2.2.3.1 Xếp hạng tín dụng theo chuẩn quốc tế
Từ năm 2014 đến nay, Vietcombank tiến hành xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng theo PD model với sự hỗ trợ của tư vấn nước ngoài. Mục đích của dự án này nhằm:
- Đánh giá lại toàn bộ dữ liệu ngân hàng hiện có theo tiêu chuẩn quốc tế. Việc đánh giá chi tiết danh mục khách hàng hiện có với các tiêu chí của PD model là cần thiết nhằm xác định chính xác chất lượng tín dụng danh mục Vietcombank, từ đó thu hẹp dần mức chênh lệch giữa các phương pháp xếp hạng và tiến tới nâng cấp toàn bộ.
- Nâng cấp cách thức chấm điểm xếp hạng tín dụng tại Vietcombank. Hiện nay bộ trọng số chấm điểm thực hiện theo tư vấn EY từ 2005 đã không còn phù hợp thực tế kinh doanh và môi trường kinh tế hiện tại. Do đó đặt ra yêu cầu phải nâng cấp hệ thống này nhằm bắt kịp yêu cầu thực tế.
Hiện tại hệ thống PD model vẫn đang được hoàn thiện, tiếp tục là cơ sở dữ liệu có giá trị đối với hoạt động báo cáo, phân tích của Vietcombank.
2.2.3.2 Chuyển đổi mô hình tín dụng
Nhằm cải thiện và đáp ứng định hướng Ban lãnh đạo Vietcombank về việc trở thành Top 2 ngân hàng lớn nhất Việt Nam và được quản trị theo các thông lệ tốt nhất thị trường, từ 2015 Vietcombank chính thức khởi động dự án chuyển đổi mô
hình tín dụng bán buôn (gọi tắt là CTOM). Mô hình này được tư vấn thiết kế bởi công ty tư vấn hàng đầu thế giới là Oliver Wyman, với các mục tiêu:
- Phân hạng khách hàng và hoàn thiện mô hình bán: thay vì chia theo khách hàng lớn, vừa và nhỏ như cách chia cơ bản của nhiều tổ chức tín dụng hiện nay, CTOM hướng tới ma trận phân hạng khách hàng theo cả chiều quy mô và chiều tiềm năng khai thác đối với từng khách hàng. Điều này giúp tối ưu hóa cơ hội hợp tác và bán sản phẩm chi tiết đến từng khách hàng. Từ đó tạo công cụ cho cán bộ khách hàng có thể nắm bắt nhanh nhất nhu cầu của khách hàng để bán sản phẩm phù hợp nhất.
- Tổ chức lại cơ cấu của các phòng kinh doanh và phòng hỗ trợ tín dụng. Hiện nay cán bộ khách hàng (RM) chịu trách nhiệm rất nhiều công đoạn trong quá trình tín dụng, từ việc tiếp xúc thu nhận yêu cầu khách hàng, thu thập hoàn thiện hồ sơ đến tác nghiệp giải ngân và quản lý khoản vay. Nhằm giảm tải các công việc không phù hợp với tính chất của cán bộ khách hàng, giải phóng cán bộ khách hàng để chuyên tâm hơn cho việc thúc bán, CTOM hướng tới mô hình tạo thêm các bộ phận hỗ trợ tín dụng. Trong mô hình này, các cán bộ tín dụng sẽ chỉ chịu trách nhiệm với kết quả thẩm định và chất lượng các khoản tín dụng của mình; các công việc giấy tờ và tác nghiệp sẽ do JRM và bộ phận hỗ trợ tín dụng thực hiện. JRM chính là bộ phận giúp việc cho RM, chịu trách nhiệm về những thông tin và phân tích trong báo cáo tín dụng, giúp giải phóng tới 50% thời gian cho RM. Phòng Quản lý nợ cũng sẽ được định hướng nâng cấp thành trung tâm hỗ trợ tín dụng với nhiều nghiệp vụ hỗ trợ cho RM hơn nữa. Tất cả các thay đổi này đều hướng đến việc tối ưu hóa năng suất bán hàng của đội ngũ bán hàng Vietcombank.
