Các công cụ quản trịrủi ro cho vayđối với doanh nghiệp xâylắp của Ngân hàng

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 51)

Nguồn từ bên ngoài ngân hàng:

• Phương án thu hồi nợ xấu

• Từ thanh lý doanh nghiệp.

• Từ bán nợ.

• Từ nguồn đền bù của nhà kinh doanh rủi ro, bảo hiểm để bù đắp tổn thất.

1.2.4. Các công cụ quản trị rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp xây lắpcủa của

Ngân hàng thương mại

“Trên thực tế, công tác quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng được thể hiện cụ thể qua chính sách quản trị rủi ro và bộ máy thực hiện các biện pháp quản trị rủi ro trong cho vay tại Ngân hàng

1.2.4.1. Chính sách quản trị rủi ro

Ba nhóm chính sách cơ bản liên quan đến quản trị rủi ro trong cho vay là: Các chính sách nhằm giới hạn hoặc giảm thiểu rủi ro trong cho vay; các chính sách liên quan đến phân loại nợ; và chính sách liên quan đến trích lập dự phòng rủi ro (hay tổn thất) để bù đắp cho các rủi ro dự kiến.

• Xây dựng các giới hạn cho vay nhằm giảm rủi ro trong cho vay

Chính sách này được xây dựng đề cập vào ba giới hạn cơ bản đó là: Giới hạn dư nợ cho vay khách hàng lớn; Giới hạn dư nợ cho vay nhóm khách hàng có liên quan; Giới hạn dư nợ theo ngành, lĩnh vực hay khu vực địa lý.

• Giới hạn cho vay một khách hàng lớn

Luật pháp các nước đều đưa ra quy định rõ về giới hạn này nhằm ngăn chặn các NHTM tập trung quá lớn vào một khách hàng.Giới hạn này được thiết lập trên cơ sở vốn của ngân hàng, thông thường mức dư nợ cho vay vào một khách hàng không quá 10-25% vốn của NHTM.Thực tế ở các nước có nền kinh tế thị trường

hoặc ở mức khống chế chặt đối với nhóm khách hàng có liên quan đều do hội đồng quản trị xem xét, quyết định.

❖ Giới hạn cho vay theo ngành hoặc lĩnh vực

Chính sách này nhằm khống chế du nợ tối đa cho vay vào một ngành kinh doanh hay lĩnh vực, thậm chí theo khu vực địa lý (vùng, quốc gia). Chính sách nhằm ngăn chặn tổn thất cho vay do hàng loạt khách hàng gặp khó khăn với cùng một lý do, ví dụ lĩnh vực kinh doanh bất động sản với rủi ro lớn khi thị truờng đóng băng, có thể dẫn tới loạt khách hàng vay vốn kinh doanh trong lĩnh vực này phá sản, không trả đuợc nợ ngân hàng.

❖ Chính sách phân loại nợ

Chính sách phân loại nợ là chính sách mà các NHTM đua ra các tiêu chí xếp hạng các khoản du nợ hiện tại theo tiêu chuẩn cụ thể vào các nhóm nợ để từ đó thực hiện trích lập dự phòng rủi ro bù đắp rủi ro trong hoạt động cho vay theo tỷ lệ tuơng ứng cho mỗi nhóm nợ, nhằm chủ động bù đắp tổn thất cho vay khi có rủi ro xảy ra. Đây là chính sách cốt lõi của công tác quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay.Về nguyên tắc phân loại phải đuợc tiến hành ngay khi cấp cho vay và thông thuờng đuợc đánh giá lại vài lần trong năm.

❖ Trích lập dự phòng rủi ro trong cho vay

Việc trích lập dự phòng bù đắp rủi ro là nhằm giúp ngân hàng chủ động đối phó với các tổn thất dự kiến. Phân loại nợ là cơ sở cho chính sách trích lập dự phòng rủi ro, bên cạnh đó các yếu tố nhu kinh nghiệm thu hồi nợ vay trong quá khứ, mức tăng truởng cho vay, sự thay đổi của các điều kiện kinh tế... cũng cần đuợc cập nhật trong khi xây dựng chính sách trích lập dự phòng tổn thất cho vay.

1.2.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro

Bộ máy tổ chức thực hiện đánh giá rủi ro phải đuợc thực hiện theo huớng phân tách rõ rệt giữa các chức năng tiếp xúc khách hàng, thẩm định, ra quyết định và theo dõi kiểm soát khoản vay. Trong đó vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ và quản trị cho vay là rất quan trong trong việc nhận diện, kiểm soát và phòng ngừa khắc phục rủi ro.

Một phần của tài liệu 1249 quản trị rủi ro trong cho vay doanh nghiệp xây lắp tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 51)

w