Những nội dung cơ bản củaquản trịrủi ro cho vayđối với doanh nghiệp xâylắp

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 50)

nghiệp

xây lắp của ngân hàng thương mại

Trên thực tế, quá trình quản trị rủi ro trong cho vay có 4 khâu: nhận diện; đo luờng; kiểm soát và tài trợ rủi ro. Điều quan trọng quá trình quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay muốn đạt hiệu quả thì phải bảo đảm rằng các công đoạn nhunhận diện phát hiện kịp thời rủi ro, xác định đuợc rủi ro đang tồn tại, phân tích và định luợng nó để từ đó có công cụ cũng nhu biện pháp ứng phó. Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay hiệu quả không có nghĩa là rủi ro không xảy ra mà là rủi ro có

1.2.3.1. Nhận diện rủi ro

Nhận diện rủi ro cho vay là quá trình xác định liên tục và có hệ thống trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bao gồm: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi truờng hoạt động cho vay và toàn bộ hoạt động cho vay của ngân hàng.

Mục đích: thống kê tất cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra, mà còn dự báo đuợc những dạng rủi ro mới có thể xuất hiện đối với ngân hàng, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp đo luờng, kiểm soát và tài trợ rủi ro cho vay phù hợp.

Các dấu hiệu để nhận diện rủi ro trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng thuơng mại xuất phát từ phía khách hàng và chính từ phía Ngân hàng nhu sau:

Phát sinh từ phía khách hàng

> Nhóm các dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với Ngân hàng

■ Trì hoãn hoặc gây trở ngại đối với Ngân hàng trong quá trình kiểm tra theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình sản xuất kinh doanh, kiểm tra về mục đích sử

dụng vốn vay, tình hình tài chính của doanh nghiệp.

■ Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm phát luật trong quá trình quan hệ cho vay.

■ Chậm hoặc trì hoãn các báo cáo tài chính theo yêu cầu của Ngân hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.

■ Đề nghị gia hạn, điều chỉnh các khoản nợ nhiều lần không rõ lí do.

■ Sự sụt giảm bất thuờng số du tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng, xuất hiện thời điểm bất thuờng mà không giải thích đuợc.

■ Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn thanh toán.

■ Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả với những lí do: tiêu thụ hàng chậm, thu hồi công nợ chậm,...

■ Mức độ vay thuờng xuyên gia tăng, vuợt quá nhu cầu dự kiến.

■ Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo giảm sút so định giá cho vay, có các dấu hiệu cho nguời khác thuê, bán hoặc trao đổi,.

■ Dấu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ vào các nguồn thu nhập bất thuờng khác không phải từ sản xuất kinh doanh của khách hàng.

■ Chấp nhận nguồn sử dụng lãi suất cao với mọi điều kiện.

- Nhóm các dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản trị, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

■ Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp cho vay.

■ Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý.

■ Thay đổi thường xuyên tổ chức hoặc ban điều hành.

■ Phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định dự án sai dẫn đến đầu tư không có hiệu quả.

■ Khó khăn khi tăng sản phẩm dịch vụ mới.

■ Do áp lực nội bộ tung sản phẩm ra thị trường quá sớm hoặc đặt các hạn mức về thời gian sinh lời.

Phát sinh từ phía Ngân hàng

- Chính sách cho vay không hợp lý

■ Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng như đánh giá chưa chính xác tình hình tài chính của khách hàng, quá tin vào lời

khách hàng mà không có sự kiểm tra khớp đúng với thực tế...

■ Cấp cho vay dựa trên các cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng.

■ Tốc độ tăng trưởng cho vay quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng.

■ Soạn thảo các điều kiện cho vay ràng buộc trong hợp đồng cho vay mập mờ, không rõ ràng.

■ Hồ sơ cho vay không đầy đủ thiếu sự hoàn chỉnh,...

■ Khuynh hướng cạnh tranh thái quá: giảm thấp lãi suất cho vay.

1.2.3.2. Đo lường rủi ro

Đánh giá rủi ro cho vay nói chung và rủi ro trong cho vay nói riêng thông qua các mô hình lượng hóa để biết được mức độ, xác suất xảy ra rủi ro, mức độ tổn thất và xem xét khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Thông thường để đo lường rủi ro cho vay, các Ngân hàng thường sử dụng phương pháp định tính và định lượng. Cụ thể:

Mô hình định tính thông dụng: Mô hình 6C

Phân tích, đánh giá về người đi vay thông qua nghiên cứu chi tiết mô hình 6C của người xin vay là Charater (tư cách), Capacity (năng lực), Cash (thu nhập), Collateral (bảo đảm), Conditions (điều kiện), Controls (kiểm soát). Tất cả các tiêu chí này phải được đánh giá tốt thì khoản vay mới được xem là khả thi.

xếp hạng Tình trạng

AAA • Doanh nghiệp nằm trongTư cách người vay: CBTD phải chắc rằng người đi vay có mục đích vay rõTrái phiếu có thể đầu tu ràng, chính đáng và có thiện chí khi đến hạn trả nợ. Thậm chí cho dù mục

đích xin

vay tốt thì CBTD còn phải xem xét xem người đi vay có thái độ trách nhiệm trong

việc sử dụng vốn vay hay không, có trả lời các câu hỏi một cách trung thực,

có thiện

chí và nỗ lực hết sức để hoàn trả nợ của người vay gọi chung là tư cách người vay.

