Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu 1354 thẩm định dự án bất động sản tại khối khách hàng doanh nghiệp NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Từ kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại lớn tại thị trường Việt Nam, bài học rút ra cho các NHTM nói chung và cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng như sau:

Thứ nhất, xây dựng quy trình thẩm định chuẩn, đầy đủ

Thứ hai, quán triệt các nhân viên thực hiện nghiêm túc đầy đủ các bước theo quy định, kiểm tra cẩn thận các hồ sơ, tài liệu, tránh tình trạng lừa lọc, gian dối từ việc làm chứng từ giả từ phía khách hàng

Thứ ba, tạo mối quan hệ trong ngành với các đối tác để tạo ra kênh kiểm tra thông tin một cách chính xác, hiệu quả, đối chiếu cùng các thông tin thu thập được từ nhiều kênh khác nhau như CIC, các bài báo, thông cáo báo chí để từ đó có những phương án, thông tin cần thiết giúp ích cho quá trình thẩm định dự án bất động sản.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã đề cập đến cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án tại các NHTM, theo đó, tác giả đã đưa ra các khái niệm, nội dung công tác thẩm định dự án bất động sản, các tiêu chí đánh giá công tác thẩm định dự án bất động sản tại ngân hàng thương mại, đồng thời, tác giả cũng đã đưa ra kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại về công tác thẩm định dự án bất động sản và rút ra bài học kinh nghiệm.

Cơ sở lý luận chương 1 sẽ là nền tảng để tác giả thực hiện phân tích thực trạng chương 2.

CHƯƠNG 2: THựC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH Dự ÁN BẤT ĐỘNG SẢN TẠI KHỐI KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP - NGÂN

HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG THỜI GIAN QUA 2.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 24 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 215 điểm giao dịch với đội ngũ trên 18.000 cán bộ nhân viên. Tính đến hết quý I/2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 10.765 tỷ đồng.

VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.

Với những nỗ lực không ngừng, thương hiệu của VPBank đã trở nên ngày càng vững mạnh và được khẳng định qua nhiều giải thưởng uy tín. Riêng trong năm 2016, VPBank đã liên tiếp nhận được 12 giải thưởng quốc tế do các tổ chức uy tín trao tặng. VPBank tự hào là Ngân hàng TMCP duy nhất có thương hiệu sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2016 và cũng là năm thứ 3 liên tiếp VPBank được vinh danh tại chương trình này. Tạp chí International Banker (UK) đã trao cho VPBank hai giải thưởng “Ngân hàng Thương mại tốt nhất” và “Ngân hàng dành cho DN vừa và nhỏ (SME) tốt nhất”. Tạp chí Global Banking & Finance Review (GBAF) cũng dành tặng VPBank ba giải thưởng “Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất”, “Ứng dụng ngân hàng di động tốt nhất” và “Giải pháp tài chính dành cho hộ kinh doanh cá thể tốt nhất Việt Nam”. Tập đoàn Dữ liệu Quốc Tế IDG cũng trao tặng VPBank hai giải thưởng, “Ngân hàng

Điện tử tiêu biểu 2016” và “Ngân hàng đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ 2016” trong khuôn khổ Giải thuởng Ngân hàng tiêu biểu tại Việt Nam 2016. Tạp chí Asian Banking & Finance (ABF) đã bình chọn sản phẩm thẻ dành cho DN vừa và nhỏ VPBiz card của VPBank là “Sản phẩm thẻ đột phá của năm” bởi sản phẩm này mang đến giải pháp tài chính trọn gói hữu dụng và phù hợp với đặc thù DN SME tại Việt Nam.Đầu năm 2017, Tạp chí The Asian Banker cũng đã trao thêm hai giải thuởng “Sản phẩm vay tín chấp tốt nhất Việt Nam 2017” và “Giải pháp ngân hàng số tốt nhất Việt Nam 2017” cho VPBank.

Những giải thuởng quốc tế này một lần nữa khẳng định cho chất luợng sản phẩm, dịch vụ, uy tín và sức cạnh tranh nổi bật của VPBank trên thị truờng tài chính, ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời khẳng định định huớng phát triển đúng đắn của Ngân hàng trong thời gian qua. Trong thời gian tới, VPBank sẽ tập trung đổi mới sản phẩm, dịch vụ, nhằm đem đến những lợi ích vuợt trội cho Khách hàng và đặc biệt tập trung nâng cao chất luợng dịch vụ nhằm huớng tới một ngân hàng chuẩn quốc tế.

