Đa dạng và chuẩn hóa danh mục tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu 1398 tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 89)

Dựa trên định hướng và chính sách bảo đảm tiền vay của hệ thống BIDV, Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 nên xây dựng một hệ thống danh mục TSBĐ phù hợp với đặc thù hoạt động của chi nhánh mình. Trong đó quy định rõ từng loại TSBĐ, biện pháp bảo đảm, hệ số giá trị TSBĐ quy đổi, thời hạn định giá lại... Các hệ số, thời hạn định giá lại theo danh mục là mức tối đa áp dụng đối với từng loại TSBĐ, căn cứ vào từng trường hợp TSBĐ, tổ định giá cần xác định và đề xuất các mức áp dụng cụ thể.

Căn cứ các quy định hiện tại của BIDV về hệ số và thời hạn định giá lại TSBĐ, kết hợp với thực tiễn triển khai hoạt động bảo đảm tiền vay tại BIDV SGD1, tác giả đề xuất danh mục một số TSBĐ thường gặp có thể tham khảo như sau:

72

2 Số dư, giấy tờ có giá bằng tiền Việt Nam trên tàikhoản gửi tại BIDV Cầm cố 1 - 3 Số dư, giấy tờ có giá bằng ngoại tệ trên tài khoảngửi tại BIDV Cầm cố 0,9 12

4

Trái phiếu Chính phủ, Trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu NHNN có xác nhận và cam kết phong tỏa theo mẫu của BIDV của Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước nơi phát hành

Cầm cố 1 12

5

Cổ phiếu của doanh nghiệp đã niêm yết được thực hiện thủ tục đăng ký, lưu ký chứng khoán tại Trung tâm lưu ký chứng khoán

Cầm cố 0,5 06 6 Quyền đòi nợ từ các hợp đồng dân sự, thương mại Thế chấp 0,2 03

7

Trường hợp Quyền đòi nợ có kèm theo Thư bảo lãnh thanh toán của các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba đối với bên bảo đảm

Thế chấp 0,5 03

8 Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng trênđất Thế chấp 0,8 12

9

Trường hợp Quyền sử dụng đất được định giá theo giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định

Thế chấp 0,9 12

1 0

Nhà ở hình thành trong tương lai mua của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở

Thế chấp 0,7 12 1

1

Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở Thế chấp 0,4 12

1 2

Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, phương tiện giao thông cơ giới hoặc các tài sản cố định khác có đầy đủ hồ sơ pháp lý và BIDV giữ hộ bên bảo đảm bản chính Giấy chứng nhận đăng ký.

Thế chấp,

cầm cố 0,7 12

1 3

Phương tiện giao thông cơ giới hoàn thiện đầy đủ các thủ tục công chứng nhưng bên bảo đảm giữ bản

chính Giấy chứng nhận đăng ký Thế chấp,cầm cố

ST

T Tài sản, biện pháp bảo đảm

Biện pháp

bảo đảm Hệ số quy đổi TSBĐ tối đa

Thời hạn định giá lại tối đa

(Tháng) 1

4

Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh

doanh

Thế chấp 0,2 03 1

5

Hàng hoá luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà khách hàng chỉ có quan hệ tín dụng với BIDV và thế chấp duy nhất tại BIDV.

Thế chấp 0,3 03

1

6 Hàng hóa áp dụng theo lô, cho từng tài sản cụ thể

Cầm cố hoặc thế chấp thuê kho ba bên

0,6 01

II Bảo lãnh của bên thứ ba

1 7

Bảo lãnh của:

- Chính phủ (Bộ Tài chính), UBND cấp tỉnh có nghị quyết của HĐND cấp tỉnh đó; Cơ quan quản

lý ngân sách Nhà nước.

- Các NHTM Nhà nước (gồm các Ngân hàng 100% vốn nhà nước và các Ngân hàng TMCP có

vốn Nhà nước chiếm cổ phần chi phối), Ngân

Bảo lãnh 1 Theo thời hạn bảo lãnh

1 8

Bảo lãnh của các tổ chức tín dụng khác các tổ chức tín dụng nêu trên (nên quy định cụ thể về số tiền bảo lãnh tối đa hoặc điều kiện đối với các TCTD).

Bảo lãnh 1 Theo thời hạn bảo lãnh

II I

Các TSBĐ khác Được xem xét theo từng trường hợp cụ thể 73

Giá trị TSBĐ sau khi định giá được nhân với hệ số theo danh mục trên đây để làm cơ sở cấp tín dụng đối với khách hàng. Hệ số này được xác định dựa trên các yếu tố: tính chất pháp lý; khả năng thanh khoản của tài sản; tính chất, mức độ biến động giá trị của tài sản; mức độ kiểm soát của ngân hàng đối với tài sản...