Năng lực của người vay: CBTD phải chắc chắn rằng người vay có đủ năng

lực

hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng cho vay. Tương tự CBTD

phải chắc

chắn rằng người đại diện cho công ty ký kết hợp đồng cho vay phải là người

ủy quyền

hợp pháp của công ty. Trường hợp nếu công ty có đối tác kinh doanh, thì

CBTD phải

biết thỏa thuận đối tác kinh doanh để xác định xem ai là người có được ủy

quyền ký kết

hợp đồng cho vay cho công ty. Một hợp đồng cho vay được ký kết bởi người không

được ủy quyền sẽ không thu hồi được nợ, tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Thu nhập của người vay: Người vay có ba khả năng để tạo ra tiền là: Tiền từ doanh thu bán hàng hay thu nhập, bán thanh lý tài sản, tiền từ phát hành chứng

khoán nợ hay chứng khoán vốn. Bất cứ nguồn thu nào từ ba khả năng này đều có

thể sử dụng để trả nợ vay cho ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng ưu tiên hơn cả

là khả

năng thứ nhất và coi đây là nguồn thu đầu tiên và căn bản để trả nợ ngân hàng do

việc bán thanh lý tài sản có thể làm cho năng lực người vay trở nên yếu hơn, khiến

cho ngân hàng là chủ nợ ít được bảo đảm.

Các chỉ tiêu 6C đã giúp cán bộ cho vay và phân tích trong việc trả lời một câu hỏi tổng quát: nguời vay có đủ tu cách? Khi câu hỏi này trả lời thì câu hỏi tiếp theo sẽ là hợp đồng cho vay đuợc kí kết đúng đắn và hợp lệ, đáp ứng đuợc yêu cầu của nguời vay của ngân hàng.

Mô hình định lượng

Mô hình xếp hạng cho vay nội bộ (credit rating):

Đuợc xây dựng trên cơ sở các bảng chấm điểm: các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhằm luợng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt. Trong phạm vi bài viết, tác giả đề cập đến mô hình xếp hạng phổ biến trên thế giới là xếp hạng của Standard & Poor’s.

Standard & Poor's là một trong ba cơ quan xếp hạng cho vay lớn và uy tín nhất thế giới. S&P đánh giá nguời vay từ mức AAA cho tới D, các mức ở giữa có từ AA và CCC (ví dụ BBB+, BBB và BBB-).Bảng 1.1.MÔ hình xếp hạng Standard & Poor’s

vùng an toàn chua có nguy cơ phá sản A+ A BBB BBB-

Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có

nguy cơ phá sản

Trái phiếu có độ rủi ro cao

BB+

BB B B-

Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, nguy cơ phá

sản cao

Trái phiếu không nên đầu tu CCC+

CCC

CCC- D

ty sản xuất của Mỹ và hiện nay có rất nhiều các ngân hàng áp dụng. Đại luợng Z là thuớc đo tổng hợp để phân loại rủi ro cho vay đối với nguời vay phụ thuộc vào trị số của các chỉ số tài chính của nguời vay (Xi) nhằm xác định xác suất vỡ nợ của nguời vay trong quá khứ.

Mô hình sử dụng các biến sau:

X1: Vốn luu động trên Tổng tài sản (Working Capitals/Total Assets) X2: Lợi nhuận giữ lại trên Tổng tài sản (Retain Earnings/Total Assets) X3: Lợi nhuận truớc lãi vay và thuế trên Tổng tài sản (EBIT/Total Assets) X4: Vốn chủ sở hữu trên Tổng nợ (Total Equity/Total Liabilities)

X5: Doanh số trên Tổng tài sản (Sales/Total Assets)

-I- Mô hình 1: Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,64X4 + 1,00X5

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chua có nguy cơphá sản Nếu 1,8< Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z < 1,8: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao -I- Mô hình 2: Đối với doanh nghiệp chua cổ phần hóa, ngành sản xuất

Z’= 0,717X1 + 0,847X2 + 3,107X3 + 0,42X4 + 0,998X5

Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chua có nguy cơ phá sản Nếu 1,23< Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao -I- Mô hình 3: Đối với doanh nghiệp khác

Z”= 6,56X1 + 3,26X2 + 6,72X3 + 1,05X4

Nếu Z” > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chua có nguy cơ phá sản Nếu 1,2< Z” < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z” < 1,1: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao Trị số Z càng cao thì nguời vay có xác suất vỡ nợ càng thấp, nhu vậy trị số Z thấp

hay là một số âm là một căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao.”

