TÀI SẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 1
70
đảm tiền vay bằng tài sản nói riêng từ bước nhận TSBĐ đến bước xử lý TSBĐ. Quy trình được thiết lập cần đảm bảo tính tuân thủ chặt chẽ, rõ ràng và phù hợp với định hướng của BIDV trong từng thời kỳ.
Trước hết, cần phải nâng cao và đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bảo đảm tiền vay cho toàn bộ các cán bộ tham gia vào hoạt động này. Cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc quản lý rủi ro, không buông lỏng công tác thẩm định, định giá TSBĐ nhằm thu hút khách hàng. Bởi đôi khi dưới áp lực cạnh tranh ngày càng tăng giữa các TCTD, thời gian thẩm định TSBĐ ngắn, kết quả thường phải có ngay, dẫn đến mức độ tin cậy của hoạt động bảo đảm tiền vay còn thấp và chứa đựng nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, tâm lý đã có dự phòng giảm giá khi thị trường biến động không thuận lợivì hầu hết giá trị các TSBĐ đều phải nhân hệ số quy đổi thấp để tính ra mức cho vay tối đa (thông thường là 50 - 80%), khiến cho áp lực về tính chuyên nghiệp và chính xác của các cán bộ tham gia vào hoạt động bảo đảm tiền vay chưa được quan tâm đúng mức.
Từ khâu tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ TSBĐ, BIDV SGD1 có thể xây dựng một bộ chỉ tiêu đầu vào đơn giản nhằm thực hiện chấm điểm TSBĐ (bao gồm các yếu tố cơ bản về tính pháp lý, tính khả mại/thanh khoản...) để làm căn cứ chấp nhận hay từ chối TSBĐ, trên cơ sở đó cán bộ QLKH/QLRR sẽ thu thập và chọn lọc các nguồn thông tin chính xác về TSBĐ cũng như về khách hàng vay và bên bảo đảm. Việc làm tốt công tác đánh giá, xếp hạng, lựa chọn khách hàng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để BIDV SGD1 nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản và hạn chế các rủi ro phát sinh.
Đối với khâu thẩm định, định giá TSBĐ, BIDV SGD1 cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu thẩm định rõ ràng và có các văn bản hướng dẫn chi tiết về các phương pháp định giá cho từng loại tài sản cụ thể, tránh tình trạng chủ yếu áp dụng phương pháp so sánh. Trường hợp cần thiết (với những TSBĐ có giá trị lớn, bao gồm nhiều cấu phần phức tạp.) có thể yêu cầu định giá TSBĐ theo tối thiểu từ hai phương pháp trở lên sau đó so sánh và thống nhất đưa ra giá trị định giá hợp lý nhất.
Sau khi phê duyệt nhận TSBĐ, chi nhánh cần quán triệt các bộ phận liên quan thực hiện tối đa việc đăng ký biện pháp bảo đảm theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục quy định của pháp luật (hiện là Nghị định102/2017/NĐ-CP ngày 01/09/2017 của
ST
T Tài sản, biện pháp bảo đảm
Biện pháp bảo đảm
Hệ số quy đổi TSBĐ tối đa
Thời hạn định giá lại tối đa
(Tháng)
I Tài sản thế chấp, cầm cố
1 Vàng miếng có giá niêm yết Cầm cố 0,6 06 71
Chính phủ và Thông tư số 05/2011/TT-BTP ngày 16/02/2011 của Bộ Tư pháp), nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thông qua việc đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trong quá trình quản lý TSBĐ, để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ QLKH, BIDV SGD1 nên xây dựng các chính sách, quy định quản lý đối với từng loại tài sản riêng biệt, đặc thù. Đồng thời, cần nâng cao nhận thức của cán bộ QLKH về tầm quan trọng của công tác kiểm tra và định giá lại TSBĐ, tối thiểu theo thời gian định kỳ/đột xuất đã đề ra trong quy định của BIDV. Việc thường xuyên định giá lại TSBĐ giúp cán bộ QLKH/QLRR bổ sung kịp thời các thay đổi về tính pháp lý cũng như tính thanh khoản/phát mại của TSBĐ, từ đó đề xuất được các biện pháp quản lý, xử lý phù hợp hơn đối với TSBĐ cũng như với khách hàng vay.
