Thế giới đã trải qua năm 2016 với những biến động mang tính lịch sử. Nếu châu Âu chao đảo vì quyết định “Brexit” của Anh thì nước Mỹ lại gây sốc với chiến thắng của tỷ phú Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống. Khủng hoảng nợ công của các nước Đông Âu vẫn chưa tới hồi kết, FED điều chỉnh lãi suất... là những điểm nhấn lớn của nền kinh tế thế giới trong năm qua. Kinh tế trong nước tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng (6,21%) song vẫn cao hơn mức trung bình 6 năm qua, với động lực là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và cầu tiêu dùng nội địa. Lạm phát được kiểm soát thấp hơn mức mục tiêu 5%; cán cân thanh toán quốc tế thặng dư và dòng vốn FDI ghi nhận mức tăng trưởng tích cực. Tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất giảm đã hỗ trợ tích cực doanh nghiệp gia tăng mở rộng đầu tư sản xuất kinh doanh.
Ngành Ngân hàng tăng trưởng ổn định, hoàn thành các mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Tổng phương tiện thanh toán tăng ~18,38%, huy động vốn tăng ~17,75% và tín dụng tăng ~18,25%. Quá trình tái cơ cấu các TCTD tiếp tục được đẩy mạnh, an toàn hệ thống được đảm bảo, chất lượng tín dụng được kiểm soát.
Năm 2016, với việc nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, đồng thời quyết liệt triển khai phương châm “Tăng tốc - Hiệu quả - Bền vững” và quan điểm chỉ đạo điều hành “Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm”, Vietcombank
Tổng dư nợ (tỷ VND)đã đạt những kết quả đặc biệt ấn tượng: Quy mô tăng trưởng mạnh (huy động vốn ~400.000 460.808 Vượt 19,28%, tín dụng ~ 18,85%). Cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn ghi nhận những chuyển dịch tích cực phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank. Chất lượng tài sản được cải thiện mạnh mẽ, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,79% xuống còn 1,46%, tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng giảm mạnh còn 1,67% - giảm 0,7 điểm % so với thời điểm cuối năm 2015, đồng thời Vietcombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên và duy nhất hoàn tất việc trích lập toàn bộ dự phòng cho dư nợ đã bán cho VAMC, chính thức minh bạch hóa số liệu nợ xấu về một sổ. Đặc biệt, về hiệu quả kinh doanh, Vietcombank đã đạt Lợi nhuận trước thuế 8.523 tỷ đồng, tăng gần 25% so với năm 2015, cao nhất trong các năm từ 2009 đến nay và cao nhất trong ngành ngân hàng; các chỉ số hiệu quả (ROA, ROE) được cải thiện mạnh mẽ. Với kết quả kinh doanh ấn tượng, Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí tổ chức tín dụng có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Bên cạnh hoạt động kinh doanh, Vietcombank tiếp tục triển khai đồng bộ các Dự án chuyển đổi nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành hướng tới chuẩn mực quốc tế; hoàn thiện các quy trình, quy chế nội bộ, tạo cơ chế đồng bộ cho hoạt động kinh doanh. Công tác quản trị nguồn nhân lực có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tạo nên nguồn nhân lực có chất lượng cao, hướng tới hoàn thành mục tiêu chiến lược là trở thành tổ chức tín dụng dẫn đầu về chất lượng nguồn nhân lực và mức độ gắn kết của nhân viên.
Các thành tựu đạt được và con số ghi nhận cụ thể theo từng lĩnh vực trọng yếu của Vietcombank như sau:
2.1.3.1Huy động vốn
Tổng huy động vốn từ nền kinh tế đạt 600.737 tỷ đồng, tăng 19,28% so với năm 2015, vượt kế hoạch đã đặt ra trong năm 2016. Trong đó, huy động vốn tăng đều ở cả TCKT (17,25%) và dân cư (18,28%). Cơ cấu nguồn vốn huy động dịch chuyển phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank (tỷ trọng huy động vốn từ TCKT/dân cư tương ứng là 44,62%/55,38%. Huy động vốn không kỳ hạn tăng 13,64% so với cuối 2015 (chiếm tỷ trọng 28,09% tổng tiền gửi khách hàng) thể hiện kết quả của các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn giá rẻ của toàn hệ thống.
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2012 - 2016
Nguồn: Báo cáo thường niên 2016 Vietcombank
Cơ cấu nguồn vốn huy động dịch chuyển phù hợp với định hướng phát triển của Vietcombank (tỷ trọng huy động vốn từ TCKT/dân cư tương ứng là 44,62%/55,38%).
Huy động vốn không kỳ hạn tăng 13,64% so với cuối 2015 (chiếm tỷ trọng 28,09% tổng tiền gửi khách hàng) thể hiện kết quả của các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn giá rẻ của toàn hệ thống.
Tỷ trọng dư nợ thể nhân 11% 10,9% Đạt
- Dư nợ cho vay đạt 460.808 tỷ quy VND tại 31/12/2016, tăng 18,85% so với cuối năm 2015, cao hơn tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống (18,25%), đạt 101,7% kế hoạch năm.
