Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

Một phần của tài liệu 1299 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)

- Môi trường kinh tế — xã hội — chính trị : Trong những năm gần đây, nền

kinh tế phải gánh chịu hậu quả của khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát và giá cả tăng khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp tăng trong khi giá bán không thể tăng

tương ứng, làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm khả năng trả nợ Ngân hàng. Bên cạnh đó, việc mở cửa hội nhập quốc tế một mặt tạo điều kiện cho Ngân hàng và các doanh nghiệp có cơ hội phát triển, mặt khác cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Ngân hàng và khách hàng. Đối với Ngân hàng, việc mở cửa và hội nhập tất yếu dẫn tới việc ra đời và phát triển của các loại hình Ngân hàng khác, sự cạnh tranh giành thị phần ngày càng khốc liệt hơn. Do đó,

để hoàn thành các mục tiêu của mình, Ngân hàng có thể mở rộng cho vay đối với cả các dự án mang nhiều rủi ro, vì vậy cũng làm tăng thêm rủi ro cho Ngân hàng. Đối với các doanh nghiệp, cơ chế cạnh tranh khốc liệt sẽ đẩy một số doanh nghiệp tới tình trạng thua lỗ, phá sản do không cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, giá rẻ. Sự giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như sự gia tăng các doanh nghiệp phá sản là điều không thể tránh khỏi và đó là những nguyên nhân dẫn tới gia tăng rủi ro tín dụng Ngân hàng.

- Môi trường pháp lý: Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, nền kinh tế Việt

Nam đang trong quá trình chuyền đổi mạnh mẽ, Pháp luật của Nhà nước ban hành đang trong quá trình hoàn thiện và tiến gần đến các thông lệ quốc tế. Vì vậy, hiện nay luật tổ chức tín dụng, các qui định về tài sản đảm bảo, bảo hiểm tiền gửi,... vẫn còn nhiều bất cập và chồng chéo.

Hệ thống chuẩn mực kế toán do Bộ Tài Chính ban hành được Hiệp hội kế toán và kiểm toán Việt Nam đánh giá là đã tuân thủ khoảng 95% chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, hệ thống kế toán áp dụng đối với các tổ chức tín dụng Việt Nam mới chỉ tuân thủ khoảng 50% chuẩn mực kế toán quốc tế do Bộ Tài Chính vẫn chưa ban hành các chuẩn mực kế toán về trình bày, ghi nhận và đo lường công cụ tài chính. Vì vậy, kết quả kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kiểm toán quốc tế (IAS) có sự khác biệt về một số chỉ tiêu như số liệu dự phòng rủi ro tín dụng, nguồn vốn chủ sở hữu.

Tóm lại: Hoạt động tín dụng của VCB trong những năm qua đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, đó là dư nợ tín dụng liên tục tăng trưởng, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu được duy trì ở mức đảm bảo. Vấn đề này đã tác động tích cực đến họat động kinh doanh của VCB, nâng cao vị thế và uy tín và sức cạnh tranh của VCB trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, vẫn tồn tại những thực trạng bất cập cần có những biện pháp để hạn chế những rủi ro tín dụng tại VCB nhằm giải quyết triệt để nợ tồn đọng và giảm tỷ lệ nợ quá hạn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK

3.1 ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIÊU QUẢ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TAI VIETCOMBANK GIAIĐOẠNTỪNAYĐẾN2020

3.1.1 Định hướng phát triển chung của VCB

Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành Ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam như hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển với những nội dung chính như sau:

- Nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.

- Hoàn thành quá trình tái cơ cấu Ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro.

- Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

- Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của VCB, không được lợi dụng tài sản và uy tín của VCB vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của VCB trong từng thời kỳ.

- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh khả năng

nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: trong cấp tín dụng, VCB thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân: VCB đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.

3.1.1.1 Những định hướng khác.

- Mức tăng trưởng tín dụng: đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn, tranh thủ thời cơ phát triển của nền kinh tế, định hướng mức tăng trưởng tín dụng bình quân trong giới hạn mà NHNN quy định

- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ luôn ở mức dưới 3%.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại khách hang... để đảm bảo quản lý rủi ro và quản lý hiệu quả danh mục các khoản vay. Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước để có chính sách khách hàng tổng thể. Có các biện pháp đẻ thu hút và hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng nhằm phân tán rủi ro giữa các loại hình tín dụng mà các chi nhánh cung cấp, tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng .

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá những dự án vay vốn lớn, có tính chất phức tạp như cho vay xây lắp, cho vay đóng tàu, và các dự án thuộc những ngành nghề kinh doanh đặc biệt.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo kiểm soát được rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, để có cách thức xử lý kịp thời.

3.1.2 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng của VCB

- Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảm bảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra. Mục tiêu về chất lượng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu dưới 1,5%, tăng trưởng tín dụng đạt mức 18% trong năm 2017.

- Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng lựa chọn những ngành nghề, lĩnh vực và nhóm khách hàng có khả năng phát triển và đạt hiệu quả; không đầu tư quá mạnh, đầu tư theo phong trào vào một nhóm ngành hàng/khách hàng cho dù ngành nghề/khách hàng đó đang có sự tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ nhưng có khả năng bão hòa hoặc cung vượt cầu trong tương lai.

- Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động của VCB thông qua nâng cao chất lượng thẩm định và tăng cường kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời trong quá trình cấp tín dụng.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo giữ được sự hợp tác của khách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản trị rủi ro tín dụng.

