Hiện tại, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu có TSBĐ đang chiếm phần lớn trong tổng dư nợ xấu của các TCTD. Tuy nhiên, khâu xử lý TSBĐ của các TCTD gặp nhiều vướng mắc nên tốc độ xử lý nợ xấu còn rất chậm. Sự ra đời của Nghị quyết số 42/2017/QH14 “ về thí điểm xử lý nợ xấu của các Tổ chức tín dụng” đã cho phép áp dụng nhiều chính sách mới so với pháp luật hiện hành, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý thuận lợi hơn cho việc xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu tại các TCTD. Theo đó, các TCTD được thực hiện thu giữ TSBĐ để xử lý thu hồi nợ khi đáp ứng đầy đủ một số điều kiện như:
(1) TCTD có quyền xử lý TSBĐ theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận giữa các bên;
84
luật dân sự năm 2015.
(3) Tại hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận về việc bên bảo đảm đồng ý cho TCTD có quyền thu giữ TSBĐ của khoản nợ xấu khi xảy ra các trường hợp xử lý TSBĐ theo quy định pháp luật. Quy định này bảo đảm việc thu giữ tài sản bảo đảm được thực hiện là sự thỏa thuận, tự do ý chí của các bên.
(4) Giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm đã đăng ký theo quy định pháp luật. Quy định này bảo đảm quyền của TCTD đã phát sinh hiệu lực đối kháng với bên thứ ba.
(5) TSBĐ không phải là tài sản tranh chấp; không đang bị Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; không đang bị kê biên hoặc áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật.
(6) TCTD đã hoàn thành nghĩa vụ công khai thông tin theo quy định tại Nghị quyết số 42/2017/QH14.
Việc cho phép các TCTD được quyền thu giữ TSBĐ để xử lý giúp nâng cao kỷ luật thực hiện hợp đồng bảo đảm, tạo ra sức ép để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc phối hợp với TCTD trong việc xử lý TSBĐ, tránh việc bên bảo đảm che giấu, tẩu tán tài sản bảo đảm hoặc chây ỳ, trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý tài sản bảo đảm tại Chi nhánh Sở Giao Dịch 1, cần tập trung vào các nội dung sau:
(i) Hoàn thiện biểu mẫu Hợp đồng bảo đảm:
Trước hết, chi nhánh cần hoàn thiện biểu mẫu của các hợp đồng bảo đảm, bổ sung nội dung thỏa thuận về quyền thu giữ, quyền xử lý TSBĐ vào các hợp đồng bảo đảm thông qua ký kết hợp đồng/văn bản sửa đổi, bổ sung hợp đồng thế chấp, công chứng/chứng thực theo quy định, cụ thể như sau:
Đối với điều khoản về Quyền và nghĩa vụ của bên bảo đảm: Bổ sung nội dung “Bên bảo đảm đồng ý cho bên nhận bảo đảm được toàn quyền thu giữ TSBĐ để xử lý khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản theo quy định tại hợp đồng. Bên bảo đảm đồng ý và cam kết không có khiếu nại, khiếu kiện, hoặc có bất kỳ hành vi cản trở, gây trở ngại, làm ảnh hưởng đến việc thu giữ tài sản của ngân hàng”.
Đối với điều khoản về Quyền và nghĩa vụ của ngân hàng: Bổ sung nội dung “Ngân hàng được toàn quyền thu giữ TSBĐ để xử lý khi xảy ra trường hợp xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại hợp đồng này”.
85
Đối với điều khoản về Giải quyết tranh chấp: Bổ sung nội dung “Bên bảo đảm đồng ý, chấp thuận vô điều kiện cho ngân hàng được toàn quyền chủ động quyết định lựa chọn việc yêu cầu Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn trong trường hợp phát sinh tranh chấp”.
