Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản

Một phần của tài liệu 1398 tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 42)

Hiện tại, chưa có chuẩn mực hay quy định riêng về việc lượng hóa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản. Tùy theo mục đích và yêu cầu quản trị, các NHTM sẽ yêu cầu báo cáo các chỉ tiêu khác nhau liên quan đến hoạt động bảo đảm tiền vay, nhưng nhìn chung, các chỉ tiêu này thường phải gắn liền hai chức năng chính của hoạt động bảo đảm tiền vay là giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin và đảm bảo nguồn thu nợ thứ hai cho NHTM. Hay nói cách khác, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay phải gắn liền với hiệu quả của hoạt động cho vay và hoạt động xử lý, thu hồi nợ vay. Một số chỉ tiêu cơ bản thường gặp như sau:

(i) Danh mục và cơ cấu tài sản bảo đảm:

Việc phân tích danh mục và cơ cấu tài sản bảo đảm sẽ giúp các nhà quản trị NHTM nắm được tổng quát về hiện trạng hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng mình: số lượng, loại TSBĐ, giá trị TSBĐ, cơ cấu TSBĐ phân loại theo từng nhóm nợ, theo hình thức vay, theo thời hạn vay, theo từng đối tượng khách hàng. để từ đó đề ra các định hướng và chính sách bảo đảm tiền vay phù hợp với chính sách tín dụng và

29

khẩu vị rủi ro của ngân hàng từng thời kỳ.

Đồng thời, theo quy định tại Thông tư 210/2009/TT-BTC về “Chuẩn mực kế toán quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính” , tại Khoản 3 Điều 31 - Thuyết minh về rủi ro tín dụng: Đối với TSBĐ và các hình thức hỗ trợ tín dụng nhận được, đơn vị phải thuyết minh các thông tin sau: Bản chất và giá trị ghi sổ của tài sản thu được; và nếu tài sản chưa sẵn sàng chuyển thành tiền mặt, chính sách của đơn vị về việc thanh lý những tài sản đó hoặc việc sử dụng chúng trong hoạt động của đơn vị.

Vì vậy, quản trị danh mục bảo đảm tiền vay đã trở thành một yêu cầu khách quan và là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng các khoản cho vay, hạn chế tổn thất cho các NHTM.

(ii) Tỷ lệ dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ:

D n cho vay có b o đ m b ng tài s nư ợ ả ả ằ ả

T ng d n vayổ ư ợ

Chỉ tiêu này là tỷ số giữa dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản so với tổng dư nợ cho vay. Theo chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 30 chương 25, điểm 25.4.9 về nội dung công bố báo cáo tài chính của các NHTM quy định: “NHTM phải công bố tổng giá trị nợ được bảo đảm, tính chất và giá trị sổ sách của những tài sản được nhận làm bảo đảm”. Vì vậy, hiện tại các NHTM đều rất quan tâm đến chỉ số này, nhìn chung, theo yêu cầu của quản trị rủi ro, tỷ lệ này càng cao càng tốt.

(iii) Tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ:

D n x u có b o đ m b ng tài s nư ợ ấ ả ả ằ ả

T ng d n vayổ ư ợ

Chỉ tiêu này là tỷ số giữa dư nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ, phản ánh chất lượng của các khoản cho vay có đảm bảo bằng tài sản. Giống như tỷ lệ nợ xấu (NPL) của các NHTM, tỷ lệ này càng thấp càng tốt.

(iv) Tỷ lệ nợ xấu có bảo đảm bằng tài sản trên tổng dư nợ xấu:

D n x u có b o đ m b ng tài s nư ợ ấ ả ả ằ ả

T ng d n x uổ ư ợ ấ

30

xấu, thể hiện khả năng thu hồi nợ vay từ nguồn xử lý TSBĐ của NHTM, thông thường, tỷ lệ này càng cao càng tốt.

