Các nguyên tắc quản trị rủi rotín dụng

Một phần của tài liệu 1299 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 34)

1.2.3.1 Thiết lập môi trường tín dụng có mức rủi ro hợp lý

Đầu tiên, Hội đồng quản trị (HĐQT) phải phê duyệt định kỳ chính sách rủi ro tín dụng, xem xét rủi ro tín dụng và xây dựng một chiến lược xuyên suốt quá trình

hoạt động của Ngân hàng, ví dụ như quy định về tỷ lệ nợ xấu, mức độ chấp nhận rủi ro,... HĐQT có trách nhiệm đề ra mức độ rủi ro tối đa có thể chấp nhận được và mức lợi nhuận mong muốn thông qua việc phê duyệt chiến lược rủi ro tín dụng, chính sách tín dụng trọng yếu và các hạn mức tín dụng. Đồng thời HĐQT có trách nhiệm giám sát để đảm bảo Ngân hàng có được một cơ cấu tổ chức thích hợp cho việc hoàn thành cấc mục tiêu đã đề ra. Bên cạnh đó do môi trường liên tục thay đổi và kết quả hoạt động tài chính của Ngân hàng được đánh giá liên tục nên việc rà soát định kì đối với các chiến lược, chính sách và cơ cấu tín dụng cũng rất cần thiết.

Hội đồng rủi ro hỗ trợ HĐQT trong việc quyết định và rà soát tất cả các vấn đề về chiến lược và chính sách trọng yếu liên quan đến các rủi ro mà Ngân hàng chấp nhận. Hội đồng rủi ro giám sát và rà soát thường xuyên cơ cấu và các quy trình quản lý rủi ro của Ngân hàng trong đó việc xác định thẩm quyền và hạn mức cho vay cho các hội đồng tín dụng, bộ phận kinh doanh và các cá nhân trong Ngân hàng tham gia vào quy trình tín dụng.

Ban Tổng giám đốc thực hiện và triển khai các chiến lược HĐQT phê duyệt và thông qua hội đồng tín dụng và hội đồng quản lý rủi ro xây dựng chính sách mới để HĐQT phê duyệt. Để thực hiện thẩm quyền này, các chính sách cần được xây dựng đo lường giám sát và kiểm sát các rủi ro tín dụng của tất cả sản phẩm và hoạt động của Ngân hàng, từ cấp toàn bộ danh mục tới cấp giao dịch đơn lẻ. Một quy trình cấp tín dụng hợp lý là cơ sở cho các hoạt động tác nghiệp của cả hệ thống Ngân hàng. Quy trình này bắt đầu từ các tiêu chí khách quan và rõ ràng về cấp tín dụng, xây dựng hạn mức cho các loại rủi ro khác nhau ở cấp giao dịch đơn lẻ cho tới cấp tổng hạn mức của các nhóm công ty, đối tác; đồng thời tránh được việc lạm dụng và xung đột lợi ích bằng cách đảm bảo tất cả các quyết định đều được đưa ra một cách vô tư và công bằng. Bên cạnh đó cần xây dựng các quy trình tín dụng rõ ràng đối với việc phê duyệt cấp tín dụng phù hợp để thực hiện việc quản lý, đo lường và giám sát các khoản tín dụng được cấp. Để đảm bào tính nhất quán và đầy đủ trong quy trình phê duyệt tín dụng và chất lượng của các rủi ro tín dụng, điều cần thiết là phải lập các bộ phận độc lập với các bộ phận nghiệp vụ kinh doanh và có khả năng

thực hiện đánh giá liên tục, phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề tiềm năng và có khả năng đảm bảo việc xử lý các khoản nợ có vấn đề được thực hiện.

Hội đồng quản lý rủi ro (HĐQLRR) có nhiệm vụ chuẩn bị và đề xuất lên HĐQT chiến lược, chính sách và quy trình nhằm đảm bảo toàn bộ các tập hợp rủi ro trong hệ thống đều phù hợp với chiến lược và mức độ rủi ro tối đa có thể chấp nhận được mà HĐQT đề ra cũng như phù hợp với cơ sở vốn của Ngân hàng. Ngoài ra, HĐQLRR cũng nhằm đảm bảo các danh mục rủi ro của Ngân hàng thường xuyên được giám sát và quản lý theo các hạn mức và quy trình. HĐQLRR phải xác định các lĩnh vực rủi ro mới có thể xuất hiện nhằm khai thác các rủi ro đó và đem lại lợi nhuận, hoặc để quản lý các ảnh hưởng tiêu cực có thể có đối với hoạt động kinh doanh. HĐQLRR sẽ chịu trách nhiệm đề xướng công tác cập nhật hoặc bổ sung các chính sách rủi ro hiện thời nếu phát hiện ra các rủi ro mới đối với hoạt động kinh doanh và trình lên HĐQT phê duyệt.