2.1.2.Cơ cấu tổ chức

HĐQT Phân tích kinh doanh Truyền thông và tiếp thị Pháp chế và kiêm soát tuân thu Công nghệ thông tin Đầu tư và hỗ trợ sản phấm DN Bán hàng và kênh phân phối Nguồn vốn và thị trường tài chính Tính dịnh tiêu dùng Khách hàng doanh nghiệp lớn Khách hàng DN Khách hàng SME Khách hàng cá nhân

Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của VPBank (Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2017)

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Nam ThịnhVượng những năm gần đây Vượng những năm gần đây

2.1.3.1. Tình hình huy động vốn

Tổng huy động vốn (gồm tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá) tại thời điểm 31/12/2015 đạt 169.895 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2014.

Hình 2.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng những năm gần đây

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

Tổng vốn huy động gồm Tiền gửi của khách hàng, Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và Phát hành giấy tờ có giá) tại thời điểm 31/12/2016 đạt 201.274 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với 2015. Tổng vốn huy động (gồm Tiền gửi của khách hàng, Tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, Phát hành giấy tờ có giá và Vốn tài trợ từ các tổ chức quốc tế) tại thời điểm 31/12/2017 đạt 236.781 tỷ đồng, tăng trưởng 16% so với 2016, trong đó Tiền gửi của khách hàng và Phát hành giấy tờ có giá đạt 199.655 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 27.200 tỷ đồng tương ứng tăng 16% so với năm trước, với sự tăng trưởng mạnh ở các phân khúc chiến lược của Ngân hàng. Đến tháng 6/2018, vốn huy động tăng thêm 7,99% so với cùng kỳ năm trước.

Để làm được điều này, trong giai đoạn 2015 - T6/2018, VPBank tập trung nghiên cứu xây dựng nhiều chính sách khách hàng cá nhân đồng bộ đảm bảo

hiệu quả,những sản phẩm mới nổi trội, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như “Gửi tiền trúng vàng”, “Gửi thâm tình, nhận niềm vui”, “mùa hè sôi động”..., những sản phẩm huy động đa dạng như: Tiết kiệm F@st Saving, Tiết kiệm phát lộc, SuperKid. Thêm vào đó, nguồn vốn huy động cũng được bổ sung bằng việc thu hút gần 3.800 tỷ đồng từ các tổ chức quốc tế, giúp đa dạng hóa nguồn tài trợ, khẳng định được vị thế và uy tín của VPBank trên thị trường.

2.1.3.2. Hoạt động cho vay

Nếu như năm 2014, dư nợ cho vay của VPBank là 78.379 tỷ đồng thì năm 2015 là 116.804 tỷ, tăng lên thêm 38.425 tỷ đồng, tức tăng thêm 49,02%. Đây là một tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ.

Hình 2.3. Tình hình cho vay của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng những năm gần đây

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

Để đạt được những thành tựu trên là chủ yếu nhờ việc đa dạng hóa các sản phẩm con, qua đó vừa đáp ứng hầu hết các nhu cầu khách hàng, vừa tăng tính cạnh tranh của VPBank trên thị trường. Việc hợp tác với các công ty bất động sản lớn nhất Việt Nam cũng như thành lập tổ công tác chuyên trách điều

phối dự án trọng điểm đã mang lại kết quả tốt với sản phẩm cho vay mua nhà. Tăng cuờng hợp tác với các đại lý ô tô lớn tiếp tục mang lại những kết quả tích cực, với việc giải ngân các khoản vay mua ô tô tăng gấp ba lầnso với cùng kỳ năm ngoái. Các khoản vay tín chấp cũng cán đích 2015 với tổng du nợ tăng cao, ở mức 136%. Ngoài ra, các chuơng trình mới về bán chéo sản phẩm cũng hứa hẹn mang lại những cách tiếp cận tốt hơn nhắm đến các phân khúc khách hàng hiện hữu khác nhau.

Năm 2016, VPBank tiếp tục phát triển hai mảng kinh doanh trọng tâm phục vụ phân khúc Khách hàng Cá nhân (KHCN), Khách hàng Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ (SME). Mặt khác, VPBank đã nhanh chóng thiết lập mảng kinh doanh phục vụ phân khúc Tín dụng Tiểu thuơng. Kết quả tăng truởng ấn tuợng về quy mô của ba phân khúc này trong năm vừa qua đã khẳng định mục tiêu lựa chọn phân khúc khách hàng chiến luợc của Ngân hàng là phù hợp và khả thi.