(v) Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể:

S ti n d phòng c th ph i trích l pố ề ự ụ ể ả ậ

D n cho vay có b o đ m b ng tài s nư ợ ả ả ằ ả

Theo quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng (Thông tư 02/2013/TT-NHNN và thông tư 09/2014/TT-NHNN), số tiền dự phòng cụ thể đối với từng khoản nợ được tính theo công thức sau:

n ∑ I=I Trong đó:

- R: Tổng số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng;

- Ri: là số tiền dự phòng cụ thể phải trích của từng khách hàng đối với số dư nợ gốc của khoản nợ thứ i. Ri được xác định theo công thức:

Ri = (Ai - Ci) x r

Trong đó:

- Ai: Số dư nợ gốc thứ i;

- Ci: giá trị khấu trừ của TSBĐ, tài sản cho thuê tài chính (sau đây gọi chung là TSBĐ) của khoản nợ thứ i;

- r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể theo nhóm theo quy định.Trường hợp Ci > Ai thì Riđược tính bằng 0.

Theo công thức trên số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập phụ thuộc vào số dư nợ gốc, nhóm nợ và giá trị khấu trừ của TSBĐ. TSBĐ để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (R) theo quy định phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- TCTD có quyền xử lý TSBĐ theo hợp đồng bảo đảm và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết;

- TSBĐ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;

31

không phải là bất động sản và không quá 02 (hai) năm đối với TSBĐ là bất động sản, kể từ khi TCTD có quyền thực hiện xử lý TSBĐ;

- TSBĐ phải được định giá bởi tổ chức có chức năng thẩm định giá theo quy định của pháp luật trong các trường hợp sau đây: (1) TSBĐ có giá trị từ 50 tỷ đồng trở lên đối với khoản nợ của khách hàng là người có liên quan của TCTD và các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng theo quy định tại Điều 127 Luật các Tổ chức tín dụng; (2) TSBĐ có giá trị từ 200 tỷ đồng trở lên.

- Trường hợp TSBĐ không đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định nêu trên thì giá trị khấu trừ của TSBĐ đó phải coi bằng 0 (không).

Như vậy, nếu chất lượng bảo đảm tiền vay cao (TSBĐ hợp pháp, giá trị cao, thanh khoản tốt, được đăng ký biện pháp bảo đảm...) thì giá trị khấu trừ của TSBĐ cao, dẫn đến số tiền dự phòng cụ thể phải trích lập thấp và tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cụ thể trên tổng dư nợ có TSBĐ càng thấp chứng tỏ hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản của NHTM càng có hiệu quả.

(vi) Mức độ tổn thất trong cho vay có bảo đảm bằng tài sản sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro:

Giá tr thu đị ượ ừ ửc t x lý TSBĐ D n x u có TSBĐ đư ợ ấ ượ ửc x lý r i roủ

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tổn thất của NHTM trong trường hợp cho vay có bảo đảm bằng tài sản không thu hồi được và phải sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro. Nguyên tắc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro như sau:

Bước 1: Sử dụng dự phòng cụ thể đã trích lập để xử lý rủi ro; Bước 2: Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ;

Bước 3: Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì phải sử dụng dự phòng chung để xử lý.

Chỉ tiêu này thấp sẽ phản ánh chất lượng tín dụng cao và hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản có hiệu quả của NHTM.

(vii) Một số chỉ tiêu khác: Số lượng hợp đồng tín dụng gặp rủi ro trong quản lý

tài sản; Số lượng TSBĐ không xử lý được do thủ tục pháp lý, do không có tính thanh khoản, do giá định giá không phù hợp thị trường.

32

Các chỉ tiêu này phản ánh những rủi ro xảy ra quy trình nhận và quản lý TSBĐ của NHTM như: nhận tài sản có tính pháp lý không rõ ràng, quản lý tài sản lỏng lẻo, không kiểm tra TSBĐ định kỳ, thẩm định và định giá TSBĐ không phù họp... dẫn đến không thể xử lý đưọc tài sản để thu hồi nọ vay khi rủi ro xảy ra. Do vậy, các chỉ tiêu này càng thấp thì càng cho thấy hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay của NHTM.

Một phần của tài liệu 1398 tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w