Ngoài ra, để kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh, nhằm đánh giá tính chính xác, đầy
đủ và hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại BIDV SGD1, cần định kỳ (tối thiểu một lần/năm) tổ chức các đợt kiểm tra, rà soát nội bộ, mang tính chất hậu kiểm đối với các hồ sơ TSBĐ. Ket quả kiểm tra, rà soát cần được thông báo rộng rãi tới tất cả các
bộ phận tham gia vào quá trình cấp tín dụng và định giá TSBĐ để các cán bộ được học hỏi,
rút kinh nghiệm, khắc phục và bổ sung hoàn thiện kịp thời các sai sót xảy ra trong quá trình
thực hiện hoạt động bảo đảm tiền vay nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chi nhánh đối với các giao dịch bảo đảm này.
3.2.2. Đa dạng và chuẩn hóa danh mục tài sản bảo đảm
Dựa trên định hướng và chính sách bảo đảm tiền vay của hệ thống BIDV, Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 nên xây dựng một hệ thống danh mục TSBĐ phù hợp với đặc thù hoạt động của chi nhánh mình. Trong đó quy định rõ từng loại TSBĐ, biện pháp bảo đảm, hệ số giá trị TSBĐ quy đổi, thời hạn định giá lại... Các hệ số, thời hạn định giá lại theo danh mục là mức tối đa áp dụng đối với từng loại TSBĐ, căn cứ vào từng trường hợp TSBĐ, tổ định giá cần xác định và đề xuất các mức áp dụng cụ thể.
Căn cứ các quy định hiện tại của BIDV về hệ số và thời hạn định giá lại TSBĐ, kết hợp với thực tiễn triển khai hoạt động bảo đảm tiền vay tại BIDV SGD1, tác giả đề xuất danh mục một số TSBĐ thường gặp có thể tham khảo như sau:
72
2 Số dư, giấy tờ có giá bằng tiền Việt Nam trên tàikhoản gửi tại BIDV Cầm cố 1 - 3 Số dư, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ trên tài khoảngửi tại BIDV Cầm cố 0,9 12
4
Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu NHNN có xác nhận và cam kết phong tỏa theo mẫu của BIDV của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi phát hành
Cầm cố 1 12
5
Cổ phiếu của doanh nghiệp đã niêm yết được thực hiện thủ tục đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán
Cầm cố 0,5 06 6 Quyền đòi nợ từ các hợp đồng dân sự, thương mại Thế chấp 0,2 03
7
Trường hợp Quyền đòi nợ có kèm theo Thư bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba đối với bên bảo đảm
Thế chấp 0,5 03
8 Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng trênđất Thế chấp 0,8 12
9
Trường hợp Quyền sử dụng đất được định giá theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định
Thế chấp 0,9 12
1 0
Nhà ở hình thành trong tương lai mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Thế chấp 0,7 12 1
1
Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở Thế chấp 0,4 12
1 2
Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện giao thông cơ giới hoặc các tài sản cố định khác có đầy đủ hồ sơ pháp lý và BIDV giữ hộ bên bảo đảm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký.
Thế chấp,
cầm cố 0,7 12
1 3
Phương tiện giao thông cơ giới hoàn thiện đầy đủ các thủ tục công chứng nhưng bên bảo đảm giữ bản
chính Giấy chứng nhận đăng ký Thế chấp,cầm cố
ST
T Tài sản, biện pháp bảo đảm
Biện pháp
bảo đảm Hệ số quy đổi TSBĐ tối đa
Thời hạn định giá lại tối đa
(Tháng) 1
4
Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh
doanh
Thế chấp 0,2 03 1
5
Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà khách hàng chỉ có quan hệ tín dụng với BIDV và thế chấp duy nhất tại BIDV.
Thế chấp 0,3 03
1
6 Hàng hóa áp dụng theo lô, cho từng tài sản cụ thể
Cầm cố hoặc thế chấp thuê kho ba bên
0,6 01
II Bảo lãnh của bên thứ ba
1 7
Bảo lãnh của:
- Chính phủ (Bộ Tài chính), UBND cấp tỉnh có nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đó; Cơ quan quản
lý ngân sách Nhà nước.
