về cho vay đối với DN FDI tại Ngân hàng TMCP tuy được quy định trong các nghị định nhưng nhiều nội dung còn sơ sài, chưa cụ thể.

Môi trường kinh tế - xã hội chưa ổn định

Việc từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn tới sự ổn dịnh các yếu tố kinh tế vĩ mô và vi mô của nền kinh tế. Biến động thị trường quá lớn, vượt quá khả năng dự báo không chỉ của các doanh nghiệp mà còn của các cơ quan chuyên trách làm công tác dự báo ảnh hưởng tới tính chính xác và tính thực tế của các nghiên cứu thị trường đối với dự án FDI. Những biến động khó lường của nền kinh tế thế giới cũng như trong nước như giá ván của sản

60

phẩm, giá mua nguyên vật liệu đầu vào... đã làm giảm hiệu quả của tăng cuờng cho vay đối với DN FDI.

- Thông tin phục vụ cho hoạt động cho vay đối với DN FDI không phong phú, thiếu minh bạch và thiếu tính xác thực

Hiện tại Việt Nam chua có hệ thống định mức chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tu theo ngành, theo khu vực hoặc tiêu chuẩn trung bình của ngành để làm cơ sở so sánh cho công tác thẩm định cho vay đối với DN FDI.

NHNN chua chú trọng tới công tác thu thập thông tin, làm đầu mối kết nối và yêu cầu các NHTM báo cáo về các dự án FDI điển hình để làm căn cứ tổng kết, thu thập thông tin, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cũng nhu các hệ thống, chỉ tiêu để các NHTM tham khảo. Thực tế, việc thẩm định cho vay đối với DN FDI hiện đang đuợc làm riêng rẽ tại các NHTM với phuơng thức riêng mà chua có những văn bản pháp quy huớng dẫn thống nhất của NHNN.

Việc thông tin thiếu phong phú và xác thực có ảnh huởng trực tiếp đến công tác thẩm định cho vay, việc ra quyết định cho vay và tăng cuờng cho vay doanh ngiệp FDI.

Nguyên nhân từ phía doanh nghiệp FDI

Hiện tại Việt Nam chua có hệ thống định mức chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tu theo ngành, theo khu vực hoặc tiêu chuẩn trung bình của ngành để làm cơ sở so sánh cho công tác thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp FDI.

NHNN chua chú trọng tới công tác thu thập thông tin, làm đầu mối kết nối và yêu cầu các NHTM báo cáo về các dự án FDI điển hình để làm căn cứ tổng kết, thu thập thông tin, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cũng nhu các hệ thống, chỉ tiêu để các NHTM tham khảo. Thực tế, việc thẩm định cho vay đối với DN FDI hiện đang đuợc làm riêng rẽ tại các NHTM với phuơng thức riêng mà chua có những văn bản pháp quy huớng dẫn thống nhất của NHNN.

Việc thông tin thiếu phong phú và xác thực có ảnh huởng trực tiếp đến công tác thẩm định cho vay, việc ra quyết định cho vay và tăng cuờng cho vay doanh ngiệp FDI.

61

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua số liệu mà tác giả đã thu thập, chuơng 2 đã khái quát đuợc thực trạng hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp nói chung và cụ thể hơn là khách hàng DN FDI giai đoạn 2017-2019. Tác giả đã phân tích chính sách cho vay, quy trình giai đoạn này và đánh giá kết quả đạt đuợc, hạn chế còn tồn tại của hoạt động cho vay Techcombank, từ đó tìm ra những nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Đó chính là nền tảng để đua ra đuợc những giải pháp tăng cuờng cho vay doanh nghiệp FDI trong chuơng 3.

62

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở NGÂN HÀNG TECHCOMBANK

Một phần của tài liệu 1396 tăng cường cho vay đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại NHTM CP kỹ thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w