1.2.3.2 Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh

Ngân hàng cần xác định rõ các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh. Những tiêu chí này đảm bảo sự am hiểu thấu đáo về đối tượng khách hàng vay vốn cũng như mục đích và các điều khoản tín dụng, đồng thời phải xác minh được nguồn trả nợ của khoản tín dụng đó.

Ngân hàng cần xây dựng các hạn mức tín dụng cho từng loại khách hàng vay vốn, và các nhóm khách hàng vay vốn nhằm tập trung các loại hình rủi ro tín dụng khác nhau nhưng có thể so sánh và theo dõi được trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Ngân hàng phải thiết lập quy trình tín dụng rõ ràng trong việc phê duyệt một khoản tín dụng mới cũng như việc mở rộng quy mô tín dụng hiện có, trong đó phân định rạch ròi trách nhiệm và quyền hạn của các bộ phận tham gia quy trình. Đồng thời cần phát triển đội ngũ nhân viên quản lý rủi ro tín dụng có kinh nghiệm, kiến thức nhằm đưa ra các nhận định thận trọng trong việc đánh giá, phê duyệt và quản lý rủi ro tín dụng. Việc cấp tín dụng cần được thực hiện trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên, đặc biệt cần có sự cẩn trọng và đánh giá hợp lý đối với các

khoản tín dụng cấp cho khách hàng có quan hệ.

Một quy trình cấp tín dụng lành mạnh phải phân định rạch ròi chức năng và quyền hạn của từng bộ phận liên quan, cụ thể:

- Thẩm quyền phê duyệt: cần được giao cho phù hợp với với kinh nghiệm

và trình độ chuyên môn của cá nhân và hội đồng. Các thẩm quyền phê duyệt phải được quy định rõ bằng văn bản một cách chi tiết, và được thông báo cho toàn thể nhân viên. Những thay đổi về thẩm quyền thường trực chỉ có hiệu lực sau khi hội đồng rủi ro phê duyệt. Các đề xuất tín dụng phải được phê duyệt bởi cấp phê duyệt phù hợp theo thẩm quyền, trong trường hợp đề xuất tín dụng vượt quá thẩm quyền quy định thì cần trình lên cấp cao hơn.

- Hội đồng tín dụng: là hội đồng phê duyệt tín dụng cấp cao nhất. Các

giao dịch vượt quá thẩm quyền của Hội đồng tín dụng đòi hỏi sự phê chuẩn củ a HĐQT. Có thể thiết lập các Hội đồng tín dụng cấp thấp hơn ở các chi nhánh, bộ phận kinh doanh... Từng hội đồng tín dụng sẽ được giám sát bởi hội đồng tín dụng cấp cao hơn.

- Trách nhiệm của cán bộ phụ trách khách hàng và quản lý bộ phận kinh

doanh tuân thủ với các chính sách tín dụng mà Ngân hàng đề ra là trách nhiệm của

tất cả các bộ phận tham gia quá trình tín dụng. Các cán bộ phụ trách khách hàng là người tiếp xúc chủ chốt với khách hàng, là đơn vị đầu tiên có thể đánh giá rủi ro của khách hàng. Các cán bộ này sẽ chịu trách nhiệm ký đồng ý đề xuất tín dụng cũng như chịu trách nhiệm cơ cấu các giao dịch, chuẩn bị hồ sơ xin phê duyệt, giám sát các khoản vay.

- Trách nhiệm của cán bộ tín dụng các cấp: Cán bộ tín dụng báo cáo lên

cấp cao nhất là trưởng phòng tín dụng - độc lập xem xét các đề xuất do các bộ phận kinh doanh gửi lên và đánh giá rủi ro tín dụng căn cứ trên việc tuân thủ các chính sách tín dụng, các chuẩn mực thẩm định tín dụng hoặc các chính sách rủi ro khác. Các cán bộ tín dụng đảm bảo quy trình tín dụng được tuân thủ chặt chẽ và từng giao dịch được cơ cấu một cách hợp lý về các điều kiện vay, tài sản đảm bảo, và mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận. Dựa trên kết quả đó, cán bộ tín dụng đưa ra ý kiến

khuyến nghị rõ ràng về phê duyệt, hoặc phê duyệt có điều kiện hoặc từ chối giao dịch có giải thích lý do lên các bộ phận tín dụng cấp cao hơn.