- Theo định hướng của Vietcombank, tín dụng từ TCKT đã tăng trưởng chậm lại (11,32%) trong khi tín dụng thể nhân tăng mạnh ở mức 48,58%. Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn được kiểm soát, tỉ trọng dư nợ trung dài hạn được giữ ở mức 43,56% tổng dư nợ.
- Chất lượng tín dụng được cải thiện đáng kể. Dư nợ nhóm 2 tại thời điểm năm 2016 là 7.923 tỷ đồng, giảm 1.454 tỷ đồng so với cuối 2015 (giảm ~15,5%). Tỷ lệ nợ nhóm 2: 1,67%, giảm 0,69 điểm % so với 2015. Dư nợ xấu nội bảng tại thời điểm 31/12/2016 là 6.936 tỷ đồng, giảm 201 tỷ đồng so với 2015 (giảm ~2,8%). Tỷ lệ nợ xấu: 1,46%, giảm 0,33 điểm % so với cuối 2015, thấp hơn mức khống chế kế hoạch (dưới 2,5%).
- Hệ số an toàn vốn (CAR) ở mức 11,13%, đáp ứng quy định của NHNN tối thiểu ở mức 9%. Tỷ lệ quĩ DPRR/nợ xấu duy trì ở mức cao (~117,12%).
- Thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.303 tỷ đồng, đạt kế hoạch đề ra; trong đó thu nợ đã xử lý bằng DPRR đạt 2.121 tỷ đồng, thu nợ VAMC đã ghi vào thu nhập là 57,11 tỷ đồng.
- Dư nợ chuyển dịch theo định hướng của BLĐ Vietcombank: đẩy mạnh hoạt động bán lẻ bên cạnh việc duy trì tăng trưởng mảng cho vay doanh nghiệp vốn là thế mạnh của thương hiệu VCB. Đối với định hướng danh mục đầu tư, Vietcombank tập trung tài trợ vốn cho các doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ. Cụ thể cơ cấu dư nợ phân bổ như biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ theo loại hình doanh nghiệp và theo ngành
2.1.3.3 Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu
Các hoạt động dịch vu tăng trưởng tốt nhờ tiếp tuc thực hiện chiến lược gia tăng nguồn thu từ dịch vu, phát huy lợi thế truyền thống trong các mảng kinh doanh về xuất nhập khẩu, dịch vu thẻ; đồng thời phát triển các lĩnh vực tiềm năng về dịch
vu ngân hàng trực tuyến và dịch vụ di động.
Doanh số thanh toán quốc tế - tài trợ thương mại (TTQT-TTTM): Đạt 54,02 tỷ USD, tăng 12,7% so cùng kỳ, hoàn thành 102,4% kế hoạch; thị phần cải thiện ở mức 15,47%.
2.1.3.4 Hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ khách hàng
Tiếp tục giữ vững vị thế dẫn đầu thị trường về thị phần kinh doanh và dịch vụ ngoại tệ: Doanh số mua bán ngoại tệ (không bao gồm giao dịch liên ngân hàng) đạt 34,63 tỷ USD, tăng 14,6% so cùng kỳ, đạt 102,2% kế hoạch 2016. Dịch vụ chuyển tiền kiều hối đạt 1,64 tỷ USD, tăng 8,5% so cùng kỳ, đạt 96,9% kế hoạch 2016.
Hoạt động thẻ tiếp tục giữ vững vị trí dẫn đầu thị trường. Các hoạt động thanh toán, phát hành và sử dụng thẻ của Vietcombank đều tăng trưởng mạnh so với năm 2015. Nhiều chỉ tiêu có mức tăng trưởng mạnh và hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2016. Cụ thể:
(i) Doanh số thanh toán thẻ: Thẻ quốc tế tăng 28,7% so cùng kỳ, đạt 107,3% kế hoạch 2016; Thẻ nội địa tăng 58,0% so với cùng kỳ, đạt 107,5% kế hoạch 2016;
(ii) Phát hành và sử dụng thẻ: Số lượng phát hành thẻ ghi nợ nội địa, ghi nợ quốc tế, tín dụng quốc tế vượt kế hoạch 2016, tương ứng 160,9%, 184,8% và 95,5%.
(iii) Doanh số sử dụng thẻ: Thẻ tín dụng quốc tế và ghi nợ quốc tế tăng tương ứng 23,9%, 36,0% so cùng kỳ, xấp xỉ đạt và vượt kế hoạch 2016. Mạng lưới đơn vị chấp nhận thẻ: Tăng thêm 12.194 đơn vị, tăng 9,9% so với cùng kỳ, đạt 135,5% kế hoạch 2016.