- Đảm bảo nguyên tắc kiểm soát rủi ro và xây dựng ma trận phân cấp thẩm quyền phù hợp. Nguyên tắc kiểm soát rủi ro gồm 02 tay 04 mắt là thông lệ tốt nhất trên thị trường. Theo đó tất cả các khoản tín dụng đều phải được rà soát từ hai phía là kinh doanh và rủi ro. Tuy nhiên việc tập trung phê duyệt cần được thiết kế phù hợp thông qua ma trận phân cấp thẩm quyền DoA nhằm phân bố tải lượng công việc hợp lý, tránh tạo ra tắc nghẽn (bottle neck) tại các cấp thẩm quyền gây giảm hiệu quả quá trình tín dụng chung.
Cấp thầm quyền GHTD 1 HDQT >3,000 2 HD T D TlJ5 450 - 3,000 3 1 PTGD 300 - 450 1 Lãnh Thầm
đạo PD quyền của
1 Chuyên IIDTDCS- gia PD 200 HDTDCS Tủy theotừng chĩ Giám đốc CN nhánh l (8 nhóm n
Tư vấn Oliver Wyman đã tiến hành phân tích dữ liệu của Vietcombank. Ket quả phân tích cho thấy:
(1) Tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản cấp tín dụng được phê duyệt tại Chi nhánh thường cao hơn tại Trụ sở chính. Ở cấp Chi nhánh không có sự rà soát của bộ phận rủi ro (Phòng Phê duyệt tín dụng Trụ sở chính). Do đó cần thiết phải tiến hành phê duyệt tập trung tại Trụ sở chính.
Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu khách hàng bán buôn (trừ SME) theo cấp thẩm quyền TSC và Chi nhánh từ 2/2010 đến 12/2016 theo số lượng giao dịch
Tác động của khủng hoàng
kinh té toàn Cau tới Việt Nam Kinh tề Việt Nam ồn định và tăng trướng
Tỳ lệ % nợ xẩu tăng ỡ cà các khoán đuoc phê duyệt tại TSC và
CN do tác động của khùng hoàng tái chính toàn cầu
• Tý lậ % nợxắu ớ CN cao hơn TSC1 nhán mạnh sự cẩn thiết của giám sát rủi ro độc lập
• Nàm 2014, tỳ lệ nợxáu cùa
CN cao hơn 2 lần
201D 2011 2012 2013 2014 2015 2016
Tỵ lệ % nợ ___ Tỷ lệ % nợ
xấu CN xâu TSC
(Nguồn: số liệu nội bộ VCB và phân tích của Oliver Wyman)
(2) Cách phân cấp thâm quyên hiện tại của Vietcombank chưa đạt hiệu quả tối ưu do khối lượng công việc còn tập trung quá lớn tại một số cấp, gây quá tải và kéo dài thời gian cam kết với khách hàng. Do đó cần có cách thức phân cấp thâm quyên phù hợp hơn
Biểu đồ 2.5: Phân bố số lượng hồ sơ theo cấp phê duyệt tại Vietcombank từ tháng 4/2016 đến tháng 3/2017 Thảng 4/2016-Tháng 3/2017, ~4t6□0 giao dịch -\52% giá trị danh mục 2 Lãnh đạo PDTD 1% 17% (-800) 21% (-980) 200 ~300 5 6 7
{'1200)
20%
⅛ Số lượng hồ sơ hê duyệt trên tổng
số giao dịch
(Nguồn: số liệu nội bộ VCB và phân tích của Oliver Wyman)
(3) Thời gian thực hiện phê duyệt còn dài, đặc biệt đối với các hồ sơ thuộc thẩm quyền Trụ sở chính. Do đó cần có các quy định cụ thể nhằm cải thiện quy trình nói chung cũng như từng bước trong quy trình nói riêng nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt, tránh để mất cơ hội kinh doanh của Vietcombank.
2.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETCOMBANK
2.3.1 Những thành tựu trong quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank
Nhận thức công tác quản lý rủi ro có tầm quan trọng rất lớn, đặc biệt trong bối cảnh quy mô hoạt động tín dụng đang tăng trưởng khá nhanh, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã nỗ lực cố gắng thực hiện theo phương châm “Tăng trưởng tín dụng đi kèm với chất lượng tín dụng”. Ket quả quản trị rủi ro tín dụng
của Vietcombank thể hiện qua tất cả các mặt của công tác quản trị rủi ro tín dụng như nợ xấu, quản trị danh mục, hoàn thiện chính sách, nâng cao chất lượng nhân sự và công nghệ... cụ thể như sau:
2.3.1.1Chất lượng tín dụng đảm bảo
Như đã phân tích tại Mục 2.2 của luận văn, chất lượng dư nợ của Vietcombank thời gian gần đây luôn được duy trì ổn định, có xu hướng cải thiện qua các năm. Tỷ lệ nợ xấu thấp (1,83% năm 2016), trích lập dự phòng đầy đủ (luôn đảm bảo lớn hơn lượng nợ xấu) và xử lý nợ xấu đúng bản chất (là ngân hàng đầu tiên mua lại toàn bộ nợ chuyển VAMC đồng thời trích lập dự phòng ~10.000 tỷ đồng năm 2016, cao nhất hệ thống NHTM tại Việt Nam).