- Xung đột lợi ích và các giao dịch liên quan: nguyên tắc này đòi hỏi phải

có sự phân tách trách nhiệm và nhiệm vụ giữa các bộ phận kinh doanh thương mại, bộ phận thẩm định độc lập với cá nhân và hội đồng phê duyệt các số dư rủi ro tín dụng trong Ngân hàng.

Ngân hàng và các cán bộ Ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định nội bộ cũng như quy định pháp luật liên quan đến vấn đề xung đột lợi ích và các giao dịch liên quan. Mọi trường hợp cấp tín dụng phải được thực hiện một cách vô tư. Các giao dịch với khách hàng có liên quan đến bất kỳ cán bộ tín dụng nào hoặc liên quan đến Ngân hàng trên một khía cạnh nào đó phải được xem xét kỹ lưỡng bởi Hội đồng tín dụng và HĐQT phê duyệt sau đó.

Những khoản vay có rủi ro cao, không phù hợp với các mục tiêu về chất lượng tài sản Có của Ngân hàng hoặc các bộ phận kinh doanh tham gia các giao dịch có hành vi vi phạm pháp luật hoặc phi đạo đức thì đều không được khuyến khích.

- Hạn mức cho vay: theo luật định của NHNN là tối đa 15% trên tổng vốn

tự có của Ngân hàng. Theo nguyên tắc “quản lý trên cơ sở tổng hạn mức”, các hạn mức riêng lẻ được phê duyệt cho từng sản phẩm, cho từng nhóm khách hàng có liên quan với nhau cần được tính tổng lại thành một hạn mức tổng thể chung cho nhóm khách hàng đó.

- Chuẩn mực thẩm định tín dụng: Mỗi mảng kinh doanh cần xây dựng

chuẩn mực thẩm định tín dụng và rà soát hàng năm đối với từng loại sản phẩm. Chuẩn mực thẩm định tín dụng phải cung cấp thông tin, phân tích và danh mục rủi ro của các sản phẩm, xác định các khách hàng mục tiêu và ngành nghề kinh tế cần quan tâm, nêu lý do theo đuổi nghiệp vụ kinh doanh, mô tả môi trường, thị trường, các điều khoản và điều kiện chuẩn mực có thể áp dụng đối với sản phẩm, hoạt động đó nhằm hỗ trợ công tác xử lý, đo lường và giám sát.

- Rà soát định kỳ: tối thiểu việc rà soát hàng năm các báo cáo tài chính của

Việc rà soát đó phải đi kèm với việc rà soát hồ sơ khoản vay. Công việc rà soát cũng cần bao gồm đánh giá lại mọi nhân tố trong đề xuất tín dụng xin phê duyệt ban đầu và cập nhật mọi thông tin có liên quan, xin phê duyệt tiếp tục giao dịch với khách hàng. Trong trường hợp xảy ra các sự kiện có ảnh hưởng xấu tới điều kiện tài chính hoặc các hoạt động của khách hàng cần phải tiến hành rà soát ngay lập tức.

1.2.3.3Duy trì quá trình quản lý, đo lường, theo dõi tín dụng phù hợp

Ngân hàng cần có hệ thống quản lý một cách cập nhật đối với các danh mục đầu tư có rủi ro tín dụng, bao gồm cập nhật hồ sơ tín dụng, thu thập thông tin tài chính hiện hành, dự thảo các văn bản như hợp đồng vay,... theo quy mô và mức độ phức tạp của Ngân hàng.

Ngân hàng phải có hệ thống theo dõi giám sát các điều kiện tín dụng cụ thể, bao gồm cả việc xác định sự tương xứng giữa việc cung cấp và dự phòng rủi ro tín dụng. Đồng thời, hệ thống này phải có khả năng nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính, sự tuân thủ các giao kèo của khách hàng,.. nhằm phát hiện kịp thời những khoản vay có vấn đề.