2.1.3.5 Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ
Năm 2016, VCB tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ bằng việc liên tục nghiên cứu đưa ra thị trường các sản phẩm đa dạng với tiện ích cao cho các hoạt động huy động vốn, tín dụng thể nhân, dịch vụ Ngân hàng điện tử, dịch vụ chuyển tiền.... đi đôi với việc nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
Dịch vụ Internet Banking, SMS Banking và Mobile Banking có mức tăng trưởng khá, thực hiện kế hoạch tương ứng ở mức 99,7%, 118,9% và 112,4%.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK
2.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng
Bắt đầu từ năm 2013, sau giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, với nỗ lực điều hành của NHNN tổng dư nợ và chất lượng tín dụng toàn ngành Ngân hàng được cải thiện nhanh chóng. Hòa theo xu thế chung, tăng trưởng tín dụng của VCB có nhiều bước tiến đáng kể như đã phân tích phần trên.
Tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng 18,85% cao hơn mức trung bình ngành. Chất lượng tín dụng được cải thiện mạnh mẽ, tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,79% xuống còn 1,46%, tỷ lệ nợ nhóm 2 cũng giảm mạnh còn 1,67% - giảm 0,7 điểm % so với thời điểm cuối năm 2015, đồng thời Vietcombank đã trở thành ngân hàng đầu tiên và duy nhất hoàn tất việc trích lập toàn bộ dự phòng cho dư nợ đã bán cho VAMC, chính thức minh bạch hóa số liệu nợ xấu về một sổ.
Trong bối cảnh GDP cả nước năm 2016 không hoàn thành kế hoạch, chỉ đạt 6,68% so với 6,7% kế hoạch do (i) mất khoảng 1% GDP do thiên tai hạn hán; (ii) ngành công nghiệp khai khoáng sụt giảm sâu. Tuy vậy Vietcombank vẫn có bước phát triển khá tốt cả về số lượng và chất lượng tín dụng do phối kết hợp hợp lý hoạt động tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng.
2.2.2 Thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank
2.2.2.1 Mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại VCB
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của VCB được thực hiện trên quan điểm tổng quát về rủi ro tín dụng của các Ngân hàng trong và ngoài nước đang thực hiện:
- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau, một loại tiền tệ, và tại một địa bàn.
- Khi quyết định một khoản cấp tín dụng lớn phải được thực hiện theo chế độ lập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.
- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh trong hệ thống.
Trên cơ sở quan điểm đó, VCB đã xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trước đây và tiến tới trở thành Ngân hàng hiện đại đứng đầu Việt Nam và trong khu vực, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hiệu quả:
- Đa dạng hoá hoạt động trên nguyên tắc phát huy lợi thế kinh doanh trên lĩnh vực bán buôn, trong đó chú trọng mở rộng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống bán lẻ.
- Đa dạng hoá mặt hàng và lĩnh vực đầu tư, thận trọng cho vay đối với một số ngành lĩnh vực hiện cung đã vượt cầu.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 15-20%/năm, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay.
- Kiểm soát mức nợ xấu dưới 2%.
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng dưới 2%.
- Tỷ lệ tổn thất tín dụng khống chế dưới 1% so với tổng dư nợ.
Đồng thời Vietcombank đang triển khai song song nhiều dự án chuyển đổi mô hình tín dụng như Basel II, CTOM nhằm tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, từng bước tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam tới năm 2020. Trong khuôn khổ luận văn này, việc phân tích sẽ đi từ mô hình hiện tại của Vietcombank, đồng thời cung cấp một số thông tin về các mô hình đang xây dựng nói trên.
2.2.2.2 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VCB được tuân theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của lãnh đạo Vietcombank thông qua chính sách quản lý rủi ro tín dụng.
hoạt động cấp tín dụng đến khách hàng dưới mọi hình thức tại Trụ sở chính, các Chi nhánh và các công ty trực thuộc Vietcombank nhằm:
- Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống Vietcombank.
- Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của Vietcombank phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.
- Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong Ngân hàng.
Chính sách này được ban hành tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các qui định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các qui định có liên quan.
- Phù hợp với chiến lược kinh doanh của Vietcombank từng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống Ngân hàng.
- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế.
- Quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân: Nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định đó.
Nội dung cơ bản của chính sách quản trị rủi ro tín dụng của VCB được thể hiện qua một số nội dung như sau:
Thứ nhất: Giới han kiểm soát rủi ro tín dung đối với môt khách hàng:
- Giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng (thể nhân/pháp nhân) của VCB được xác định theo ma trận phân cấp thẩm quyền từ chi nhánh lên Hội đồng
tín dụng tại Trụ sở chính và HĐQT. Trong đó cấp thẩm quyền mỗi Chi nhánh được xác định theo 10 nhóm, việc phân loại vào các nhóm được xác định lại hàng năm.
Giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng tại các Chi nhánh sẽ được xác định lại sau mỗi năm tùy thuộc vào khả năng phát triển trên địa bàn và chất lượng tín dụng cũng như huy động của Chi nhánh đó.
- Tổng dư nợ cho vay tối đa hoặc tổng mức bảo lãnh tối đa đối với 01 khách hàng không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng; tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng.
- Tổng dư nợ cho vay tối đa hoặc tổng mức bảo lãnh tối đa đối với 01 nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có của Ngân hàng; tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 nhóm khách hàng không vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% tổng dư nợ tín dụng.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 01 ngành/ lĩnh vực không vượt quá 10% tổng dư nợ,