2.2.2.1 Mục tiêu, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng tại VCB
Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của VCB được thực hiện trên quan điểm tổng quát về rủi ro tín dụng của các Ngân hàng trong và ngoài nước đang thực hiện:
- Không tập trung cấp tín dụng quá cao cho 1 khách hàng, 1 ngành nghề lĩnh vực, các nhóm khách hàng, ngành nghề lĩnh vực có liên quan đến nhau, một loại tiền tệ, và tại một địa bàn.
- Khi quyết định một khoản cấp tín dụng lớn phải được thực hiện theo chế độ lập thể (nhiều thành viên cùng tham gia quyết định cho vay thông qua nhiều mức xét duyệt và biểu quyết hoạt động của hội đồng tín dụng), bảo đảm tính khách quan.
- Áp dụng hạn mức quyết định cấp tín dụng và/hoặc thời hạn cấp tín dụng tuỳ thuộc vào năng lực của chi nhánh trong hệ thống.
Trên cơ sở quan điểm đó, VCB đã xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro tín dụng nhằm mục đích khắc phục những yếu kém trong công tác quản lý rủi ro tín dụng trước đây và tiến tới trở thành Ngân hàng hiện đại đứng đầu Việt Nam và trong khu vực, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hiệu quả:
- Đa dạng hoá hoạt động trên nguyên tắc phát huy lợi thế kinh doanh trên lĩnh vực bán buôn, trong đó chú trọng mở rộng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hệ thống bán lẻ.
- Đa dạng hoá mặt hàng và lĩnh vực đầu tư, thận trọng cho vay đối với một số ngành lĩnh vực hiện cung đã vượt cầu.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 15-20%/năm, chiếm khoảng 50% tổng dư nợ cho vay.
- Kiểm soát mức nợ xấu dưới 2%.
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng dưới 2%.
- Tỷ lệ tổn thất tín dụng khống chế dưới 1% so với tổng dư nợ.
Đồng thời Vietcombank đang triển khai song song nhiều dự án chuyển đổi mô hình tín dụng như Basel II, CTOM nhằm tiếp tục cải thiện và nâng cao chất lượng quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, từng bước tiến tới mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 Việt Nam tới năm 2020. Trong khuôn khổ luận văn này, việc phân tích sẽ đi từ mô hình hiện tại của Vietcombank, đồng thời cung cấp một số thông tin về các mô hình đang xây dựng nói trên.
2.2.2.2 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng của Vietcombank
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại VCB được tuân theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của lãnh đạo Vietcombank thông qua chính sách quản lý rủi ro tín dụng.
hoạt động cấp tín dụng đến khách hàng dưới mọi hình thức tại Trụ sở chính, các Chi nhánh và các công ty trực thuộc Vietcombank nhằm:
- Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống Vietcombank.
- Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả.
- Đảm bảo hoạt động kinh doanh của Vietcombank phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.
- Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong Ngân hàng.
Chính sách này được ban hành tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau:
- Tuân thủ pháp luật: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ các qui định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các qui định có liên quan.
- Phù hợp với chiến lược kinh doanh của Vietcombank từng thời kỳ: Việc mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược và có sự kết hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống Ngân hàng.
- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách này vừa chú trọng tính an toàn tín dụng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế.
- Quan điểm bình đẳng hướng tới khách hàng: Thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân: Nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Cán bộ có quyền tự quyết và phải tự chịu trách nhiệm trước quyết định đó.
Nội dung cơ bản của chính sách quản trị rủi ro tín dụng của VCB được thể hiện qua một số nội dung như sau:
Thứ nhất: Giới han kiểm soát rủi ro tín dung đối với môt khách hàng:
- Giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng (thể nhân/pháp nhân) của VCB được xác định theo ma trận phân cấp thẩm quyền từ chi nhánh lên Hội đồng
tín dụng tại Trụ sở chính và HĐQT. Trong đó cấp thẩm quyền mỗi Chi nhánh được xác định theo 10 nhóm, việc phân loại vào các nhóm được xác định lại hàng năm.
Giới hạn cấp tín dụng đối với một khách hàng tại các Chi nhánh sẽ được xác định lại sau mỗi năm tùy thuộc vào khả năng phát triển trên địa bàn và chất lượng tín dụng cũng như huy động của Chi nhánh đó.