3.1.3 Định hướng hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VCB

3.1.3.1Định hướng xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn thông

lệ quốc tế

- Thực hiện phân tách chức năng bán hàng, thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng và chức năng quản lý nợ trong hoạt động cấp tín dụng cho các doanh nghiệp. Theo đó toàn bộ việc xây dựng cơ sở xác định rủi ro tổng thể sẽ do bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện độc lập bảo đảm tính khách quan cũng như hạn chế sự phân tán thông tin khi cung cấp các sản phẩm tín dụng . Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng thực hiện việc giám sát song song quá trình bộ phận khách hàng thực hiện các quyết định phê duyệt tín dụng để phát hiện các dấu hiệu rủi ro cũng như can thiệp kịp thời như giám sat việc thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay, kiểm tra tài sản đảm bảo, các điều kiện giải ngân... Như vậy, quá trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực

hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng , khắc phục được tình trạng không kịp thời khi chỉ sử dụng một cơ chế hậu kiểm của kiểm tra nội bộ.

- Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lượng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng được nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời cũng như tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của các bộ phận. Đồng thời, mỗi bộ phận trong chức năng, nhiệm vụ của mình cần xây dựng các mục tiêu trong hoạt động cấp tín dụng (tỷ lệ nợ xấu chấp nhận được, mức độ tăng trưởng tín dụng,...), các giải pháp thực hiện các mục tiêu đó, đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận tác nghiệp khi thực thi.

- Tiêu chuẩn hóa cán bộ theo dõi rủi ro tín dụng để đáp ứng yêu cầu quản lý rủi ro tín dụng. Theo đó cần xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng phải có kinh nghiệm, kiến thức, khả năng nhanh nhạy khi xem xét đánh giá các đề xuất tín dụng. Ngân hàng có thể xây dựng bộ tiêu chuẩn đối với cán bộ rủi ro tín dụng như trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế để có thể đảm bảo phân tích, thẩm định và giám sát tín dụng hiệu quả.

- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên, liên tục và cập nhật kịp thời các thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và cấp tín dụng nói riêng. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng hiện đại chỉ có thể thành công khi giải quyết được vấn đề trao đổi thông tin, đảm bảo sự phân tách giữa các bộ phận chức năng để thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao tính khách quan nhưng không làm mất đi khả năng nắm bắt và kiểm soát thông tin của bộ phận quản lý rủi ro tín dụng.

- Nâng cao tính thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng

tín dụng nội bộ, thực hiện xếp hạng tín dụng theo định kỳ và duy trì một cách liên

tục để

3.1.3.2 Những định hướng khác

- Mức tăng trưởng tín dụng: đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn, tranh thủ thời cơ phát triển của nền kinh tế, định hướng mức tăng trưởng tín dụng bình quân trong giới hạn mà NHNN quy định.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ luôn ở mức dưới 3%.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại khách hang... để đảm bảo quản lý rủi ro và quản lý hiệu quả danh mục các khoản vay. Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước để có chính sách khách hàng tổng thể. Có các biện pháp để thu hút và hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng nhằm phân tán rủi ro giữa các loại hình tín dụng mà các chi nhánh cung cấp, tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng .

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá những dự án vay vốn lớn, có tính chất phức tạp như cho vay xây lắp, cho vay đóng tàu, và các dự án thuộc những ngành nghề kinh doanh đặc biệt.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo kiểm soát được rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, để có cách thức xử lý kịp thời.

3.2 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI VIETCOMBANK

Như chúng ta đã biết, hoạt động tín dụng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất, mặc dù VCB đã sử nhiều biện pháp nhằm khắc phục và xử lý rủi ro cho các doanh nghiệp tại VCB, tuy nhiên vẫn còn phát sinh nợ quá hạn. Có rất nhiều biện pháp để ngăn ngừa, khắc phục và xử lý rủi ro, nhưng trong phạm vi của chuyên đề, tôi chỉ xin đưa ra một số biện pháp cơ bản sau:

3.2.1 Giải pháp thực hiện chiến lược tín dụng

3.2.1.1 Tăng cường huy động vốn để thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng.

cấu tín dụng phù hợp nhất. Ta có thể tăng cường thu hút vốn bằng các biện pháp như đa dạng các hình thức huy động vốn, những hình thức mới rất phong phú như tiết kiệm trả góp hay hình thức lãi suất linh hoạt,... Vietcombank với thương hiệu lâu đời và uy tín lớn hoàn toàn có khả năng phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi. VCB cần chuyên biệt hóa sản phẩm, phát triển thế mạnh của mình và dần dần thâm nhập mở rộng thị trường, tăng thị phần.

Một biện pháp phát triển tín dụng tốt nữa đó là duy trì và phát triển các mối quan hệ tín dụng với các khách hàng lớn, đảm bảo một nguồn thu ổn định và lâu dài. Đồng thời VCB cần có một chính sách lãi suất linh hoạt, đảm bảo lợi ích của người gửi

tiền và Ngân hàng, phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể, đồng thời cần có chính sách chăm sóc khách hàng với những dịch vụ bổ trợ, những ưu đãi với những khách hàng quen, theo phương châm phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.

3.2.1.2 Tăng cường công tác quản lí khoản vay

Sau khi tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, các cán bộ tín dụng của VCB phải

không ngừng kiểm tra, kiểm soát khoản vay, giám sát chặt chẽ sự vận động của đồng tiền đã cho vay. Đây là công việc mang tính quyết định cho chất lượng của khoản vay.

Khoản tín dụng khi được giải ngân nếu việc sử dụng khoản vay đúng mục đích và có hiệu quả, khách hàng mới có thể hoàn trả vốn và lãi đúng hạn. Ngược lại trong nhiều trường hợp khách hàng không sử dụng các khoản vay đúng mục đích có thể dùng để trục lợi cá nhân, kinh doanh những ngành nghề bất hợp pháp, trái với

Một phần của tài liệu 1299 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w