Mô hình Mô hình dự báo tổn thất (EL)

-I- Nội dung mô hình

Dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất cho vay:

Trong đó:

PD (Probability of Default): xác suất khách hàng không trả đuợc nợ; LGD (Loss Given Default): tỷ trọng tổn thất uớc tính;

EAD (Exposure at Default): tổng du nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đuợc nợ;

EL (Expected Loss): tổn thất có thể uớc tính -I- Cách xác định PD

PD: dựa trên các số liệu về các khoản nợ trong quá khứ của khách hàng, gồm: Các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và các khoản nợ không thu hồi đuợc. Theo Basel, để tính đuợc PD trong 1 năm thì phải tính trên dữ liệu du nợ của khách hàng trong vòng lớn hơn hoặc bằng 5 năm truớc đó, gồm:

+ Nhóm dữ liệu tài chính (các hệ số tài chính và đánh giá của các tổ chức xếp hạng).

+ Nhóm dữ liệu phi tài chính: năng lực quản trị, khả năng tăng truởng của ngành...

+ Nhóm dữ liệu mang tính cảnh báo: (khả năng trả nợ) hạn mức thấu chi, số du tiền gửi.

-I- Cách xác định LGD và EAD

LGD: tỷ trọng phần vốn bị tổn thất/tổng du nợ tại thời điểm khách hàng không trả đuợc nợ. LGD gồm: Gốc, lãi chua trả đuợc, chi phí phát sinh.

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền có thể thu hồi phụ thuộc: Tài sản bảo đảm + Cơ cấu tài sản của khách hàng + Yếu tố vĩ mô

Có 3 phuơng pháp tính LGD:

o Market LGD: Sử dụng với các khoản cho vay đuợc mua bán trên thị truờng. LGD bằng giá của khoản cho vay đó trên thị truờng = hiện tại hoá tất cả các dòng tiền có thể thu hồi đuợc của khoản cho vay trong tuơng lai.

o Workout LGD: LGD căn cứ vào việc xử lý các khoản cho vay không trả đuợc nợ. Ngân hàng uớc tính các dòng tiền trong tuơng lai, khoảng thời gian dự kiến thu hồi đuợc các dòng tiền đó và chiết khấu về hiện tại. Khó khăn: dự tính tính chính xác CF, t, DR.

o Implied Market LGD: căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị truờng.

1.2.3.3. Kiểm soát rủi ro cho vay

Kiểm soát rủi ro cho vay là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến luợc nhằm chủ động điều khiển, biến đổi rủi ro cho vay tại một ngân hàng

bằng cách kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro.

Các phương thức kiểm soát rủi ro cho vay:

- Né tránh rủi ro: Né tránh rủi ro là việc né tránh những đối tượng, những hoạt động hoặc những nguyên nhân làm phát sinh tổn thất, mất mát có thể xảy ra. Thông

qua hoạt động thẩm định, xếp loại và sàng lọc khách hàng: đối với những khách

hàng đã thấy rõ ràng là có chứa rủi ro lớn, không phù hợp với chính sách cho vay

thì biện pháp tốt nhất từ chối cho vay.

- Ngăn ngừa rủi ro:bằng cách loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro, đối với những khoản vay mà yếu tố rủi ro được xác định nhưng có thể khắc phục

được thì

ngân hàng có thể xem xét, cân nhắc để cho vay và thực hiện việc giám sát nhằm

không xảy ra các nguy cơ gây ra rủi ro như: sử dụng vốn sai mục đích, không đảm

bảo vốn tự có tham gia phương án SXKD, tiến độ thực hiện và nguồn thanh toán,

tuân thủ việc thực hiện hợp đồng với đối tác...

- Giảm thiểu tổn thất do rủi ro cho vay gây ra: đây là biện pháp nhằm làm giảm

mức độ thiệt hại do rủi ro mang lại nếu nó xảy ra. Các biện pháp giảm thiểu

tổn thất:

Áp dụng sản phẩm, quy trình cho vay phù hợp; áp dụng các điều khoản trong

nội dung

hợp đồng cho vay, hợp đồng bảo đảm tiền vay; định giá khoản vay có phần

bù rủi ro;

áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay; trích lập dự phòng rủi ro.

- Chuyển giao rủi ro: Là việc sắp xếp để một vài đối tượng gánh chịu hoàn toàn hay một phần tổn thất xảy ra. Có thể chuyển giao cho công ty bảo hiểm, người

kinh doanh rủi ro hoặc cho ngân sách nhà nước. Các cách thức chuyển giao

rủi ro:

khi được xử lý sẽ được thu hồi hoặc được chuyển qua theo dõi ngoại bảng. Các nguồn tài trợ rủi ro cho vay:

Nguồn từ ngân hàng:

• Từ quỹ dự phòng rủi ro đã trích (bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể).

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 41 - 50)

w