2.3.1.2 Hiệu quả trong công tác thẩm định và đánh giá khách hàng
Hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp đã được xây dựng và đưa vào áp dụng từ cuối năm 2005, phương pháp chấm điểm trong hệ thống này đảm bảo việc đánh giá khách hàng được thực hiện một cách toàn diện về tất cả các mặt: mô hình tổ chức, loại hình hoạt động, khả năng tài chính, cách thức quản lý, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tài sản đảm bảo,... Các chỉ tiêu chấm điểm có mối quan hệ mật thiết, bổ sung cho nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá.
Việc chấm điểm khách hàng do từng cán bộ tín dụng quản lý khách hàng thực hiện, do vậy đảm bảo tính chuẩn xác cao trong các thông tin bởi cán bộ tín dụng là người nắm rõ nhất tình hình khách hàng. Đồng thời việc chấm điểm này được thực hiện hàng quý song song với công tác kiểm tra thực tế mục đích sử dụng vốn vay, do vậy bảo đảm tình hình hoạt động của khách hàng luôn được cập nhật thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng.
Chất lượng công tác thẩm định, định giá tài sản đảm bảo cũng được nâng cao. Việc đánh giá tài sản đảm bảo do tổ thẩm định chuyên trách bao gồm cán bộ tín dụng,
cán bộ thẩm định thực hiện và kết quả việc đánh giá phải được lãnh đạo chi nhánh trực tiếp phê duyệt. Những tài sản đảm bảo mà cán bộ Ngân hàng không đủ khả năng
thuê các chuyên gia tư vấn để thực hiện đánh giá. Công tác rà soát và đánh giá lại tài sản đảm bảo cũng được thực hiện định kỳ từ 6 tháng đến 1 năm. Do đó giá trị của tài sản đảm bảo được cập nhật theo giá trị thực tế của thị trường và hiện trạng của tài sản
tại thời điểm đánh giá. Căn cứ vào kết quả đánh giá, cán bộ quản lý rủi ro tín dụng có
định hướng và biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra bằng cách đề xuất giảm hạn
mức cho vay hoặc yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản đảm bảo.
Chất lượng thẩm định và đánh giá khách hàng chuẩn xác là một điều kiện quan trọng để Ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng, phê duyệt hạn mức và áp dụng các chính sách về tài sản đảm bảo hợp lý cho khách hàng. Đồng thời đưa ra các chính sách về quản lý tín dụng như phân loại nợ, giảm nợ xấu... hợp lý và đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Tiến tới khi áp dụng thành công hệ thống xếp hạng tín dụng mới theo PD rating, việc phân hạng khách hàng sẽ được thực hiện tốt hơn và phù hợp với các thông lệ tốt nhất trên thế giới. Đây cũng là xu hướng chuẩn hóa hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng nói riêng mà Vietcombank đang theo đuổi.
2.3.1.3 Đa dạng hóa đối tượng được vay vốn
Những năm qua, chi nhánh VCB đã triển khai mở rộng tín dụng với tất cả các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế từ kinh tế Nhà nước đến các thành phần kinh tế hỗn hợp, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty tư nhân và kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Từ đó đa dạng hóa được các sản phẩm tín dụng , tài trợ được cho hầu hết các mục đích vay vốn khác nhau của các doanh nghiệp, đồng thời phân tán được rủi ro tín dụng.
Nhờ sự năng động và thiết lập cơ cấu cho vay hợp lý đã giúp VCB thực hiện tốt các chức năng là một kênh dẫn vốn quan trọng trong nền kinh tế, và là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng cho các doanh nghiệp tại chi nhánh.