- Tổng dư nợ cho vay tối đa hoặc tổng mức bảo lãnh tối đa đối với 01 khách hàng không quá 15% vốn tự có của Ngân hàng; tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 khách hàng không vượt quá 25% vốn tự có của Ngân hàng.
- Tổng dư nợ cho vay tối đa hoặc tổng mức bảo lãnh tối đa đối với 01 nhóm khách hàng không quá 50% vốn tự có của Ngân hàng; tổng mức bảo lãnh và cho vay 01 nhóm khách hàng không vượt quá 60% vốn tự có của Ngân hàng.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất không quá 30% tổng dư nợ tín dụng.
- Tỷ lệ dư nợ cho vay 01 ngành/ lĩnh vực không vượt quá 10% tổng dư nợ, trường
hợp đặc biệt có thể lên đến 15% tổng dư nợ nếu được Hội đồng quản trị phê duyệt.
- Tỷ lệ nợ xấu tối đa không vượt quá 3% tổng dư nợ.
- Tỷ lệ dư nợ Có tài sản đảm bảo đạt tối thiểu 60% so với tổng dư nợ.
Thú hai: Tuân thủ nguyên tắc phân vùng đầu tư của VCB
Để bảo đảm chất lượng tín dụng và thuận tiện trong quá trình giám sát khoản vay, mỗi chi nhánh sẽ tập trung cấp tín dụng cho các khách hàng thuộc những vùng đầu tư nhất định. Chi nhánh có thể cấp tín dụng cho các khách hàng ngoài vùng đầu tư của mình nếu được Tổng Giám đốc cho phép bằng văn bản. Tuy nhiên, chi nhánh nên tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh thuộc vùng đầu tư của mình trước khi đầu tư ra ngoài.
Chi nhánh có thể gặp trường hợp khách hàng nằm tại địa bàn đầu tư của chi nhánh khác (chi nhánh sở tại) nhưng có đơn vị phụ thuộc hoặc dự án đầu tư hoạt động hoặc được triển khai tại địa bàn đầu tư của mình. Trong trường hợp này, chi nhánh có thể cho khách hàng vay để phục vụ nhu cầu kinh doanh của đơn vị phụ thuộc hoặc dự án, với điều kiện là có thoả thuận bằng văn bản với chi nhánh sở tại.
Thứ ba: Phân chia thẩm quyền quyết định trong hoạt đông tín dung - Giám đốc Chi nhánh:
Thẩm quyền xét duyệt cho vay đối với mỗi chi nhánh được quy định khác nhau, tuỳ thuộc vào tình hình thực tế trên địa bàn và năng lực quản lý. Các khoản cho vay có giá trị nằm trong Giới hạn tín dụng đã được duyệt, Giám đốc chi nhánh được quyền chủ động quyết định. Đối với các khoản cho vay vượt ngoài phạm vi nói trên, Chi nhánh phải trình Tổng Giám đốc xem xét phê duyệt.
- Hội đồng tín dụng cơ sở tại Chi nhánh
Các hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền của Giám đốc chi nhánh sẽ được trình cho Hội đồng tín dụng cơ sở tại Chi nhánh để thực hiện phê duyệt. Hội đồng tín dụng cơ sở bao gồm: Giám đốc chi nhánh, PGĐ chi nhánh, lãnh đạo Phòng Quản lý nợ, lãnh đạo và cán bộ Phòng khách hàng.
- Phòng Phê duyệt Tín dụng (P.PDTD)
P.PDTD sẽ tái thẩm định các hồ sơ tín dụng vượt thẩm quyền của Hội đồng Tín dụng cơ sở tại Chi nhánh để phê duyệt. Để thuận tiện cho tác nghiệp và phù hợp với khối lượng công việc phát sinh, P.PDTD được chia thành 02 bộ phận là PDTD TSC đặt tại Trụ sở chính VCB và Bộ phận PDTD HCM đặt tại Văn phòng đại diện HCM. Các chi nhánh chia theo vùng địa lý từ Quảng Ngãi trở vào phía Nam sẽ do Bộ phận PDTD HCM quản lý, phần còn lại là PDTD TSC. Tuy nhiên PDTD TSC có trách nhiệm quản lý chung tình hình tín dụng toàn hệ thống.
