Trong các tổ chức kinh doanh nói chung, kể cả các tổ chức tài chính, hoạt động quản trị thường bao gồm ba mảng nội dung có sự đan xen với nhau. Đó là quản trị tổ chức, quản trị hoạt động và quản trị rủi ro. Tùy đặc điểm của tổ chức mà nội dung quản trị nào được nhấn mạnh hơn. Riêng đối với các Ngân hàng thương mại, do hoạt động trong môi trường nhạy cảm nên quản trị rủi ro được đặc biệt nhấn mạnh. Thêm nữa tín dụng lại là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng, vì vậy quản trị rủi ro tín dụng lại càng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Quản trị rủi ro tín dụng là một nội dung đặc thù của hoạt động quản trị kinh doanh nói chung trong các ngân hàng. Vì vậy tiến trình quản trị rủi ro tín dụng bao gồm các nội dung công việc mà bất kỳ ngân hàng nào cũng phải thực hiện trong hoạt động quản trị kinh doanh của mình.
1.2.4.1Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược kinh doanh của mỗi ngân hàng là định hướng hoạt động được các nhà quản lý ngân hàng hoạch định, định hướng kinh doanh cho ngân hàng mình để đạt tới một mục tiêu nhất định. Trong đó, chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là một
bộ phận trong chiến lược kinh doanh tổng thể, nhằm đảm bảo tăng trưởng tín dụng với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, đồng thời xác định khả năng và thái độ sẵn sàng chấp nhận của ngân hảng đối với rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Trên cơ sở đó, ngân hàng đề ra các chính sách thích hợp cho hoạt động tín dụng.
1.2.4.2 Xác định khẩu vị rủi ro của Ngân hàng
Mỗi một ngân hàng có một khả năng chịu đựng rủi ro khác nhau, điều này tùy thuộc vào quy mô vốn tự có, năng lực quản trị, cơ sở vật chất kỹ thuật và một số yếu tố nội lực khác của ngân hàng. Vì vậy cùng với việc hoạch định chiến lược, mỗi ngân hàng phải tự xác định khả năng chịu đựng rủi ro của mình, để đảm bảo các chính sách sau đó sẽ được thiết kế phù hợp với khả năng này. Đây là yếu tố quan trọng mà ủy ban Basel gọi là mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, hay là “khẩu vị rủi ro”. Để cụ thể hơn, mức độ chịu đựng rủi ro của ngân hàng có thể được xác định theo từng khoản vay, từng khách hàng, nhóm khách hàng, theo sản phẩm và lĩnh vực đầu tư, theo khu vực địa lý, theo dạng tài sản bảo đảm, theo trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng.
1.2.4.3 Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng thích hợp
Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là một nội dung trong chính sách tín dụng chung cùa ngân hàng. Theo đó, chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng do ban lãnh đạo ngân hàng soạn thảo, Hội đồng quản trị ngân hàng thông qua, phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng và những quy định pháp lý hiện hành. Chính sách tín dụng của ngân hàng thường phải nhất quán và phù hợp với đặc điểm, tình hình tài chính của từng ngân hàng. Mặt khác, chính sách tín dụng của 18 ngân hàng thương mại luôn luôn hướng tới các mục tiêu lợi nhuận, an toàn và lành mạnh [Ngô Hướng, Phan Đình Thế (2002), giáo trình Quản trị và kinh doanh ngân
hàng, nhà xuất bản thống kê, Hà nội]. Và cũng chính bởi mục tiêu an toàn / tức
giảm thiểu rủi ro, nên trong chính sách tín dụng của các ngân hàng thương mại không thể thiếu được một nội dung quan trọng đó là định hướng cho quản lý rủi ro tín dụng.
Những nội dung quản lý rủi ro tín dụng cơ bản trong chính sách gồm có:
- Chính sách giới hạn hoặc hạn chế cấp tín dụng. Trong từng ngân hàng luôn có những quy định về giới hạn cấp tín dụng, những giới hạn này có thể hình thành do quy định của luật pháp, hoặc của cơ quan giám sát ngân hàng từng nước, hoặc cũng có thể do chính ngân hàng tự đặt ra. Mục đích là nhằm giảm thiểu sự tập trung trên danh mục cấp tín dụng, tránh dồn vốn cho một số ít đối tượng, gây bất lợi cho ngân hàng.
