Xử lý các khoản nợ quá hạn và nợ xấu

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 127 - 128)

V Xử lý rủi ro từ nguồn trích lập dự phòng

Đây vẫn là cách làm truyền thống đối với các khoản vay không có khả năng thu hồi. Phòng quản lý rủi ro cho vay tại Chi nhánh cần thực hiện nghiêm túc và định kỳ việc quản lý số liệu và rà soát tình hình trích lập dự phòng rủi ro dựa trên định hạng cho vay của DNXL cũng như theo tỷ lệ quy định của NHNN Việt Nam và BIDV Việt Nam.

V Cơ cấu nợ vay hoặc Bán nợ

Đối tác mua các khoản cho vay chủ yếu là Công ty mua bán nợ (AMC), các Ngân hàng, công ty bảo hiểm, cc công ty phi tài chính, các quỹ tương hỗ. Bán các khoản cho vay tức là chuyển các khoản nợ từ BIDV Ba Đình sang công ty mua nợ. Việc bán nợ sẽ làm trong sạch bảng cân đối của Ngân hàng và tạo đà cho Ngân hàng có nguồn vốn hoạt động ổn định trong thời gian tạm bán nợ.

Thống đốc NHNN ban hành quy chế mua bán nợ đã tạo điều kiện cho các tổ chức cho vay giải quyết vấn đề nợ tồn đọng phù hợp với cơ chế thị trường.

Hoạt động mua bán nợ không chỉ là một biện pháp xử lý nợ mà còn là một hình thức cho vay mới nhằm đa dạng hoá các hoạt động cho vay, tăng cường khả năng cạnh tranh, tăng lợi nhuận. Mặt khác, các chủ thể tiến hành mua bán nợ trên thị trường hoạt động chuyên nghiệp, có nhiều lợi thế về thông tin, quy mô, không chịu áp lực từ mối quan hệ với khách hàng như ngân hàng nên công tác xử lý nợ xấu sẽ hiệu quả hơn.

Để thực hiện tốt biện pháp này, BIDV Ba Đình phải nhận thức rõ ràng vai trò tầm quan trọng, ích lợi của việc mua bán nợ, cụ thể hoá các quy định của pháp Luật nhằm đua ra quyết định đúng đắn để tiến hành việc mua bán nợ đúng pháp Luật và hiệu quả.

Thành lập tổ chuyên trách về mua bán nợ trực thuộc Chi nhánh để phân tích tình hình các khoản nợ và thị truờng mua bán nợ giúp đua ra các quyết định hợp lý.

(i) Đối với các khoản nợ có tài sản đảm bảo, khoản nợ mà DNXL có khả năng phục

hồi nếu có sự hỗ trợ. Trong truờng hợp này nên kết hợp giải pháp tiếp tục xem xét giải ngân trong phạm vi nhất định để nuôi nợ hoặc áp dụng phuơng thức mua bán nợ xấu. Bởi

lẽ: Thực tế cho thấy, đối với những khoản nợ có tài sản đảm bảo việc bán tài sản đảm bảo

mất rất nhiều thời gian mà không hiệu quả, phát sinh nhiều chi phí và thời gian, trong khi

đó chua kể tới sự mất giá của các tài sản là Động sản với mức khấu hao nhanh hoặc sự biến động lớn giá thị truờng với Bất động sản.... Điều này khiến các TCTD rất khó xử lý tài sản đảm bảo nợ, nếu xử lý thì chỉ thu hồi đuợc một phần nợ hoặc phải miễn giảm lãi. Ngoài ra, một khó khăn khác mà ngân hàng thuờng gặp phải khi tài sản đảm bảo của một

số doanh nghiệp là các máy móc thiết bị chuyên dùng có giá trị cao hoặc mang tính đặc chủng thì rất khó thanh lý. Khi bán đuợc thì phải uu tiên thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nuớc (nếu DNXL bị cuống chế thuế)... dẫn đến việc thực hiện xử lý nợ xấu thông qua xử lý tài sản đảm bảo nợ thuờng kéo dài, tốn kém về tài chính.

Vấn đề còn trở nên khó khăn hơn khi mà việc thu hồi tài sản đảm bảo để BIDV Ba Đình tự khai thác đối với các tài sản cũng gặp không ít khó khăn, thậm chí là bất khả thi do các tài sản đặc thù nhu máy móc chuyên dụng hoặc tài sản gắn liền với tổ hợp tài sản nhu hệ thống máy khai thác đá, cát, hệ thống trộn bê tông, atphan., nên không thể tách rời ra để xử lý hoặc khai thác. Nếu tiếp nhận về để khai thác tài sản thì TCTD cũng không có năng lực và nghiệp vụ để thực hiện nhu khai thác các tài sản đó. Do đó đối với những truờng hợp này việc xem xét cơ cấu nợ hoặc bán nợ là phuơng án cần làm nếu thấy khả thi.

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 127 - 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w