+ Nếu các hồ sơ thuộc thẩm quyền phê duyệt của P.PDTD sẽ được trình lãnh đạo P.PDTD phê duyệt (cấp thẩm quyền phê duyệt của P.PDTD được quy định tại chính sách tín dụng từng thời kỳ).
+ Nếu các hồ sơ vượt thẩm quyền P.PDTD thì căn cứ vào giá trị hợp đồng tín dụng đề xuất của Chi nhánh, P.PDTD sẽ trình hồ sơ lên cấp cao hơn.
- Các Phó TGĐ chuyên trách: Các hồ sơ vượt thẩm quyền phê duyệt của P.PDTD trình lên được chia làm 2 cấp:
+ Cấp P.TGĐ phụ trách Quản lý rủi ro.
P.TGĐ P.TGĐ phụ trách rủi ro và HDTD phụ trách P.TGĐ Trung rủi ro phụ trách khách ương hàng
- Hội đồng tín dụng Trung Ương:
Hội đồng tín dụng Trung Ương là tổ chức hỗ trợ cho Tổng Giám đốc và Hội đồng tín dụng cơ sở, có nhiệm vụ và quyền ra quyết định các khoản cấp tín dụng có giá trị lớn và mức độ phức tạp để bảo đảm tính khách quan.
Hình thức làm việc của Hội đồng tín dụng Trung Ương là tổ chức họp các thành viên bao gồm: P.TGĐ phụ trách rủi ro, PTGĐ khối khách hàng doanh nghiệp, lãnh đạo các phòng ban thuộc Trụ Sở chính: Phòng Phê duyệt tín dụng, Phòng Pháp chế, Phòng khách hàng doanh nghiệp, Phòng Chính sách tín dụng. Các cuộc họp đều phải có biên bản với đầy đủ các chữ ký thành viên. Quyết định của Hội đồng tín dụng dựa trên cơ sở ý kiến biểu quyết của các thành viên, theo nguyên tắc đa số (quá bán).
- Hội đồng quản trị: là cấp quyết định cao nhất trong cây phân quyền phán quyết của Vietcombank. Hiện tại các khoản tín dụng phải trình HĐQT khi có giá trị vượt 3.000 tỷ đồng hoặc vượt các giới hạn liên quan đến tỷ lệ vốn tự có. Các khách hàng/nhóm khách hàng lớn của Vietcombank đều trình HĐQT, có thể kể đến như TCT hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines), TCT Điện lực quốc gia (EVN), Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN)...
Mô hình các cấp phê duyệt hiện hành của Vietcombank được mô tả dưới đây:
Mô hình 2.1: Mô hình hoạt động và phê duyệt tín dụng của toàn hệ thống VCB
GDchi nhánh
nhánh. Cụ thể:
Tham gia vào quy trình tín dụng gồm có 02 phòng chức năng: Phòng khách hàng, Phòng quản lý nợ cùng Ban giám đốc và Hội đồng tín dụng.
Mô hình 2.2: Mô hình tổ chức tín dụng tại VCB
(Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - Vietcombank)
Hội đồng tín dụng có nhiệm vụ tái thẩm định và ra quyết định đối với những khoản vay, xét duyệt hạn mức tín dụng mỗi khách hàng định kỳ hàng năm; thông qua quyết định và qui định liên quan đến hoạt động tín dụng VCB trong từng thời
kỳ.
Phòng Khách hàng
Chức năng:
Phòng Khách hàng có chức năng là đầu mối thiết lập quan hệ khách hàng, duy trì và không ngừng mở rộng mối quan hệ đối với khách hàng trên tất cả các mặt hoạt động, tất cả các sản phẩm Ngân hàng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh doanh một cách an toàn, hiệu quả và tăng thị phần của chi nhánh.
Thực hiện các nghiệp vụ cho vay, hợp vốn bằng VND, ngoại tệ đối với đối tượng khách hàng trong nước theo đúng các chế độ, thể lệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Vietcombank Trung ương ban hành.