- Chính sách phân tán rủi ro thông qua đa dạng hóa lĩnh vực / ngành kinh tế, khu vực địa lý .. .Một mặt chính sách đa dạng hóa là cụ thể hóa nguyên tắc phân tán rủi ro theo đối tượng được cấp tín dụng, mặt khác thể hiện thị trường mục tiêu mà ngân hàng đang muốn hướng tới, phù hợp với năng lực kiểm soát rủi ro của ngân hàng.
- Chính sách đảm bảo an toàn cho quá trình cấp tín dụng, thông qua quy định về lãi suất tiền vay, quy định tài sản bảo đảm nợ vay, quy định về vốn đối ứng trong từng dự án, phương án vay vốn. Những quy định này có tính chất định hướng cho quá trình thực hiện cấp tín dụng tại ngân hàng.
- Chính sách trích lập quỹ dự phòng tổn thất trong kinh doanh tín dụng. Tổn thất tín dụng mà ngân hàng gặp phải có thể là lọai ước tính được (Expected Loss) hoặc lọai không ước tính được (Unexpected Loss). Để đối phó với các lọai tổn thất này, ngân hàng thường có hai cách: (i) Trích lập dự phòng cho tổn thất dự tính được và (ii) Tính số vốn tự có cần thiết để trang trải cho tổn thất không dự tính được. Những nội dung liên quan đến dự phòng tổn thất phải được đề cập đến trong chính sách quản lý rủi ro tín dụng của các ngân hàng.
1.2.4.4 Đánh giá hoạt động quản lý rủi ro tín dụng
Đối với mỗi một hoạt động quản lý nào thì khâu kiểm tra đánh giá cũng có một ý nghĩa rất quan trọng. Nó cung cấp cho nhà quản lý những thông tin cần thiết về việc thực hiện thực hiện hoạt động quản lý như thế nào, những gì đã làm được, những gì chưa làm được cũng như những vấn đề cần được chấn chỉnh. Kết quả của công tác đánh giá cũng giúp nhà quản lý đưa ra các gợi ý để việc thực hiện hoạt
động được tốt hơn. Đối với công tác quản lý rủi ro tín dụng thì điều này càng đặc biệt có nhiều ý nghĩa. Việc đánh giá chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng phải tiến hành trên các khía cạnh chủ yếu sau:
Một là, đánh giá việc tổ chức điều hành quản lý rủi ro tín dụng: đánh giá việc
tổ chức bộ máy, phân công nhân sự, quản lý các thông tin.. .Việc đánh giá phải chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu cũng như các nguyên nhân nhằm đưa ra các biện pháp hoàn thiện tổ chức quản lý rủi ro.
Hai là, đánh giá hiệu quả việc tổ chức thực hiện quản lý rủi ro tín dụng: quy
trình thực hiện có nghiêm ngặt, chặt chẽ hay không, những khâu nào thực hiện tốt, khâu nào chưa tốt, khâu nào còn bất cập. Tương tự cũng phải chỉ ra được các nguyên nhân của các mặt mạnh, yếu đó.
Ba là, đánh giá được kết quả của công tác quản lý rủi ro tín dụng: Quản lý rủi
ro có thực sự hiệu quả không thể hiện ở chính những kết quả nó mang lại. Bởi vậy Ngân hàng tính toán, thống kê được số rủi ro đã xảy ra, các loại rủi ro hay gặp nhất, nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng, thiệt hại thực tế, kết quả của việc xử lý... Xác định được nhờ có QLRR mà số lượng, mức độ thiệt hại giảm đi như thế nào, so sánh với kế hoạch đặt ra. Từ đó có chiến lược để hoàn thiện hoạt động này trong tương lai.