- Các NHTM Nhà nước (gồm các Ngân hàng 100% vốn nhà nước và các Ngân hàng TMCP có
vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối), Ngân
Bảo lãnh 1 Theo thời hạn bảo lãnh
1 8
Bảo lãnh của các tổ chức tín dụng khác các tổ chức tín dụng nêu trên (nên quy định cụ thể về số tiền bảo lãnh tối đa hoặc điều kiện đối với các TCTD).
Bảo lãnh 1 Theo thời hạn bảo lãnh
II I
Các TSBĐ khác Được xem xét theo từng trường hợp cụ thể 73
Giá trị TSBĐ sau khi định giá được nhân với hệ số theo danh mục trên đây để làm cơ sở cấp tín dụng đối với khách hàng. Hệ số này được xác định dựa trên các yếu tố: tính chất pháp lý; khả năng thanh khoản của tài sản; tính chất, mức độ biến động giá trị của tài sản; mức độ kiểm soát của ngân hàng đối với tài sản...
Đối với một số TSBĐ đặc thù, chi nhánh có thể xây dựng thêm các điều kiện cụ thể trước khi nhận tài sản như: đối với cổ phiếu phải thuộc danh mục được phép lưu ký, ký quỹ tại Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC); Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh chỉ nhận đối với khách hàng xếp hạng A trở lên, phân loại nợ nhóm 1; Đối với bảo lãnh của các TCTD cần yêu cầu cụ thể về loại hình TCTD, vốn điều lệ. Trong thời gian bảo đảm, nếu TSBĐ không tiếp tục đáp ứng được các điều kiện này thì Giám đốc Chi nhánh căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc thù
74
tại chi nhánh, năng lực quản lý, khả năng kiểm soát đối với tài sản bảo đảm và các yếu tố khác để quyết định giữ nguyên (tối đa 12 tháng) hoặc giảm hệ số cho các tài sản này hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm, giảm dư nợ vay... đảm bảo các quy định hiện hành của BIDV.
Hiện tại, danh mục TSBĐ của BIDV SGDl cũng như ở phần lớn các NHTM hiện nay chủ yếu bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và giấy tờ có giá. được xây dựng theo định hướng TSBĐ có giá trị tốt và tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, một danh mục TSBĐ như vậy sẽ thiên về chức năng đảm bảo nguồn thu nợ thứ hai cho NHTM hơn là giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin - một thực trạng phổ biến của nền tảng khách hàng hiện nay đối với các TCTD. Đồng thời, định hướng xây dựng danh mục TSBĐ mang tính an toàn cao sẽ dẫn đến hạn chế trong việc mở rộng đối tượng khách hàng tiếp cận, đặc biệt là phân khúc khách hàng doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Vì vậy, bên cạnh việc kiên trì xây dựng danh mục TSBĐ theo định hướng gia tăng tối đa TSBĐ hợp pháp và có tính thanh khoản cao, BIDV SGD1 cần vận dụng linh hoạt các chính sách về TSBĐ nhằm phát triển nền tảng khách hàng. Đối với những phân khúc khách hàng tiềm năng, BIDV SGD1 nên đề xuất xây dựng những chính sách TSBĐ đặc thù để gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng. Theo đó mở rộng các điều kiện đối với các loại tài sản được chấp nhận làm TSBĐ và điều kiện đối với khách hàng được cấp tín dụng.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD như hiện nay, đặc biệt tại phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp. là đối tượng rất có tiềm năng phát triển nhưng lại gặp hạn chế nhiều về TSBĐ, do vậy, chính sách TSBĐ áp dụng với nhóm khách hàng này nên được xây dựng theo hướng giảm thiểu yêu cầu về giá trị và tỷ lệ TSBĐ/giá trị cấp tín dụng, gia tăng yêu cầu về thiện chí trả nợ và tính gắn bó giữa khách hàng với TCTD. Chi nhánh có thể xem xét, đề xuất một số điều kiện, nguyên tắc trong việc cấp tín dụng và nhận TSBĐ đối với nhóm khách hàng này như sau:
(i) Khách hàng có quan hệ tín dụng duy nhất tại BIDV (căn cứ theo báo cáo thông tin tín dụng trên hệ thống CIC) nhưng khách hàng chưa đủ TSBĐ theo chính sách cấp tín dụng.