Đối với một số TSBĐ đặc thù, chi nhánh có thể xây dựng thêm các điều kiện cụ thể trước khi nhận tài sản như: đối với cổ phiếu phải thuộc danh mục được phép lưu ký, ký quỹ tại Công ty cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC); Hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh chỉ nhận đối với khách hàng xếp hạng A trở lên, phân loại nợ nhóm 1; Đối với bảo lãnh của các TCTD cần yêu cầu cụ thể về loại hình TCTD, vốn điều lệ. Trong thời gian bảo đảm, nếu TSBĐ không tiếp tục đáp ứng được các điều kiện này thì Giám đốc Chi nhánh căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc thù

74

tại chi nhánh, năng lực quản lý, khả năng kiểm soát đối với tài sản bảo đảm và các yếu tố khác để quyết định giữ nguyên (tối đa 12 tháng) hoặc giảm hệ số cho các tài sản này hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm, giảm dư nợ vay... đảm bảo các quy định hiện hành của BIDV.

Hiện tại, danh mục TSBĐ của BIDV SGDl cũng như ở phần lớn các NHTM hiện nay chủ yếu bao gồm: Quyền sử dụng đất, nhà ở, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải và giấy tờ có giá. được xây dựng theo định hướng TSBĐ có giá trị tốt và tính thanh khoản cao. Tuy nhiên, một danh mục TSBĐ như vậy sẽ thiên về chức năng đảm bảo nguồn thu nợ thứ hai cho NHTM hơn là giảm thiểu tình trạng bất cân xứng thông tin - một thực trạng phổ biến của nền tảng khách hàng hiện nay đối với các TCTD. Đồng thời, định hướng xây dựng danh mục TSBĐ mang tính an toàn cao sẽ dẫn đến hạn chế trong việc mở rộng đối tượng khách hàng tiếp cận, đặc biệt là phân khúc khách hàng doanh nghiệp mới thành lập và doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vì vậy, bên cạnh việc kiên trì xây dựng danh mục TSBĐ theo định hướng gia tăng tối đa TSBĐ hợp pháp và có tính thanh khoản cao, BIDV SGD1 cần vận dụng linh hoạt các chính sách về TSBĐ nhằm phát triển nền tảng khách hàng. Đối với những phân khúc khách hàng tiềm năng, BIDV SGD1 nên đề xuất xây dựng những chính sách TSBĐ đặc thù để gia tăng khả năng cạnh tranh, thu hút khách hàng. Theo đó mở rộng các điều kiện đối với các loại tài sản được chấp nhận làm TSBĐ và điều kiện đối với khách hàng được cấp tín dụng.

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các TCTD như hiện nay, đặc biệt tại phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp. là đối tượng rất có tiềm năng phát triển nhưng lại gặp hạn chế nhiều về TSBĐ, do vậy, chính sách TSBĐ áp dụng với nhóm khách hàng này nên được xây dựng theo hướng giảm thiểu yêu cầu về giá trị và tỷ lệ TSBĐ/giá trị cấp tín dụng, gia tăng yêu cầu về thiện chí trả nợ và tính gắn bó giữa khách hàng với TCTD. Chi nhánh có thể xem xét, đề xuất một số điều kiện, nguyên tắc trong việc cấp tín dụng và nhận TSBĐ đối với nhóm khách hàng này như sau:

(i) Khách hàng có quan hệ tín dụng duy nhất tại BIDV (căn cứ theo báo cáo thông tin tín dụng trên hệ thống CIC) nhưng khách hàng chưa đủ TSBĐ theo chính sách cấp tín dụng.

75

(ii) Khách hàng có tình hình tài chính tốt, có hoạt động kinh doanh ổn định, phương án kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ và Chi nhánh có khả năng quản lý được dòng tiền của khách hàng.

(iii) Khách hàng không đủ khả năng huy động tài sản khác để bảo đảm cho nghĩa vụ tại BIDV nhưng có thiện chí và cam kết bổ sung tối đa TSBĐ cho khoản cấp tín dụng của BIDV.

(iv) Toàn bộ các tài sản cố định của khách hàng đủ điều kiện thế chấp/cầm cố theo quy định của pháp luật và có giá trị còn lại từ 20 triệu đồng trở lên (theo giá trị tại sổ Tài sản cố định của doanh nghiệp hoặc Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế/kiểm toán tại thời điểm gần nhất) đều phải được thế chấp/cầm cố tại BIDV.

(v) Khi đang được áp dụng cơ chế cấp tín dụng này, khách hàng phải thực hiện cam kết không được rút TSBĐ tại chi nhánh.

Bên cạnh đó, với đặc thù cơ cấu khách hàng hiện tại chủ yếu là các khách hàng doanh nghiệp lớn, các tập đoàn, các tổng công ty, các định chế tài chính. thường có dư nợ rất lớn hơn so với giá trị TSBĐ hiện hữu, Chi nhánh Sở Giao Dịch 1 cũng cần thiết xây dựng và nhận các loại TSBĐ bổ sung thêm như: nhận toàn bộ các tài sản bao gồm tất cả các tài sản đã hình thành và sẽ hình thành của doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ ngày

ký kết hợp đồng tín dụng đến ngày khách hàng hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ nợ với ngân hàng, cụ thể: (1) Toàn bộ số dư trên các tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp mở tại BIDV và các TCTD khác; (2) Tất cả các khoản phải thu theo các hợp đồng kinh tế được ký kết giữa doanh nghiệp và đối tác trong đó doanh nghiệp là người thụ hưởng và các khoản phải

thu hợp pháp khác...

Một phần của tài liệu 1398 tăng cường hoạt động bảo đảm tiền vay bằng tài sản tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 1 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w