Ngân hàng phải có chương trình thông tin và kỹ thuật phân tích có thể quản lý hiệu quả nhằm đánh giá mức độ rủi ro tín dụng nói chung. Hệ thống quản lý thông tin sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để các nhà quản lý Ngân hàng có thể đưa ra các biện pháp khắc phục sớm đối với các khoản tín dụng xấu, quản lý các khoản tín dụng có vấn đề

Các chính sách rủi ro tín dụng của Ngân hàng đưa ra cũng cần chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề. Trách nhiệm đối với các khoản tín dụng này có thể được giao cho bộ phận khách hàng hoặc bộ phận xử lý nợ hoặc kết hợp cả hai bộ phận này tùy theo quy mô của mỗi khoản tín dụng. Đối với các Ngân hàng, khi có đủ điều kiện nên phát triển và xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong quản lý rủi ro tín dụng, giúp phân biệt các mức độ rủi ro tín dụng trong các tài sản có tiềm ẩn rủi ro của Ngân hàng.

Hệ thống xếp hạng rủi ro tín dụng là một công cụ cần thiết trong việc đo lường và giám sát chất lượng tài sản. Áp dụng cho tất cả các đề xuất cho vay, mức xếp

hạng rủi ro tín dụng là kết quả đánh giá định tính và định lượng các nhân tố rủi ro trong giao dịch với khách hàng, sử dụng một loại sản phẩm nhất định, cơ cấu và tài sản đảm bảo. Mức xếp hạng được xác định bởi cán bộ phụ trách khách hàng và được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền quản lý và phê duyệt rủi ro tín dụng dựa trên đánh giá của họ về các rủi ro. Bất kỳ mức xếp hạng nào cũng đều bị thay đổi khi tiến hành rà soát định kỳ hoặc khi có các trường hợp biến động ảnh hưởng tới khách hàng trực tiếp hay gián tiếp.

Trong chừng mực có thể, Ngân hàng cần xây dựng và sử dụng các hợp đồng và hồ sơ chuẩn đối với các sản phẩm chuẩn được cung cấp và các hoạt động được thực hiện bởi Ngân hàng. Mọi trường hợp cấp tín dụng và hoạt động tín dụng phải được thể hiện bằng chứng cứ dưới dạng hợp đồng và hồ sơ vay vốn, kể cả hồ sơ về cung cấp tài sản đảm bảo. Những hồ sơ và hợp đồng này phải được xem xét và đánh giá bởi các chuyên gia pháp lý.

Quản lý tín dụng để duy trì một danh mục tài sản hợp lý và an toàn, cần phải có bộ phận quản lý tín dụng có năng lực và các hệ thống thông tin toàn diện có khả năng cung cấp kịp thời các thông tin số dư rủi ro, hạn mức, các vấn đề tập trung rủi ro cũng như tuân thủ các chính sách và quy trình tín dụng. Đồng thời cán bộ quản lý tín dụng cần phải có khả năng giám sát sự tuân thủ của từng giao dịch với các điều kiện phê duyệt, các nghĩa vụ theo hợp đồng và các quy định pháp lý, đóng vai trò cảnh báo sớm nhằm phát hiện các vấn đề về thanh toán hoặc những vấn đề khác, đồng thời cung cấp các dữ liệu đo lường kết quả, chất lượng danh mục cho vay cũng như mức dự phòng tổn thất cho vay...

1.2.3.4 Đảm bảo kiểm soát đầy đủ

Quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: đánh giá độc lập các đề xuất tín dụng, phê duyệt rủi ro tín dụng và điều hành các hội đồng tín dụng, xây dựng và khuyến nghị các thông lệ và quy trình quản lý tín dụng cho các sản phẩm và hoạt động Ngân hàng, xem xét các báo cáo ngoại lệ và đảm bảo việc xử lý các trường hợp ngoại lệ, giám sát tính trung thực của cơ sở dữ liệu tín dụng, duy trì trung tâm thông tin tín dụng, đảm bảo các yêu cầu người sử dụng trong quản lý rủi ro. Bên cạnh đó việc

quản lý rủi ro tín dụng cũng cần được phân tích và giám sát chất lượng tổng thể và thành phần của danh mục cho vay, các hạn mức, tập trung rủi ro và số dư rủi ro, từ đó đưa ra khuyến nghị để thay đổi nếu cần thiết.

Việc đảm bảo nguyên tắc kiểm soát đầy đủ còn thể hiện ở việc phát hiện sớm các khoản nợ có vấn đề tiềm tàng và thực hiện các hành động khắc phục tức thời. Các khoản nợ có vi phạm về trả gốc, lãi, hoặc vi phạm các điều kiện khác sau một

Một phần của tài liệu 1299 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w