Hệ thống các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.. .Một sự thay đổi dù nhỏ trong các chính sách cũng sẽ tác động trực tiếp lên toàn xã hội. Lĩnh vục kinh doanh ngân hàng là lĩnh vục hoạt động chịu ảnh hưởng bởi các chính sách Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng của Nhà nước. Chính vì vậy, để nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động thấm định tài chính dự án đầu tư nói riêng trong ngân hàng đòi hỏi không chi sự nồ lực riêng của ngành ngân hàng mà còn cần có sự phối họp, giúp đờ của Chính phủ và các ban ngành hữu quan khác.
- Xây dựng, củng cố và hoàn thiện các cơ quan tư vấn và cơ quan cung cấp thông tin:
Các nguồn thông tin đáng tin cậy về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và tình hình hoạt động chung của ngành là cơ sở quan trọng để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của ngân hàng. Chính phủ và các cơ quan hữu quan khác cần tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp và thường xuyên công bố các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động: thông tin vê chuyển dịch cơ cấu đầu tư, quy hoạch tổng thể, chiến lược kinh tế của cả nước.. .để ngân hàng cũng như mọi tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế hiểu rõ hơn về môi trường kinh doanh cũng như định hướng phát triên của các doanh nghiệp.
Theo đà tăng trướng chung của nền kinh tế, Chính phủ cũng cần tính đến việc chỉ đạo các Bộ, ngành nghiên cún thành lập các tổ chức, cơ quan chuyên thu thập thông tin, tư vấn, đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp để bản thân doanh nghiệp cũng như những nhà đầu tư có cái nhìn trung thực và khách quan về
doanh nghiệp. Trước mắt, có thể thành lập các công ty hay các trung tâm thông tin theo mô hình Trung tâm thông tin thương mại hiện có. Bởi với lợi thế về chuyên môn, các công ty hay trung tâm này không chỉ giúp đỡ các doanh nghiệp trong hoạt động SXKD mà còn góp phần cung cấp thông tin cho công tác thấm định của ngân hàng.
Để tạo nguồn thông tin cho ngân hàng, các Bộ ngành có liên quan như: Bộ Ke hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng...cần tiến hành thu thập, trao đổi, xử lý và chuẩn hóa thông tin về doanh nghiệp, sau đó ban hành một cách định kỳ, thường xuyên các thông tin này. Có như vậy, chất lượng nguồn thông tin về doanh nghiệp sẽ được cải thiện, từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác thâm định dự án của ngân hàng.
- Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác thẩm định dự án bất động sản trong hệ thống NHTM:
Việc quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với chất lượng công tác thẩm định của ngân hàng. Vì vậy, Nhà nước cần xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các văn bản, cơ chế chính sách nhằm quản lý có hiệu quả hơn đối với công tác thẩm định trong ngân hàng, đểcông tác này ngày càng lành mạnh và phát triển.
Song song với việc ban hành và hoàn thiện các văn bản, cơ chế về công tác thẩm định, Nhà nước cũng cần tăng cường công tác thanh tra, giám sát công tác thâm định của các TCTD. Nhà nước ủy quyền cho NHNN có trách nhiệm trong việc lập các tổ thanh tra định kỳ kiềm tra hoạt động của các TCTD để kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm trong lĩnh vực thấm định dự án đầu tư.
KẾT LUẬN
Bước sang chu kỳ kinh tế mới giai đoạn 2015-2020, thị trường bất động sản đang hoạt động sôi động trở lại, hàng loạt dự án, công trình được xúc tiến thực hiện, theo đó nhu cầu vay vốn để phục vụ triển khai các dự án bất động sản tăng cao. Do đó, hoàn thiện công tác thẩm định dự án bất động sản vẫn là điềucấp thiết của hầu hết các ngân hàng. Đặc biệt, lĩnh vực bất động sản là lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và có nguy cơ mất vốn lớn. Chính vì vậy, các ngân hàng nói chung và NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng cần thận trọng trong thẩm định dự án, nhằm tránh những rủi ro, bảo toàn được số vốn và mang lại nguồn thu cho ngân hàng.
Qua nghiên cứu cơ sở lý luận kết hợp với nghiên cứu thực tiễn công tác thẩm định dự án bất động sản tại khối Khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, tác giả đã hoàn thiện luận văn và giải quyết được các vấn đề sau:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác thẩm định dự án bất động sản tại các NHTM
- Phân tích thực trạng và đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án bất động sản tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thời gian qua, đưa ra được những ưu điểm, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án bất động sản tại NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng thời gian tới.