Đối với điều khoản về Thực hiện quyền xử lý TSBĐ: Bổ sung nội dung “Trường hợp phải xử lý TSBĐ theo quy định, ngân hàng có quyền định đoạt toàn bộ tài sản mà không cần bất cứ sự chấp thuận nào khác từ phía bên bảo đảm; Trong quá trình xử lý TSBĐ, ngân hàng được thực hiện toàn bộ các quyền của bên bảo đảm với tư cách là chủ sở hữu TSBĐ, được thay mặt và nhân danh bên bảo đảm ký các hợp đồng, giấy tờ, tài liệu chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng TSBĐ; Tất cả các văn bản, thủ tục do ngân hàng ký kết, thực hiện trong quá trình xử lý TSBĐ có hiệu lực pháp luật, ràng buộc trách nhiệm của bên bảo đảm. Bên bảo đảm cam kết không khiếu nại, khiếu kiện trong quá trình ngân hàng thực hiện quyền xử lý TSBĐ”.
(ii) Nghiên cứu xây dựng quy định về việc thu giữ TSBĐ:
Song song với việc bổ sung, hoàn thiện biểu mẫu của các hợp đồng bảo đảm, BIDV SGD1 cũng cần nghiên cứu, đề xuất xây dựng quy định về việc thu giữ TSBĐ, trong đó cần nêu rõ trình tự, thẩm quyền của việc thu giữ TSBĐ và cách thức quản lý, xử lý TSBĐ sau khi thu giữ. Tuy nhiên, cần lưu ý, để tránh tác động của truyền thông (báo chí, truyền hình, đài phát thanh...) ảnh hưởng đến uy tín và hình ảnh của BIDV, cần xem xét không áp dụng biện pháp thu giữ tài sản đối với một số đối tượng đặc biệt như sau: Gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách mạng; Người tàn tật; Tài sản định thu giữ có người già neo đơn đang sinh sống (nơi sinh sống duy nhất); Khu văn hóa tâm linh, khu di tích, nhà thờ, miếu mạo...
(iii) Thành lập các tổ xử lý TSBĐ và đào tạo cán bộ xử lý TSBĐ:
Đối với từng trường hợp xử lý nợ/TSBĐ cụ thể, BIDV SGD1 cần thành lập các tổ xử lý độc lập, bao gồm các thành viên từ bộ phận QLKH, QLRR, bộ phận định giá độc lập (nếu có) và ban lãnh đạo chi nhánh. Tổ xử lý nợ/TSBĐ có trách nhiệm trực tiếp rà soát, đánh giá hồ sơ khoản nợ, xác minh thực trạng bên bảo đảm, tài sản bảo đảm và đề xuất áp dụng biện pháp thu giữ, xử lý TSBĐ.
Đồng thời, BIDV SGD1 cần thường xuyên tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng để hướng dẫn cán bộ cách thức xử lý tài sản trong từng tình huống cụ thể.
86
Trong đó, cần chú trọng cập nhật, bổ sung các văn bản, quy định pháp luật mới về xử lý TSBĐ.
Đối với công tác triển khai thực hiện: ngay từ đầu năm, Ban lãnh đạo chi nhánh cần có kế hoạch phân giao và chỉ đạo phân công trách nhiệm triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nợ/TSBĐ của từng khách hàng đến từng cán bộ và thường xuyên giám sát, đôn đốc việc thực hiện tại chi nhánh. Quán triệt tư tưởng cán bộ tập trung triển khai công tác thu hồi nợ xấu/xử lý TSBĐ ngay từ những tháng đầu năm, gắn trách nhiệm cán bộ với kết quả thu hồi nợ/xử lý TSBĐ, giám sát, đôn đốc và đánh giá kết quả hàng tháng/quý.
(iv) Phối hợp linh hoạt các phương thức xử lý TSBĐ
Hiện tại, phần lớn các TSBĐ được xử lý tại BIDV SGD1 chủ yếu được thực hiện bằng phương thức thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản chấp thuận việc bán TSBĐ hoặc khởi kiện, yêu cầu Toà án giải quyết, xử lý TSBĐ. Đối với những trường hợp bên bảo đảm thiếu thiện chí, chây ỳ, không phối hợp thì việc xử lý TSBĐ sẽ bị kéo dài gây tốn kém chi phí và ảnh hưởng đến quyền lợi của Chi nhánh. Với các quy định thuận lợi hơn theo tinh thần của Nghị quyết số 42/2017/QH14, BIDV SGD1 cần phối hợp linh hoạt các hình thức xử lý TSBĐ hợp pháp khác để đẩy nhanh tiến độ của của hoạt động xử lý nợ xấu và xử lý TSBĐ. Tùy thuộc từng biện pháp bảo đảm/TSBĐ và quan hệ tín dụng với khách hàng, BIDV SGD1 cần lựa chọn phương thức xử lý tài sản phù hợp để có kết quả thu hồi nợ cao nhất.
