Định hướng phát triển chung của VCB

Một phần của tài liệu 1299 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 102)

Với mục tiêu trở thành một tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam và trở thành Ngân hàng tầm cỡ quốc tế ở khu vực trong thập kỷ tới, hoạt động đa năng, kết hợp với điều kiện kinh tế thị trường, thực hiện tốt phương châm “Luôn mang đến cho khách hàng sự thành đạt” trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam như hiện nay, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xây dựng cho mình một chiến lược phát triển với những nội dung chính như sau:

- Nâng chỉ số CAR đạt 10-12% và các chỉ số tài chính quan trọng khác theo chuẩn quốc tế, phấn đấu đạt mức xếp hạng “AA” theo chuẩn mực của các tổ chức xếp hạng quốc tế.

- Hoàn thành quá trình tái cơ cấu Ngân hàng để có một mô hình tổ chức hiện đại, khoa học, phù hợp với mục tiêu và bảo đảm hiệu quả kinh doanh, kiểm soát được rủi ro.

- Tuân thủ pháp luật: tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan.

- Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của VCB, không được lợi dụng tài sản và uy tín của VCB vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

- Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của VCB trong từng thời kỳ.

- Vừa tôn trọng quyền tự quyết của Giám đốc Chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn tín dụng, song vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh khả năng

nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.

- Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: trong cấp tín dụng, VCB thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường.

- Đề cao trách nhiệm cá nhân: VCB đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá nhân được giao quyền quyết định phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.

3.1.1.1 Những định hướng khác.

- Mức tăng trưởng tín dụng: đảm bảo mục tiêu tăng trưởng đáp ứng yêu cầu kiểm soát an toàn, tranh thủ thời cơ phát triển của nền kinh tế, định hướng mức tăng trưởng tín dụng bình quân trong giới hạn mà NHNN quy định

- Tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, đảm bảo tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ luôn ở mức dưới 3%.

- Tiếp tục thực hiện rà soát, phân loại khách hang... để đảm bảo quản lý rủi ro và quản lý hiệu quả danh mục các khoản vay. Tiếp tục tìm kiếm và mở rộng lượng khách hàng có quan hệ tín dụng, thanh toán trong và ngoài nước để có chính sách khách hàng tổng thể. Có các biện pháp đẻ thu hút và hỗ trợ các khách hàng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

- Đa dạng hóa cơ cấu tín dụng nhằm phân tán rủi ro giữa các loại hình tín dụng mà các chi nhánh cung cấp, tăng cường kiểm soát quy mô tín dụng .

- Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá những dự án vay vốn lớn, có tính chất phức tạp như cho vay xây lắp, cho vay đóng tàu, và các dự án thuộc những ngành nghề kinh doanh đặc biệt.

- Kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước, trong và sau khi cho vay, đảm bảo kiểm soát được rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, để có cách thức xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu 1299 quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w