■ Thiết lập các giới hạn rủi ro đối với một khách hàng, nhóm khách hàng cho các Ngân hàng; cũng nhu các báo cáo bắt buộc để theo dõi tình hình.
1.3. KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY ĐỐI VỚIDOANH DOANH
NGHIỆP XÂY LẮP CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH BA ĐÌNH
1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro cho vay đối với doanh nghiệp xây lắpcủa của
một số Ngân hàng thương mại
Kinh nghiệm từ thực tế cho vay xây lắp tại BIDV Vĩnh Phúc từ việc quản lý rủi ro cho vay xây lắp
BIDV Vĩnh Phúc là một Ngân hàng có truyền thống trong cho vay phục vụ thi công xây lắp với nền tảng là một Chi nhánh trong hệ thống của Ngân hàng TMCP Đầu
tu và Phát triển Việt Nam chuyên phục vụ cấp phát vốn phục vụ xây dựng cơ bản của
Đất nuớc từ khi còn là Ngân hàng kiến thiết (từ những năm 1957). Với truyền thống và
thời gian gắn bó lâu dài với hoạt động xây dựng cơ bản của Đất nuớc nên hầu hết các
DNXL trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc đều tìm đến BIDV Vĩnh Phúc để có thể vay vốn, đề
nghị cấp bảo lãnh và thực hiện các nhu cầu cần thiết theo nhu cầu công việc đối với một
cuộc sống và thu nhập của cán bộ nhân viên và Ban lãnh đạo công ty luôn là điều mong
muốn của nhiều nguời. BIDV Vĩnh Phúc cũng may mắn đuợc là ngân hàng mà công ty
lựa chọn có quan hệ nhiều mảng dịch vụ, trong đó có hoạt động vay vốn để phục vụ thi
công xây lắp các công trình điện từ những năm 2000 (tức đã cách đây gần 15 năm). Năm
2005 sau khi đuợc cổ phần hóa với tổng số luợng đổ đông công ty lên tới 87 nguời, trong
đó Hội đồng quản trị công ty là 12 nguời. Trong sự nhìn nhận của BIDV Vĩnh Phúc, ắt
hẳn sau khi cổ phần hóa Công ty sẽ tiếp tục phát huy những lợi thế đã có để hoạt
động sẽ
ngày càng phát triển hơn nữa và công ty luôn đuợc BIDV Vĩnh Phúc đánh giá là một khách hàng quan trọng, tiềm năng và rất thân quen. Nguợc lại với kỳ vọng của Ngân hàng, một phần do sự tác động của môi truờng kinh doanh ngày càng gay gắt, ngày càng
nhiều các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp điện đuợc thành lập, thị phần
công ty đã bị chia sẻ và giảm dần hàng năm. Ban lãnh đạo công ty đã bắt đầu xuất hiện
những bất đồng nội bộ đã là 2 lý do chính dẫn đến việc suy giảm nghiêm trọng trong kết
quả hoạt động kinh doanh, đến năm 2009 tức sau khoảng 4 năm kể từ ngày cổ phần hóa
Doanh nghiệp bắt đầu xuất hiện việc chậm trả nợ vay lãi và dần đến là nợ gốc không có
khả năng chi trả. Tuy nhiên, sự việc trở nên nghiêm trọng hơn là cũng chính thời điểm
này, cán bộ QHKH cũng mới nhận ra sự đi xuống và bức tranh kinh tế của Doanh nghiệp
đã ở mức nào. Khi đó, Ban lãnh đạo BIDV Vĩnh Phúc cũng đã bắt đầu nhìn nhận ra vấn
suy giảm kết quả trong hoạt động của Doanh nghiệp để có biện pháp ứng phó kịp thời dẫn đến để phát sinh nợ quá hạn cho đến nay.