Việc đo lường rủi ro tín dụng có thể thông qua các phương pháp, chỉ số truyền thống như nợ xấu hoặc theo khung giá trị VaR (Value at Risk - tiêu chuẩn Basel II).
1.2.2.1 Đo lường theo nợ xấu
Các cách tiếp cận truyền thống thường đo lường rủi ro thông qua các chỉ tiêu như hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro... trong đó, được sử dụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợ xấu. Thông tư 02/2013/TT-
NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước quy định như sau: “Nợ xấu là những khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 (dưới chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả /năng mất vốn), đồng thời quy định các ngân hàng thương mại căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp.
Như vậy nợ xấu được xác định theo 2 yếu tố: (i) đã quá hạn trên 90 ngày và (ii) khả năng trả nợ đáng lo ngại. Đây được coi là định nghĩa theo tiêu chuẩn kế toán của Việt Nam.
Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu để đo lường rủi ro tín dụng có nhiều ưu điểm như:
- Nó cho biết quy mô và tỷ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay, thực tế đó là một khoản tổn thất của ngân hàng, tùy thuộc vào độ lớn của nợ xấu, ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp.
- Sử dụng chỉ tiêu này rất trực quan, đơn giản và dễ tính toán.
Tuy nhiên, việc đo lường rủi ro tín dụng dựa trên chỉ tiêu nợ xấu cũng có một số hạn chế như:
- Chỉ tiêu này chỉ thể hiện được mức độ rủi ro của ngân hàng tại một thời điểm trong quá khứ. Ngân hàng khó có thể dự tính được tại một thời điểm trong tương lai, mức độ rủi ro của ngân hàng mình sẽ là bao nhiêu.
- Ngân hàng có thể làm giảm tỷ lệ nợ xấu bằng cách gia tăng dư nợ tín dụng, nhờ đó có được các hệ số tài chính rất đẹp trong khi mức độ rủi ro thực tế tại ngân hàng không giảm đi mà còn có thể nghiêm trọng hơn.
- Khó có thể tính toán được rủi ro của một khoản vay trước khi cấp tín dụng, do vậy, không giúp ngân hàng trong các quyết định về mức bù rủi ro hay các quyết định tín dụng.
1.2.2.2 Đo lường theo VaR
mô hình đo lường RRTD để có thể lượng hóa giá trị tổn thất tín dụng tối đa dựa trên khung giá trị VaR (Value at Risk). Một cách tổng quát VaR được đo lường như tổn thất tối đa ở tình huống xấu nhất trong một khoảng thời gian xác định với mức xác suất cho trước (thường được gọi là độ tin cậy). VaR xác định theo cách này thường được gọi là VaR tuyệt đối. VaR cho phép chúng ta tổng hợp tất cả các trạng thái rủi ro và các khoản cho vay khác nhau để tìm ra một con số nhằm trả lời câu hỏi: “Nếu năm sau là một năm không thuận lợi, tổn thất tín dụng tối đa của ngân hàng là bao nhiêu với một độ tin cậy cho trước (thường là 99,9%), từ đó xác định mức vốn cần thiết để chống đỡ cho rủi ro này.
Trong khi giá trị VaR cho danh mục đầu tư đã được sử dụng khá phổ biến tại các NHTM, việc tính toán VaR tín dụng gặp nhiều khó khăn do:
- VaR tín dụng thường được đo lường trong 1 khoảng thời gian dài hơn, thường là 1 năm (trong khi giá trị VaR của danh mục đầu tư thường được tính cho khoảng thời gian là 1 ngày)
- Các số liệu quan sát (các vụ rủi ro vỡ nợ thực tế) thường nhỏ hơn rất nhiều so với rủi ro thị trường (các chứng khoán giảm giá)
- Tính lỏng của các công cụ tín dụng thấp, ít được giao dịch trên thị trường nên khó có thể tính được giá trị thị trường và độ biến động giá trị thị trường của khoản vay.
- Rủi ro thị trường thường được giả định là tuân theo phân phối chuẩn, còn phân phối tín dụng nghiêng về bên trái và có phần đuôi trải rộng
Theo quy định của Basel II, tổn thất tín dụng của một danh mục tín dụng có thể phân chia thành 02 loại là (i) Khoản tổn thất dự tính được (Tổn thất trong dự tính) - EL và (ii) Khoản tổn thất không dự tính được (Tổn thất ngoài dự tính) - UL. Việc tính toán cụ thể EL được nêu tại trang 94 của luận văn này.