Các phương thức xử lý TSBĐ cần được các bên thống nhất thỏa thuận cụ thể ngay từ khi ký kết các hợp đồng bảo đảm tiền vay, trong đó quy định rõ BIDV SGD1 được toàn quyền quyết định thực hiện theo một trong các phương thức xử lý TSBĐ sau:
(1) Ngân hàng nhận chính TSBĐ để thay thế cho nghĩa vụ trả nợ của Bên được bảo đảm: Giá trị TSBĐ do hai bên thoả thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thị trường tại địa phương vào thời điểm đó.
(2) Bán trực tiếp TSBĐ cho người mua: Bên bảo đảm đứng chủ (hoặc phối hợp với ngân hàng) bán TSBĐ để trả nợ ngân hàng. Giá bán tối thiểu do hai bên thoả thuận trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thị trường tại địa phương vào thời điểm đó. Giá bán TSBĐ không được thấp hơn giá tối thiểu đã thoả thuận. Thời hạn
87
bán TSBĐ do hai bên thống nhất.
Trường hợp bên bảo đảm không đứng chủ bán TSBĐ hoặc các bên không thống nhất được giá bán TSBĐ thì ngân hàng được quyền quyết định thuê công ty định giá để xác định giá bán TSBĐ hoặc ngân hàng được quyền tự xác định giá bán TSBĐ trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thị trường vào thời điểm đó và bên bảo đảm cam kết sẽ trực tiếp thực hiện hoặc theo đây, ủy quyền không hủy ngang và duy nhất cho ngân hàng được đại diện bên bảo đảm tiến hành các thủ tục bán TSBĐ cho người mua.
Toàn bộ quá trình thanh toán phải thực hiện qua BIDV: Tiền bán tài sản có thể trả trực tiếp từ bên mua cho BIDV theo từng đợt thanh toán được thoả thuận, hoặc bên mua thanh toán vào tài khoản phong toả của bên bảo đảm mở tại BIDV dùng để ưu tiên thanh toán nợ, phần thừa trả lại cho bên bảo đảm.
(3) Đăng báo bán TSBĐ: Ngân hàng được quyền đơn phương bán TSBĐ theo hình thức đăng báo bán tài sản mà không cần sự đồng ý của bên bảo đảm. Giá bán TSBĐ sẽ do ngân hàng toàn quyền xác định trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thị trường vào thời điểm đó hoặc thuê công ty định giá. Việc đăng báo được thực hiện tối thiểu một lần và ngân hàng được toàn quyền bán TSBĐ cho người chào mua cao nhất, kể cả trong trường hợp chỉ có một người chào mua.
(4) Bán đấu giá TSBĐ: Giá TSBĐ làm căn cứ bán đấu giá (giá đấu giá) được xác định theo thỏa thuận của bên bảo đảm và ngân hàng; hoặc trường hợp các bên không thống nhất được giá đấu giá thì ngân hàng toàn quyền quyết định xác định giá trị TSBĐ theo một trong các phương thức sau: (A) Ngân hàng xác định giá đấu giá trên cơ sở mặt bằng giá tài sản cùng loại trên thị trường tại địa phương vào thời điểm đó; hoặc (B) thuê công ty định giá; hoặc (C) thuê Trung tâm bán đấu giá (hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá) xác định trên cơ sở hợp đồng ủy quyền bán đấu giá tài sản (nếu có thỏa thuận), Hợp đồng ủy quyền bán đấu giá TSBĐ được ký kết với Trung tâm bán đấu giá (hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá).
(5) Ngân hàng yêu cầu Toà án giải quyết, xử lý TSBĐ: Thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Để triển khai có hiệu quả các phương thức xử lý TSBĐ nêu trên, Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 cần nỗ lực phối hợp, chủ động làm việc với cơ quan chức năng, các Sở,
88
Ban ngành, Công an, Tòa án, cơ quan thi hành án. tại địa phương để thực hiện quyền thu giữ tài sản, đẩy nhanh tiến độ việc thi hành án và thi hành các bản án có hiệu lực, xử lý dứt điểm TSBĐ và thu hồi nợ xấu.