Trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủiro cho vay

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 125 - 127)

Khi Ngân hàng có đủ khả năng về tài chính và đáp ứng đầy đủ điều kiện theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN, đồng thời nhằm tiến dần tới thông lệ quốc vế và đáp ứng các quy định của Ủy ban Basel 2, việc phân loại tài sản có và trích lập dự phòng rủi ro được tiến hành theo phương pháp định tính. Theo đó, Ngân hàng phải xây dựng và được NHNN phê duyệt Chính sách trích dự phòng rủi ro và Hệ thống xếp hạng cho vay nội bộ trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế, khả năng trả nợ của khách hàng cũng như khả năng tài chính của bản thân tổ chức cho vay. Quy định phân loại, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo phương pháp này thể hiện đúng bản chất của việc dự phòng các tổn thất, rủi ro của hoạt động Ngân hàng, các tài sản có được dự phòng rủi ro theo chất lượng và khả năng tổn thất thật sự của tài sản, giúp Ngân hàng đối phó kịp thời với các tài sản có xu hướng rủi ro.

Tuy nhiên, QĐ 493 còn những hạn chế. Một là, những quy định về phân loại nợ, chuyển các khoản nợ sang nhóm có rủi ro thấp hơn hoặc rủi ro cao hơn vẫn còn chung chung, khó áp dụng chính xác, chua đề cập hết các truờng hợp khoản nợ đuợc cơ cấu lại lần thứ hai. Hai là, chua thực sự tạo ra sự chủ động cho TCTD trong việc đánh giá mức độ rủi ro của các khoản nợ trong quá trình giám sát.

Nhu vậy, việc quy định phân loại nợ xấu chua rõ ràng đã khiến con số nợ xấu của Ngân hàng không đuợc phản ánh đầy đủ và chính xác, từ đó dẫn đến việc giải quyết nợ xấu cũng nhu hạn chế nợ xấu gia tăng gặp khó khăn.

Để xử lý nợ xấu, tăng khả năng tiếp cận vốn vay của khách hàng, NHNN đã ban hành Quyết định số 780/QĐ-NHNN ngày 23/4/2012 và Chỉ thị số 06/CT- NHNN ngày 09/11/2012. Theo đó, cho phép TCTD giữ nguyên nhóm nợ nhu truớc khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất - kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn của dự án, phuơng án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng

Hiện tại Thông tu 02/2013/TT-NHNN quy định về Phân loại tài sản có, mức trích lập, phuơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc dự phòng rủi ro trong hoạt động của tổ chức cho vay đã phải lùi thời điểm hiệu lực đến 01/9/2014.

So với những quy định hiện hành về trích lập dự phòng, xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức cho vay và chi nhánh ngân hàng nuớc ngoài tại Quyết định 493 và một số văn bản pháp Luật sửa đổi Quyết định 493 thì Thông tu 02/2013/TT- NHNN bộc lộ những thay đổi lớn và tác động rất mạnh đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thuơng mại.

Thứ nhất, đối tuợng “tài sản có” đuợc yêu cầu trích lập dự phòng rủi ro rộng hơn nhu: tiền mua và ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp, thẻ cho vay, ủy thác cấp cho vay, tiền gửi liên ngân hàng; tỷ lệ khấu trừ tốiđa với tài sản bảo đảm quá thận trọng (khoản 6, điều 12) khi tỷ lệ khấu trừ của tài sản bảo đảmlà bất động sản lên tới 50%, làm cho giá trị thế chấp cùng với dự phòng khoản vay tăng thêm.

Thứ hai, để đề phòng sai lệch số liệu phân loại nhóm nợ giữa các tổ chức cho vay đối với cùng một khách hàng, có thể dẫn đến sai lệch số liệu phân loại nợ giữa các tổ chức cho vay đối với Trung tâm Thông tin cho vay (CIC); giữa tổ chức cho vay với nhau khi phân loại nợ cùng một khách hàng, Thông tu 02 yêu cầu kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng do tổ chức cho vay phân loại phải đuợc điều chỉnh theo kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn tại các tổ chức cho vay khác. Đồng thời, mỗi quý một lần, tổ chức cho vay phải gửi kết quả

phân loại nợ và cam kết ngoại bảng cho CIC.

Thứ ba, những đơn vị nào áp dụng phương pháp phân loại định tính thìphải

kết hợp thêm phương pháp định lượng, phương pháp nào mang lại số liệu có độ rủi ro cao hơn thì chọn phương pháp đó.

Căn cứ các quy định của Nhà nước và của BIDV, định kỳ hàng tháng, Ngân hàng phải thực hiện phân loại tài sản Có, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động, trong đó có hoạt động cho vay nhằm chủ động xử lý rủi ro xảy ra, làm lành mạnh hóa tài chính của Ngân hàng.Thêm vào đó, trong tình hình nợ xấu đang có xu hướng gia tăng, việc phân loại nợ và trích lập rủi ro thường xuyên giúp cho Ban lãnh đạo Ngân hàng có thể đánh giá được tình trạng rủi ro cho vay tại chi nhánh, từ đó có chính sách trích lập dự phòng rủi ro hợp lý. Việc xếp nhóm nợ vừa đảm bảo phản ánh đúng tình trạng của khoản vay, vừa cho khách hàng có điều kiện để tiếp tục có kinh doanh. Việc trích dự phòng rủi ro vừa để đảm bảo chi nhánh có nguồn bù đắp khi rủi ro phát sinh, không ảnh hưởng quá đến lợi nhuận của chi nhánh.

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 125 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(147 trang)
w