Theo phân tích chương 2 cho thấy chất lượng báo cáo thẩm định bất động sản vẫn còn chưa sát với thực tế, do vậy VP bank cần quan tâm đến điều này
về thẩm định kỹ thuật: Việc thẩm định về kỹ thuật còn hạn chế do cán bộ thẩm định am hiểu về kỹ thuật còn ít. Vì thế, với các dự án lớn và quan trọng, ngân hàng có thể thuê chuyên gia tư vấn thiết kế để nhận định đánh giá. Điều này đòi hỏi ngân hàng phải có những cơ chế chính sách liên quan đến việc thuê chuyên gia.
về lâu dài, Ngân hàng VPBank cần bổ sung thêm nhân sự am hiểu về kỹ thuật để phục vụ công tác thẩm định dự án Bất động sản hoặc bồi dưỡng thêm cho cán bộ thẩm định về lĩnh vực này
về thẩm định hiệu quả tài chính: Thẩm định chi tiết nguồn vốn thực hiện dự án: Thông thường chủ đầu tư thường cung cấp các thông tin về tổng mức đầu tư và cơ cấu vốn tham gia cho ngân hàng. Tuy nhiên, Những thông tin chi tiết về nguồn vốn thực hiện dự án và việc chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng tiến độ triển khai dự án thường không được chủ đầu tư cung cấp thông tin. Ngoài ra, Ngân hàng cũng chưa chú trọng đến nguồn vốn lưu động chủ đầu tư cần có để thực hiện dự án. Chính điều này dẫn đến việc mặc dù xác định chủ đầu tư có đủ nguồn để thực hiện dự an nhưng dự án vẫn không thể triển khai theo đúng kế hoạch. Trường hợp cá biệt, chủ đầu tư cùng một lúc thực hiện nhiều dự án. Dẫn đến nguồn tiền huy động của dự án bị chủ đầu tư sử dụng đưa vào các dự án khác đang triển khai dẫn đến sự chậm trễ về tiến độ dự án hiện tại. Do vậy, đối với cán bộ thẩm định khi thực hiện thẩm định nguồn vốn thực hiện dự án ngoài bề mặt hồ sơ chứng từ khách hàng cung cấp về dự án, cán bộ thẩm định cần thu thập thêm thông tin về chủ đầu tư, các dự án đang triển khai, tiến độ triển khai các dự án của chủ đầu tư, nguồn vốn cần thiết để triển khai các dự án. Ngân hàng sẽ có cái nhìn tổng thể về năng lực tài chính của chủ đầu tư, khả năng cung ứng vốn để tiếp tục triển khai dự án từ đó đưa ra được phương án cấp tín dụng
phù hợp với thực trạng khách hàng theo từng giai đoạn của dự án nhằm hạn chế việc khách hàng sử dụng nguồn vốn ngân hàng sai mục đích và lãnh phí.
Chi phí của dự án đầu tư BĐS, ngoài việc sử dụng đơn giá, định mức do chủ đầu tư cung cấp cán bộ thẩm định cần tham khảo thêm đơn giá thị trường và các dự án tương tự để đảm bảo giá tính toán sát với thực tế thị trường. Ngoài ra, Cán bộ thẩm định cũng cần phải tính tới ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô như khủng hoảng kinh tế, lạm phát... hay thường xuyên cập nhật thông tin nhận định thị trường bất động sản có ảnh hưởng tới sự thay đổi giá cả của dự án đầu tư;. Trên cơ sở tính toán doanh thu, chi phí hoạt động, lợi nhuận của dự án mang lại cán bộ thẩm định tiến hành đánh giá hiệu quả dự án trên quan điểm của ngân hàng và nhà đầu tư. Trong đó, Ngân hàng cần xác định mức lãi suất chiết khấu phù hợp (thông thường tính bằng lãi suất cho vay trung, dài hạn tại thời điểm tài trợ dự án).
Chú trọng hơn nữa trong việc thực hiện phân tích độ nhạy dự án. Một dự án Bất động sản thường có thời gian tài trợ kéo dài. Cán bộ thẩm định không thể đánh giá hết được các rủi ro ảnh hưởng đến dự án tài trợ. Việc phân tích độ nhạy sẽ giúp cho người quyết định có cơ sở xem xét tới trường hợp xấu nhất và tốt nhất khi quyết định tài trợ dự án. Từ đó, Đưa ra quyết định tài trợ cân đối với mức rủi ro và lợi ích mà ngân hàng kỳ vọng.
về việc nhận tài sản đảm bảo là sản phẩm dự án hình thành trong tương lai:Trong khi nhà nước chưa có những quy định rõ ràng về việc cho phép đăng ký thế chấp tài sản này. Ngân hàng cần đưa ra những hợp đồng mang tính ràng buộc tính pháp lý trong việc ngân hàng chỉ nhận tài sản theo đúng quy định của pháp luật và có toàn quyền khai thác đầu tư khai thác dự án trong trường hợp chủ đầu tư không thanh toán theo đúng thời hạn quy định. Đồng thời, xây dựng phương pháp định giá riêng cho loại tài sản này đảm bảo phải tính đến giá trị thời gian của tiền, phân tích độ nhạy khi giả định của dự án có sự thay đổi.