Một điểm cần lưu ý nữa là việc đánh giá không phải chỉ tiến hành sau mỗi chu kỳ kinh doanh mà cần phải tiến hành ngay trong quá trình tổ chức, ở tất cả các khâu, các bộ phận có liên quan để trực tiếp hỗ trợ, chấn chỉnh các hoạt động ngay khi thực hiện và phát hiện kịp thời các bất cập để đề ra biện pháp khắc phục.
1.2.4.5 Áp dụng các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng
Thứ nhất: Cần xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng là xây dựng và thực thi các chính sách và biện pháp quản lý tín dụng nhằm đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững.
Các Ngân hàng thương mại (NHTM) có quy mô càng lớn, công tác quản trị càng
chiếm một vị trí quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, hoạt động kinh doanh của NHTM
nếu được quản lý tốt thì sẽ hiệu quả và an toàn hơn nhiều so với việc kinh doanh một cách tự phát. Việc xây dựng một chiến lược QLRR vừa là một khoa học vừa là một nghệ thuật nên khó có thể đưa ra một chiến lược chung cho toàn bộ các Ngân hàng.
Nói chung chiến lược QLRR của Ngân hàng cần được xây dựng dựa trên:
- Các phán đoán hiện tại cũng như tương lai về tình hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nước.
- Các nguồn lực sẵn có của Ngân hàng như khả năng về nhân lực, vốn, công nghệ, kinh nghiệm hoạt động, danh tiếng của Ngân hàng, vị thế của Ngân hàng trên thị trường cạnh tranh...
- Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng về lợi nhuận, về tăng trưởng tài sản, tăng thị phần, đảm bảo an toàn.
Như vậy, chiến lược quản lý rủi ro tín dụng phải đạt được mục tiêu tối đa hóa tỷ suất thu nhập đã được điều chỉnh rủi ro hoặc giảm tối đa chênh lệch giữa mức sinh lời thực tế và kỳ vọng. Nói cách khác mục tiêu của quản lý rủi ro tín dụng là để kiểm soát mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng trong phạm vi mà Ngân hàng cho là hợp lý và chấp nhận được.
Thứ hai: Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý
Chính sách tín dụng là một văn bản cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý một khung chỉ dẫn chi tiết để ra các quyết định tín dụng và định hướng danh mục đầu tư tín dụng của Ngân hàng.
Chính sách tín dụng của Ngân hàng phải thực hiện ba mục tiêu cơ bản: lợi nhuận, an toàn và lành mạnh. Một chính sách tín dụng hợp lý phải được xây dựng dựa trên những căn cứ:
- Nguồn vốn của Ngân hàng, bao gồm cả vốn huy động, và vốn chủ sở hữu. Dựa vào quy mô nguồn vốn, Ngân hàng có thể lựa chọn kỳ hạn đầu tư, loại hình cho vay phù hợp.
- Các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, điều này ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng của thị trường. Do đó Ngân hàng cần phải có sự phù hợp thống nhẩt đối với các điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ.
- Thị trường mục tiêu của Ngân hàng, nguồn lực vật chất và trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên là nhân tố tác động đến khả năng hoạt động của Ngân hàng trên những khu vực thị trường nhất định. Chính những nhân tố này sẽ phát huy lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng trên thị trường.
- Căn cứ vào những phân tích, dự báo rủi ro trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Đây là những phân tích mang tính chất kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và ngoài nước, điển hình lã những phân tích dự báo về tình hình tài chính tiền tề như lãi suất, lạm phát, ngoại tệ...
Chính sách tín dụng được đánh giá tốt phải bao gồm những tiêu thức sau:
- Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý.
- Xác định quyền phán quyết hợp lý gắn trách nhiệm và quyền lợi của cán bộ tín dụng vào quyết định cho vay.
Thứ ba: Xây dựng kho dữ liệu khách hàng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, một doanh nghiệp không chỉ có quan hệ với Ngân hàng một lần mà còn rất nhiều lần. Vì vậy để tiết kiệm thời gian đánh giá, thẩm định và quản lý rủi ro tín dụng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng cho doanh nghiệp là một yêu cầu tối quan trọng giúp Ngân hàng có được những dữ liệu đầy đủ nhất về tình hình hoạt động kinh doanh cũng như theo dõi nghĩa vụ trả nợ của khách hàng một cách đầy đủ nhất.