Do phạm vi nghiên cứu rộng, phức tạp và liên quan đến nhiều khía cạnh kinh tế - xã hội nên bài viết của em vẫn còn nhiều thiếu sót, hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để luận văn hoàn thiện hơn.
Nội dung câu hỏi
giá
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đinh Thế Hiển (2010), Lập và thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư,
NXB Thống kê.
2. Lưu Thị Hương (2009), Thẩm định tài chính dự án, NXB Tài chính.
3. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2015, 2016, 2017, T6/2018.
4. Nguyễn Bạch Nguyệt (2005), Giáo trình Lập dự án đầu tư, ĐH KTQD, NXB Thống Kê.
5. Nguyễn Đức Thắng (2011), Công tác thẩm định dự án đầu tư trong hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ chuyên môn hóa, Học viện Ngân hàng.
6. Nguyễn Hồng Minh (2011), Tình huống trong đầu tư, tài liệu cho các khóa học chuyên ngành KTĐT, cao học và nghiên cứu sinh, ĐH KTQD. 7. Nguyễn Mậu Son (2012), Đầu tư cho hệ thống thông tin và hiện đại hóa
công nghệ Ngân hàng góp phần thẩm định hiệu quả dự án đầu tư, Học viện Tài Chính.
8. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê, Hà Nội.
9. Nguyễn Thị Mùi (2006) , Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội.
10.Phan Thị Thu Hà (2013), Ngân hàng thương mại, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
11. Quốc Hội (2005), Luật Đầu tư, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12.Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, ĐH Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, NXB Thống kê.
13.Từ Quang Phương, Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Kinh tế đầu tư, ĐH Kinh tế quốc dân , NXB ĐH KTQD.
14.Vũ Công Tuấn (2012), Thẩm định dự án đầu tư, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
¼ VPBank
PHIẾU KHẢO SÁT Kính chào các anh/chị!
Hiện nay tôi đang làm nghiên cứu về công tác thẩm định dự án bất động sản tại khối Khách hàng doanh nghiệp - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, rất mong anh chị dành chút thời gian để trả lời phiếu khảo sát theo các nội dung dưới đây.
Xin chân thành cảm ơn!
A. Thông tin cá nhân
Họ và tên:... Đơn vị công tác:... Chức vụ:...
B. Nội dung khảo sát
Câu hỏi 1: Các nhân viên tuân thủ đúng theo quy trình thẩm định dự án BĐS thuộc khối KHDN
Câu hỏi 2: Các cán bộ thẩm định dự án bất động sản thuộc khối KHDN tại VPBank đều có chuyên môn và kinh nghiệm tốt Câu hỏi 3: Kết quả thẩm định dự án BĐS tại VPBank có độ
chính xác cao__________________________________________ Câu hỏi 4: Công tác thẩm định dự án BĐS luôn minh bạch, rõ ràng__________________________________________________ Câu hỏi 8: Công tác thẩm định dự án tài chính đầu tư tại BIDV một nghiệp vụ phức tạp
Câu hỏi 5: Đánh giá độ phức tạp trong thẩm định dự bất động 5.1.Thẩm định tính pháp lý hồ sơ vay vốn
5.2. Thẩm định chủ đầu tư
5.3. Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính_________________________________________________ 5.4. Hiệu quả dự án______________________________________ 5.5. Kế hoạch vốn vay và trả nợ
Câu hỏi 6: Khâu nào dễ sai sót nhất trong thẩm định dự BĐS? 6.1.Thẩm định tính pháp lý hồ sơ vay vốn
6.2.Thẩm định chủ đầu tư
6.3. Thẩm định kết quả hoạt động kinh doanh và năng lực tài chính_________________________________________________ 6.4. Hiệu quả dự án
6.5. Kế hoạch vốn vay và trả nợ
Câu hỏi 7: Khách hàng đến xin vay vốn dự án BĐS trung thực trong kê khai thông tin
Câu hỏi 8: Xin anh/chị đánh giá về phương pháp thẩm định dự án BĐS tại VPBank phù hợp
Câu hỏi 9: Tại VPBank có nhiều cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng để thẩm định dự án BĐS
Câu hỏi 10: Anh/chị đánh giá về công tác thẩm định dự án tài chính đầu tư tại VPBank?
1: Rất không tán thành 2: Không tán thành
3: Bình thường/Trung bình/Trung lập 4: Tán thành 5: Rất tán thành