Năm 2016, tổng du nợ cho vay ở mức 144.673 tỷ đồng, tăng thêm 27.869 tỷ đồng, tuơng ứng với tăng thêm 23,86%.. Mức tăng truởng này cao hơn mức tăng truởng trung bình của ngành và có sự chuyển dịch lớn theo phân khúc khách hàng. Các phân khúc chiến luợc đã có đuợc sự tăng truởng vuợt bậc, giúp tăng tỷ trọng đóng góp trong tổng du nợ tín dụng lên gần 77 %. Cụ thể, Khối KHCN ghi nhận mức tăng truởng du nợ 50%, Khối SME tăng truởng 30%, Khối Tín dụng Tiểu thuơng tuy mới đi vào hoạt động nhung cũng đạt du nợ gần 2,000 tỷ đồng.

Năm 2017, VPBank tiếp tục đặt trọng tâm tăng truởng vào bốn trụ cột kinh doanh chính gồm Tín dụng Tiêu dùng, Khách hàng Cá nhân (KHCN), Khách hàng Doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và phân khúc tuơng đối mới Tín dụng Tiểu thuơng và tiếp tục đạt kết quả tăng truởng ấn tuợng giúp tỷ trọng đóng góp của các phân khúc này vào tổng du nợ cấp tín dụng lên đến 71%. Trong năm 2017, du nợ tín dụng của Khối KHCN tăng 25%, Khối SME tăng 20%, Khối Tín dụng Tiểu thuơng tăng 77% so với năm 2016. Đặc biệt mảng tín dụng tiêu dùng tiếp tục là điểm sáng với mức tăng truởng 40% so với 2016.

2.1.3.3. Hoạt động kinh doanh dịch vụ khác

Trong năm 2015, FE Credit đã mở rộng mạng lưới phân phối thông qua việc gia tăng số lượng các điểm giao dịch từ 4.100 lên gần 5.500 điểm và giúp tiếp cận hơn 1,1 triệu khách hàng mới. Đây được xem như một bước tiến quan trọng.

Tiếp nối thành công của năm 2014 trong việc tăng cơ sở khách hàng, VPBank đã triển khai những chiến dịch, sản phẩm và chính sách hiệu quả, qua đó số lượng tài khoản thanh toán của VPBank đã tăng 53%, đạt 1.100.000 tài khoản trong năm 2015. Nền tảng khách hàng được mở rộng cho thấy VPBank đã trở thành lựa chọn hàng đầu của ngày càng nhiều khách hàng trong nước.

Phát hành thẻ: số lượng thẻ hoạt động năm 2016 đạt gần 630 nghìn thẻ, tăng trưởng mạnh 39% so với cuối năm 2015. Cũng trong năm 2016, gần 100 nghìn thẻ tín dụng được mở mới, tăng trưởng 39% so với năm 2015. Năm 2017, số lượng thẻ ở mức 720 nghìn thẻ.

2.1.3.4. Tình hình thực hiện lợi nhuận

Giai đoạn 2014 - T6/2018 là giai đoạn cuối của lộ trình triển khai chiến lược 5 năm. VPBank đã đạt được những kết quả kinh doanh hết sức ấn tượng với nhiều chỉ số đạt mức tốt nhất từ trước tới nay, phản ánh rõ hiệu quả hoạt động cũng như tốc độ phát triển bền vững của Ngân hàng theo đúng mục tiêu chiến lược đã đặt ra.

Ý nghĩa 1.00 - 1.80 Rất tán thành/Rất dễ

1.81 - 2.60 Không tán thành/Dễ

2.61 - 3.40 Không ý kiến/trung bình/Bình thuờng 3.41 - 4.20 Tán thành/Khó

4.21 - 5.00 Rất tán thành/Rất khó

LOl NHUAN TRUOC THU£ (ty đông) CAGR ■ 53.7%

Hình 2.4. Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng những năm gần đây

(Nguồn: Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

Với một chiến lược kinh doanh đúng đắn, cùng sự tập trung cao độ, tinh thần làm việc sáng tạo không ngừng nghỉ, VPBank đã gần hoàn thành và vượt các chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu mà Đại hội đồng Cổ đông đề ra trong năm 2016, duy trì đà tăng trưởng vững chắc so với năm trước, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, hiệu quả sử dụng vốn cũng như các chỉ tiêu về an toàn hệ thống đều được nâng cao.