Đồng thời nghiên cứu, phân tích, quản lý rủi ro gồm rủi ro chung (rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường...) và rủi ro riêng (rủi ro đối với khách hàng, đối với dự án) nhằm đảm bảo phát triển tín dụng, mở rộng hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.
Nhiệm vụ cơ bản:
- Xác định thị trường kinh doanh mục tiêu và đối tượng khách hàng mục tiêu. Chủ động tìm kiếm các dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi có hiệu quả để cho vay, chủ động tìm kiếm khách hàng mới, khách hàng tốt.
- Xây dựng chính sách khách hàng, trực tiếp tham gia thực hiện chính sách khách hàng và đánh giá việc thực hiện chính sách khách hàng.
- Trực tiếp triển khai các biện pháp Marketing giới thiệu cho khách hàng về sản phẩm dịch vụ mà Vietcombank có lợi thế và có thể cung ứng.
- Tổ chức việc đánh giá thực hiện chính sách khách hàng định kỳ nhằm kịp thời điều chỉnh chính sách hoặc điều chỉnh biện pháp triển khai có hiệu quả hơn trong trường hợp cần thiết.
- Trực tiếp khởi tạo và quản lý mối quan hệ tín dụng với khách hàng.
- Nghiên cứu chủ trương, chính sách của Nhà Nước và kế hoạch phát triển theo từng vùng kinh tế, ngành kinh tế tại điạ phương, các văn bản về hoạt động Ngân hàng. chiến lược kinh doanh, chính sách về quản lý rủi ro của VCB VN và tình trạng tín dụng tại địa phương trong từng thời kỳ để: Đề xuất mức tăng trưởng tín dụng theo nhóm khách hàng, ngành nghề, khu vực kinh tế. phù hợp với năng
lực quản trị rủi ro; Đề xuất danh sách khách hàng cần hạn chế tín dụng hoặc ngừng quan hệ tín dụng.
- Quản lý danh mục đầu tư.
- Chấm điểm, xếp hạng tín dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại VCB.
- Trực tiếp thẩm định rủi ro đối với từng khoản cấp tín dụng đến khách hàng.
- Tham gia vào qui trình phê duyệt tín dụng, tham gia và giám sát các quyết định đã được phê duyệt, tham gia xử lý các khoản cấp tín dụng có vấn đề.
- Tiếp nhận và khởi tạo các nhu cầu tài trợ thương mại, thanh toán quốc tế, sau đó chuyển lên xử lý tập trung tại Trụ sở chính.
Phòng Quản lý nợ
Chức năng:
Phòng Quản lý nợ có chức năng quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc giải ngân, thu nợ. Đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp với số liện trên hồ sơ. Đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn. Đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước qui định trong Quy trình tín dụng.
Nhiệm vụ cơ bản:
- Kiểm soát tính tuân thủ.
- Nhập dữ liệu vào hệ thống.
- Nhận và lưu giữ hồ sơ.
- Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn.
- Lập các báo cáo dữ liệu khoản vay.
- Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi.
- Thực hiện phân loại nợ và tính toán trích dự phòng rủi ro cho từng khách hàng theo qui định hiện hành.
Để kiểm tra, kiểm soát tính tuân thủ qui chế của các bộ phận, phòng ban chức năng; phát hiện rủi ro trong từng khâu trong quá trình cho vay, VCB có thành lập tổ kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Công tác kiểm tra, kiểm soát này sẽ được thực hiện trong suốt quá trình cho vay.
2.2.2.4 Thực hiện quản lí một khoản tín dụng
Đề xuất cho vay và Thẩm định rủi ro khoản vay: Phòng Khách hàng chịu trách nhiệm thu thập mọi thông tin và hồ sơ liên quan đến khách hàng, thông tin liên quan đến phương án vay vốn, đánh giá sơ bộ khoản vay và lập Báo cáo đề xuất tín dụng.
Báo cáo đề xuất tín dụng phải cung cấp đầy đủ, trung thực và rõ ràng những thông tin phòng Khách hàng tổng hợp được, tối thiểu gồm những thông tin theo mẫu (gồm: thông tin về hồ sơ pháp lý của khách hàng, thông tin về báo cáo tài chính các năm, hồ sơ tài liệu liên quan đến tài sản đảm bảo, rủi ro liên quan đến