2.3.1.4 Tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đi liền với nâng cao chất lượng tín dụng
hiện, phân công phân nhiệm về thẩm quyền; linh hoạt đáp ứng với tình hình kinh tế của từng thời kỳ nên tốc độ tăng trưởng tín dụng của VCB luôn ở mức cao, đem lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng. Trong năm 2010, tuy chịu ảnh hưởng của chính sách hạn chế tăng trưởng tín dụng, kiềm chế lạm phát song tốc độ huy động vốn và tăng trưởng tín dụng vẫn được duy trì ở mức khá cao, chất lượng tín dụng đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn đạt kế hoạch của VCB và NHNN đề ra.
Bộ phận quản lý rủi ro tín dụng cũng hoạt động ngày càng hiệu quả, thu thập đầy đủ thông tin chính xác về khách hàng và đánh giá xác thực về khách hàng làm giảm khả năng xảy ra rủi ro tín dụng cho VCB.
Song song với việc đôn đốc và thu hồi nợ xấu, VCB vẫn luôn thực hiện tốt công tác trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN bao gồm cả dự phòng cụ thể và dự phòng chung, đảm bảo an toàn khi có rủi ro tín dụng xảy ra.
VCB thường xuyên có những công văn đôn đốc các Chi nhánh theo dõi và bám sát sự chuyến biến khôn lường của tình hình kinh tế thế giới, kịp thời đề ra được những chủ trương, chính sách và các biện pháp hợp lý để ứng phó với tình hình khó khăn chung của cả nền kinh tế, giúp cho Ngân hàng tránh được những tổn thất và rủi ro, tạo điều kiện cho Ngân hàng phát triển ổn định và bền vững, khẳng định thương hiệu Ngân hàng hàng đầu Việt Nam của Vietcombank.
2.3.2 Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank
Bên cạnh những kết quả đạt được trong năm qua, còn tồn tại một số mặt mà Vietcombank cần phải khắc phục đó là:
2.3.2.1Hạn chế về mô hình và cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng
Mô hình và cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng tuy đã chứng tỏ được tác dụng tích cực nhưng vẫn còn hạn chế cần phải khắc phục. Cụ thể:
- Quy trình cho vay nói chung và quy trình quản lý rủi ro tín dụng nói riêng phải trải qua nhiều khâu và nhiều bước. Quá trình xét duyệt vay và cho vay phải trải qua nhiều thủ tục nhưng không đem lại hiệu quả quản lý tín dụng cao, nhiều khi chỉ
mang tính hình thức, ước lệ cho đủ hồ sơ giấy tờ mà thiếu đi những thông tin thực tế, dẫn đến chậm tiến độ giải ngân cho khách hàng.
- Việc ra quyết định cho vay và quyết định yêu cầu mức tài sản bảo đảm dựa nhiều vào xếp hạng tín dụng, trong khi đó hệ thống này đã cũ và bộc lộ nhiều hạn chế. Các chỉ tiêu tài chính/phi tài chính để đánh giá của hệ thống này cần được cập nhật nhằm sát hơn với thực tế kinh doanh hiện nay.
- Các cấp phê duyệt tín dụng được phân cấp dựa hoàn toàn vào mức giá trị cố định, trong khi các mức này được đưa ra phần nhiều dựa vào tình trạng công việc của các cấp mà chưa dựa vào các mô hình hiện đại như PD, LGD... Điều này dẫn đến hạn chế trong việc liên kết giữa định lượng rủi ro tín dụng và mô hình phân cấp thẩm quyền cần thiết để quản trị khoản rủi ro đó.
2.3.2.2 Hạn chế trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho
vay.
Việc đánh giá và thẩm định khách hàng doanh nghiệp vay vốn còn nhiều hạn chế, xếp hạng tín dụng không chính xác do cán bộ tín dụng không sát sao trong công việc kiểm tra và phân tích khách hàng định kỳ. Do đó nhiều khi đánh giá theo hướng chủ quan, phiến diện mà chưa có cơ sở thực tế dẫn đến đánh giá chưa chính xác về doanh nghiệp vay vốn dẫn đến áp dụng chính sách khách hàng còn chưa chuẩn xác, gây rủi ro trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng.
Việc đánh giá mức độ rủi ro của các khoản vay còn chưa thực sự đầy đủ và rõ ràng, phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết, kinh nghiệm của nhân viên tín dụng.
Đôi khi cán bộ tín dụng chưa tuân thủ đúng quy trình tín dụng, điều kiện cấp tín
dụng. Ví dụ như chỉ tập trung phân tích tính khả thi của phương án vay vốn mà lơ là trong việc kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, hoặc không xác định được nguồn vốn tự có của khách hàng tham gia vào phương án vay vốn, các thủ tục pháp lý về