75
(ii) Khách hàng có tình hình tài chính tốt, có hoạt động kinh doanh ổn định, phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ và Chi nhánh có khả năng quản lý được dòng tiền của khách hàng.
(iii) Khách hàng không đủ khả năng huy động tài sản khác để bảo đảm cho nghĩa vụ tại BIDV nhưng có thiện chí và cam kết bổ sung tối đa TSBĐ cho khoản cấp tín dụng của BIDV.
(iv) Toàn bộ các tài sản cố định của khách hàng đủ điều kiện thế chấp/cầm cố theo quy định của pháp luật và có giá trị còn lại từ 20 triệu đồng trở lên (theo giá trị tại sổ Tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế/kiểm toán tại thời điểm gần nhất) đều phải được thế chấp/cầm cố tại BIDV.
(v) Khi đang được áp dụng cơ chế cấp tín dụng này, khách hàng phải thực hiện cam kết không được rút TSBĐ tại chi nhánh.
Bên cạnh đó, với đặc thù cơ cấu khách hàng hiện tại chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, các tổng công ty, các định chế tài chính. thường có dư nợ rất lớn hơn so với giá trị TSBĐ hiện hữu, Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 cũng cần thiết xây dựng và nhận các loại TSBĐ bổ sung thêm như: nhận toàn bộ các tài sản bao gồm tất cả các tài sản đã hình thành và sẽ hình thành của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ ngày
ký kết hợp đồng tín dụng đến ngày khách hàng hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ nợ với ngân hàng, cụ thể: (1) Toàn bộ số dư trên các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp mở tại BIDV và các TCTD khác; (2) Tất cả các khoản phải thu theo các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa doanh nghiệp và đối tác trong đó doanh nghiệp là người thụ hưởng và các khoản phải
thu hợp pháp khác...
3.2.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tài sản bảo đảm và chất lượng nguồn nhânlực tham gia vào hoạt động bảo đảm tiền vay lực tham gia vào hoạt động bảo đảm tiền vay
Theo đúng mô hình hiện đang triển khai hoạt động bảo đảm tiền vay tại BIDV, căn cứ và tính chất và giá trị dự kiến của TSBĐ, Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 đang áp dụng một trong ba hình thức tổ chức định giá:
(i) Việc định giá do bộ phận QLKH tự thực hiện;
(ii) Việc định giá do bộ phận QLKH phối hợp với bộ phận QLRR thực hiện;
(iii) Thuê các tổ chức định giá độc lập (thuộc danh sách được Hội sở chính BIDV thông báo từng thời kỳ). Mô hình này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí và
76
thời gian cho việc thẩm định, định giá TSBĐ, tuy nhiên, khối lượng và trách nhiệm của hầu hết quy trình lại do bộ phận quản lý khách hàng (đồng thời cũng là bộ phận trình cấp tín dụng) đảm nhận. Điều đó có thể dẫn đến rủi ro phát sinh do cán bộ còn hạn chế trình độ và kinh nghiệm hoặc rủi ro đạo đức.
Với đặc điểm là chi nhánh có quy mô và giá trị bảo đảm tiền vay lớn, đồng thời có chất lượng trình độ đầu vào rất tốt, Chi nhánh Sở Giao Dịch có thể triển khai xây dựng thí điểm mô hình bộ phận định giá độc lập, có thể trực thuộc bộ phận QLKH và/hoặc QLRR. Bộ phận này tiếp nhận hồ sơ từ bộ phận QLKH và tiến hành hoạt động thẩm định, định giá
TSBĐ một cách độc lập, không trực tiếp quản lý và không tham gia vào quá trình cấp tín dụng của khách hàng có liên quan đến TSBĐ, đảm bảo tính khách quan và hạn chế rủi ro