Lợi nhuận của VPBank không ngừng tăng lên, năm 2014 lợi nhuận của Ngân hàng là 1.609 tỷ đồng thì sau 3 năm, lợi nhuận của Ngân hàng là 4.929 tỷ đồng, tăng 3,06 lần so với năm 2014. Đến 31/12/2017, lợi nhuận trước thuế đạt 8.130 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu tăng 73%, chi phí trích lập dự phòng rủi ro ở mức 8.001 tỷ đồng, đảm bảo phản ánh đúng thực tế, chất lượng hoạt động, cũng như sự an toàn của Ngân hàng. Kết quả kinh doanh nêu trên đã giúp VPBank củng cố vị trí trong nhóm các ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô và lợi nhuận cao hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Về mặt hiệu quả, chỉ tiêu ROAE của Ngân hàng đạt 27.5%, cao nhất trong nhóm ngân hàng trên thị trường.

Trong 6 tháng đầu năm 2018, tổng thu nhập hoạt động (TOI) của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vuợng (VPBank, mã VPB) đã đạt hơn 14.510 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức tăng truởng mạnh mẽ trong bối cảnh áp lực cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng lớn, đặc biệt ở các phân khúc khách hàng chiến luợc của VPBank. Nhu vậy có thể thấy giai đoạn 2014 - T6/2018 là giai đoạn nỗ lực của VP bank và kết quả hoạt động kinh doanh đạt đuợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận.

2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án bất động sản tại Khối kháchhàng hàng

doanh nghiệp - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

2.2.1. Các chỉ tiêu định tính

Để đánh giá các chỉ tiêu định tính về công tác thẩm định dự án bất động sản thuộc khối KHDN tại VPBank, cụ thể:

Số luợng phiếu khảo sát: 200 phiếu

Đối tuợng khảo sát: Các cán bộ thẩm định thuộc khối KHDN tại VPBank Cách thức khảo sát: Khảo sát bằng cách gửi qua email.

Thời gian khảo sát: từ 01/03 - 01/06/2018 Số phiếu trả lời hợp lệ : 200 phiếu

Bảng hỏi với các câu trả lời đuợc thiết kế theo thang đo Likert 5 mức độ, kết quả sẽ đuợc tham chiếu theo bảng 2.3.

Bảng 2.1: Ỷ nghĩa của từng giá trị trung bình đối với thang đo khoảng (Interval Scale)

Nội dung khảo sát giá độ

Câu hỏi 1: Các nhân viên tuân thủ đúng theo quy trình thẩm định dự án BĐS thuộc khối KHDN

3,905 Bình

thường Câu hỏi 2: Công tác thẩm định dự án BĐS luôn

minh bạch, rõ ràng

4,03 Tán

thành Câu 3: Nội dung thẩm định dự án BĐS được thực

hiện đầy đủ các thông tin 4,02

Tán thành Câu hỏi 4: Kết quả báo cáo thẩm định dự án BĐS

tại VPBank có độ chính xác cao 3,27

Bình thường Câu hỏi 5: Các cán bộ thẩm định dự án BĐS thuộc

khối KHDN tại VPBank đều có chuyên môn và kinh nghiệm tốt___________________________________

3,675 thànhTán Câu hỏi 6: Công tác thẩm định dự án bất động sản

tại một nghiệp vụ phức tạp 4,39

Rất tán thành Câu hỏi 7: Đánh giá độ khó trong thẩm định dự bất

động sản thuộc khối KHDN tại VPBank? (Anh chị điền đáp án theo thứ tự ưu tiên từ 1 - 5)____________

Thẩm định tính pháp lý hồ sơ vay vốn 4,075 Khó

Thẩm định chủ đầu tư 4,36 Rất khó

Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh và năng

lực tài chính 4,325 Rất khó

Hiệu quả dự án 4,765 Rất khó

Kế hoạch vốn vay và trả nợ 3,205 thườngBình Câu hỏi 8: Đánh giá độ dễ sai sót trong thẩm định

dự án BĐS?__________________________________

Thẩm định tính pháp lý hồ sơ vay vốn 3,85 thànhTán

Thẩm định chủ đầu tư 4,03 thànhTán

Kết quả khảo sát được tác giả tổng hợp trong bảng sau:

thành

Hiệu quả dự án 4,665 Rất tánthành

Một phần của tài liệu 1354 thẩm định dự án bất động sản tại khối khách hàng doanh nghiệp NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w