Các dữ liệu của khách hàng được trích từ kho dữ liệu khách hàng tập trung cho phép khách hàng có thể được vay vốn từ bất kỳ một chi nhánh Ngân hàng nào hoặc vay tại các Ngân hàng khác nhau một cách nhanh chóng nhất. Đồng thời giúp cho việc quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng kịp thời phát hiện rủi ro trước khi thực hiện cấp vốn cho khách hàng.
Thứ tư: Xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng
Hệ thống tính điểm tín dụng là một phương pháp lượng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng thông qua quá trình đánh giá bằng thang điểm. Các chỉ tiêu và thang điểm được áp dụng khác nhau đối với các loại khách hàng khác nhau.
- Đối với mỗi chỉ tiêu, điểm ban đầu của khách hàng là điểm ứng với mức chỉ tiêu gần nhất với mức mà thực tế khách hàng đạt được.
- Nếu mức chỉ tiêu đạt được của khách hàng nằm ở giữa 2 mức chỉ tiêu chuẩn, điểm ban đầu của khách hàng là mức điểm cao hơn.
- Điểm dùng để tổng hợp xếp hạng là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số.
- Quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp được mô tả tóm tắt qua sơ đồ dưới đây:
Hình 1.1: Quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp
X ⅛c- J⅛rah du c∙γ O N 1 d⅛u⅛c. ∏√-∣Γ∣∙. *NEmgl ìlirn., Ebuf l n; ho c-ẳ ị * d ch v : ho cị ụ ị *Xly di,≡ g;ι ho cị ■c⅛ g ∏ig⅛ ⅛pπ ι Nguồn: Vietcombank
(Các mẫu bảng nêu trong sơ đồ mang tính bảo mật thông tin, học viên không được phép cung cấp tại nội dung luận văn)
Việc xây dựng hệ thống chấm điểm tín dụng chi tiết, linh hoạt, có tính thực tế cao sẽ giúp cho Ngân hàng sàng lọc được các đối tượng khách hàng, hạn chế được những rủi ro trong quá trình thẩm định. Từ đó hỗ trợ quyết định cho vay của Ngân hàng được chính xác hơn, giảm thiểu những rủi ro tín dụng phát sinh.
Thứ năm: Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và xác định mức đô rủi ro tín dụng
Thực hiện phân tích tín dụng môt cách đầy đủ và toàn diện nhằm đánh giá khách hàng và tính hiệu quả của phương án trước khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp.
Việc phân tích, thẩm định tín dụng được thực hiện trong và sau khi cho vay. Đó là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản vay nhằm đảm bảo tính chính xác, tính kinh tế của đồng vốn tín dụng đến được đúng đối tượng sử dụng vốn hiệu quả. Quá trình này chỉ chấm dứt khi khoản vay được hoàn trả đúng thời hạn và đầy đủ. Công tác này có vai trò quyết định trong việc khoản vay có sinh lời hay không, qua đó đảm bảo chu kỳ đồng vốn của Ngân hàng từ khi huy đông đến cho vay đến thu nợ, hoặc có đảm bảo được mục đích kinh doanh của Ngân hàng hay không. Không chỉ có tác dụng trong công tác cấp vốn của Ngân hàng mà còn góp phần vào công tác quảng bá thương hiệu của bản thân Ngân hàng, được thể hiện qua thủ tục cho vay không rườm rà, thái đô phục vụ tận tình, trách nhiệm cho dù có vay được vốn hay không.
Thứ sáu: Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng
Các yêu cầu tài sản đảm bảo (TSĐB) của Ngân hàng với mục đich nhằm hạn chế rủi ro trong trường hợp khách hàng không thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng vay vốn về việc thanh toán gốc và lãi khi đến hạn. Tuy nhiên việc thực hiện hình thức bảo đảm tiền vay nào là phụ thuộc vào tình hình của khách hàng, và của bản thân Ngân hàng cho vay.
Để hạn chế rủi ro tín dụng thì khâu đảm bảo tín dụng cần phải lưu ý những vấn đề sau: