Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ĐT&PT Việt nam trong những

Một phần của tài liệu 1253 quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 58)

vừa qua

2.1.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và rủi ro của NHĐT và PTVN trong giai đoạn 2006-2010

a) Môi trường vĩ mô

Trong những năm đầu của thế kỷ 21, kinh tế thế giới trải qua thời kỳ tăng trưởng mạnh, nguồn vốn đầu tư quốc tế dồi dào tìm cơ hội đầu tư sinh lời ở các

44

nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh đó, việc gia nhận Tổ chức thương mại thế giới với các cam kết về tự do hóa thương mại dịch vụ, tiến hành cải cách kinh tế và điều kiện về lao động. Các nguồn lực đầu tư vào Việt Nam rất mạnh, dưới nhiều hình thức, từ kiều hối đến đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như gián tiếp. Kết quả, trong 2 năm 2006-2007, kinh tế Việt Nam duy trì mức độ tăng trưởng GDP khá cao- trên 8%/năm.

Cân bằng ngân sách (% GDP)__________ 1.8 - -5.4 -5.7 -9.1 -6.5 Lạm phát (CPI) (% thay đổi)___________ 6.6 12.63 19.89 8 6.8 11.75 Xuất khẩu (tỷ USD)__________________ 9 39. 48.6 9 62. 6 56. 71.6 Nhập khẩu (tỷ USD)__________________ 6 42. 58.9 4 80. 8 68. 84 Cán cân thương mại (tỷ USD)__________ 2.7 - -10.3 -17.5 -12.2 -12.4

(Nguồn: Tổng cục thống kê, BIDVResearch, Bloomberg)

Tuy nhiên bước sang giai đoạn 2008 -2009, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới bùng nổ đã ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường tài chính, đầu tư và thương mại toàn cầu. Khủng hoảng đã ảnh hưởng trực tiếp làm sụt giảm giá trị xuất khẩu, dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và gián tiếp làm chậm lại đà tăng trưởng kinh ế. Bên cạnh đó, sự biến động của kinh tế thế giới đã tác động làm bộc lộ rõ hơn những bất ổn nội tại của nền kinh tế Việt Nam như thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách gia tăng, đầu tư công kém hiệu quả, lạm phát cao.

Mặc dù vậy, những chính sách quyết liệt và kịp thời của Chính phủ đã đưa kinh tế đất nước vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất; đáng ghi nhận là sự phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiểm soát lạm phát tăng cao bất thường trong năm 2008 và kích thích sản xuất, ổn định kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trong năm 2009. Các chỉ số kinh tế vĩ mô trong năm 2009 cũng đạt kết quả đáng khích lệ khi GDP cả năm đạt 5,32%, CPI được kiểm soát ở mức 6,9%. Tiếp nối những thành quả đó, sang năm 2010, các giải pháp và chính sách của Chính phủ

45

phù hợp đã tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô năm 2010, kinh tế Việt Nam cán đích năm 2010 với tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 6,8%.

b) Môi trường ngành

Giai đoạn 5 năm vừa qua, thị trường tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đã có những bước chuyển đổi mạnh mẽ về khung pháp lý, tính cấu trúc và những yêu cầu dảm bảo an toàn hoạt động trong bối cảnh nền kinh tế thế giới, trong nước có nhiều biến động.

Khuôn khổ pháp lý ngành dần được hoàn thiện theo hướng ngày càng chặt chẽ và tiếp cận hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế trên cả 3 cấp độ: quản lý ngành, quản trị doanh nghiệp và quy định an toàn hoạt động kinh doanh các ngân hàng. Trước hết ở cấp độ quản lý chung hoạt động hệ thống ngân hàng, năm 2010, Quốc hội đã thông qua 2 luật quan trọng là Luật các tổ chức tín dụng va Luật Ngân hàng Nhà nước. Ở cấp độ quản trị doanh nghiệp trong các ngân hàng thương mại, các văn bản quan trọng gồm Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định về mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng, Nghị định 59/2009/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại, Quyết định 24/2007/QĐ-NHNN quy định về quy chế cấp giấy phép thành lập và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần. Cuối cùng ở cấp độ các quy định về tiêu chuẩn đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng, các văn bản luật tiêu biểu là Quyết định 34/2008/QĐ-NHNN; Thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn, và Thông tư 13/2010/TT-NHNN, Thông tư 19/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động.

Giai đoạn 2006-2010 đánh dấu sự thay đổi về cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng. Đến hết năm 2010, khu vực ngân hàng bao gồm 101 ngân hàng và văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài với cấu trúc đa dạng về hình thức sử hữu và loại hình hoạt động. Hai NHTMNN có quy mô lớn là Vietcombank và Incombank đã cổ phần hóa. Trong khi đó các nhà đầu tư nước ngoài tăng cường mua cổ phần của các ngân hàng thuộc khối NHTMCP và trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng này. Bên cạnh đó, từ cuối năm 2008, đã có 05 NHTM 100% vốn nước ngoài được cấp phép hoạt động tại Việt Nam. Sự thay đổi cấu trúc sở hữu gắn với

46

sự tham gia mạnh mẽ của các ngân hàng nước ngoài trong 5 năm qua là sự chuyển dịch mang tính tích cực, tăng cường tính cạnh tranh, góp phần thúc đẩy các NHTM của Việt Nam hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh sự thay đổi về cấu trúc sở hữu, cấu trúc thị phần giữa các khối cũng có chuyển biến đáng kể trong giai đoạn theo hướng giảm thị phần của NHTM nhà nước và tăng dần thị phần của NHTMCP ở cả quy mô tín dụng và huy động vốn. Đến năm 2010 thị phần huy động vốn và tín dụng của NHTMNN chỉ còn 46,8% và 53.3% so với mức 68,9% và 67% tương ứng với năm 2006.

Chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá được điều chỉnh linh hoạt theo sự biến động của thị trường, đặc biệt là trong 2 năm 2008-2009, lãi suất cơ bản và biên độ tỷ giá được điều chỉnh liên tục và nhiều lần trong năm. Năm 2008 là mốc quan trọng trong giai đoạn 2006-2010 với chính sách tiền tệ theo hướng thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát dẫn đến hệ quả là tình trạng thiếu thanh khoản kéo dài, các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn về huy động vốn và cho vay so với 2006-2007. Sau năm 2008 khi mối lo ngại về lạm phát được giải tỏa, với chính sách tiền tệ linh hoạt hơn, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và tín dụng được phục hồi nhằm đáp ứng chủ trương chống suy giảm kinh tế của Chính phủ.

Môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Các ngân hàng cạnh tranh chủ yếu bằng công cụ lãi suất và chất lượng cung cấp dịch vụ. Trước áp lực lạm phát, mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường ngày càng dâng lên cao, đặc biệt là năm 2008 lãi suất huy động có những thời điểm đã lên tới 18%/năm. Các cuộc đua lãi suất đã gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và an toàn hoạt động của các ngân hàng, nhiều thời điểm khả năng thanh toán của một số ngân hàng đã ở trong tình trạng nguy hiểm. Bên cạnh đó, công tác nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cũng được các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Cách hoạt động tiếp thị, chăm sóc ngân hang... ngày càng được thực hiện chuyên nghiệp, bài bản hơn.

c) Đặc điểm hoạt động của BIDV

BIDV là Ngân hàng thương mại quốc doanh có quy mô lớn, do vậy những tác động của môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường ngành có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của BIDV. Ngoài ra, việc hỗ trợ chính phủ trong việc

Ngân hàng

_____________Quy mô huy động vốn_____________ Tăng trưởng BQ 2010/2007 2007 2008 2009 2010 ________+/-________ % AGB________ 249,267 308,33 5 380,00 0 415,00 0 59,882 24.6 % 47

cung ứng vốn tín dụng cho các Tổng công ty lớn, các dự án lớn, cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn, thời gian vay dài cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến cơ cấu tín dụng về khách hàng và thời hạn vay dẫn đến việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động càng trở nên cần thiết và mang yếu tố sống còn cho việc đảm bảo an toàn trong hoạt động của BIDV.

2.1.2.2. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam +) Nguồn vốn:

Đối với mỗi ngân hàng, nguồn vốn luôn là yếu tố chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn và là yếu tố đầu vào quyết định quy mô hoạt động của Ngân hàng.

Nhiệm vụ huy động vốn luôn là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm phấn đấu tăng trưởng các nguồn huy động vốn để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng.

Với việc xây dựng mạng lưới các phòng Giao dịch, quỹ tiết kiệm tại trụ sở và các khu vực đông dân cư, huy động vốn từ các tổ chức kinh tế tài chính lớn thông qua hợp đồng hợp tác toàn diện, thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn trên nền tảng khai thác lợi ích của ứng dụng công nghệ, phát triển các sản phẩm nguồn vốn dài hạn phục vụ đầu tư phát triển, khai thông, kết hợp các kênh huy động vốn, các loại nguồn vốn; từ ngân hàng hoạt động chủ yếu bằng nhận nguồn vốn ngân sách nhà nước, đến nay BIDV đã xây dựng được một nguồn vốn vững chắc, đảm bảo nhu cầu kinh doanh, phục vụ đầu tư phát triển, tăng trưởng nguồn vốn với tốc độ cao, cơ cấu hợp lý và một nền khách hàng gửi tiền bền vững, gắn bó, truyền thống.

Với quy mô huy động vốn tính đến tháng 12/2010 là 267.317 tỷ đồng, BIDV hiện đứng thứ 2 toàn ngành sau Argibank, cao hơn 57.000 tỷ so với VCB (ngân hàng đứng thứ 3) và cao hơn 66.000 tỷ đồng so với ICB (Ngân hàng đứng thứ 4).

Tốc độ tăng trưởng Huy động vốn bình quân 5 năm gần đây từ 2006 đến 2010 của BIDV là 22%, cao hơn so với VCB và ICB. Các NHTMCP lớn như ACB, STB có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ cho thấy khả năng rút ngắn khoảng cách quy mô huy động vốn so với các NHTM nhà nước trong thời gian tới không còn xa.

48

Bảng 2.2: Quy mô huy động vốn toàn ngành ngân hàng

BIDV 159,377 185,97 2 219,73 5 267,31 5 36,413 21.9 % VCB________ 144,810 159,98 9 178,00 0 210,00 0 22,327 14.9 % ICB________ 116,098 125,09 4 158,00 0 201,50 0 25,454 19.5 % ACB________ 2 66,97 73 80,9 0 115,00 0 146,00 27,686 %45.0 STB________ 49,42 9 53,2 83 79,00 0 106,00 0 21,474 59.0 %

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Ta có thể so sánh thị phần huy động vốn ngành ngân hàng 2 năm 2007 và 2010 qua 2 biểu đồ sau đây:

49

Biểu đồ 2.2: Quy mô huy động vốn ngành ngân hàng năm 2010

Bên cạnh việc tăng cường huy động vốn, Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam còn chú trọng tới việc thay đổi căn bản công tác điều hành vốn để đạt mục tiêu an toàn, tiết kiệm nguồn vốn với hiệu quả sử dụng vốn ngày càng cao. Cơ chế này luôn được linh hoạt thay đổi để khắc phục những bất cập và phù hợp với yêu cầu thực tế. Đổi mới cơ chế điều chuyển vốn là động lực khuyến khích các chi nhánh chủ động huy động vốn, đồng thời tiến dần và thực thi cơ chế quản lý vốn tập trung toàn bộ nguồn vốn tại Hội sở chính theo thông lệ quốc tế.

+) Hoạt động tín dụng

Trong một vài năm gần đây, tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt diễn ra từng ngày giữa các Ngân hàng thương mại về lãi suất cho vay, phí dịch vụ chuyển tiền, nới lỏng điều kiện tín dụng nhằm lôi kéo khách hàng, tăng thị phần tín dụng. Tuy nhiên với nhiều biện pháp chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng chính sách khách hàng, tích cực vượt qua khó khăn, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam luôn giữ vững và không ngừng tăng thị phần đầu tư tín dụng.

Hiện nay thị phần tín dụng của BIDV luôn đứng thứ 2 trong toàn hệ thống Ngân hàng thương mại, đã khẳng định vị thế của BIDV trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2005 - 2010 đã có sự thay đổi căn bản, toàn hệ thống đã quyết tâm thực hiện minh bạch hóa hoạt động tín dụng bắt đầu từ

STT Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 BQ GĐ2006- 2010 1 Thu dịch vụ ròng ________ 624 ________ 1,003 1,404 1,850 50.10% 2 Lợi nhuận trước

thuế 2,028 _______ 2,351 3,605 4,636 46.10% 3 ROA ___________ 0.8 0% 0.90% 1.00% 1.20% 1.20% 4 ROE______________ 15.90% 15.80% 18.10% 17.20% 17.20% 5 CAR______________ 9.2 0% 8.90% 9.50% 9.5% 9.50% 50

việc kiểm soát tín dụng và làm rõ thực trạng tín dụng. Đồng thời trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, BIDV đã hỗ trợ tích cực cho Chính phủ thực hiện triển khai các gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ, cụ thể: Triển khai các gói hỗ trợ lãi suất nhằm kích cầu của Chính Phủ, thực hiện điều tiết linh hoạt tốc độ tăng trưởng tín

dụng, kiểm soát hoạt động cho vay các lĩnh vực kinh doanh chứng khoán và bất động

sản, gia tăng vốn cho các tập đoàn, Tổng công ty nhà nước. Bên cạnh đó BIDV cũng chủ động chuyển dịch cơ cấu cho vay từ hướng kinh tế nhà nước là chủ đạo thì nay tiến hành mở rộng cho vay thương mại đối với những tổ chức và cá nhân có khả năng tài chính tốt và có dự án khả thi, có chính sách cụ thể khuyến khích, hỗ trợ cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đạt 232.227 tỷ, tăng 21,7% tương đương 41,347 tỷ so với đầu năm. Dư nợ tín dụng đã hoàn thành 99% kế hoạch tăng trưởng năm 2010. Tăng trưởng tín dụng đến 31/12/2010 theo đúng nghị quyết của HĐQT. Dư nợ tín dụng bình quân năm 2010 tăng 19,4% so với đầu năm (năm 2009 dư nợ bình quân tăng 27,8%).

Biểu đồ 2.3: Tăng trưởng Dư nợ tín dụng của BIDV qua các năm

+) Kết quả kinh doanh

Tiếp nối sau giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế trong năm 2006, 2007, bước vào nửa cuối năm 2008 đến năm 2010, nền kinh tế trong

51

nước và thế giới đối mặt với nhiều thách thức. Những diễn biến trái chiều từ thị trường tài chính - tiền tệ đã có những tác động không nhỏ tới kết quả hoạt động của BIDV. Tuy nhiên, do có những giải pháp đúng đắn, kịp thời trong hoạt động, kết quả kinh doanh của BIDV vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng khá cao.

Bảng 2.3: Ket quả kinh doanh của BIDV qua các năm

Năm Dư nợ toàn ngành _______(tỷ đồng) Dư nợ BIDV Tỷ trọng 2007 975,262 131,984 14 % 2008 1,158,28 7 160,983 % 14 2009 1,594,96 1 206,402 13 % 2010 ____________ 2,035,170 250,476 12 %

(Nguồn: Báo cáo thường niên, báo cáo tông kêt hoạt động)

Trong những năm gần đây, khả năng sinh lời của BIDV đã được cải thiện đáng kể cả về mặt tuyệt đối và tương đối, nhờ đó các chỉ tiêu về hiệu quả được đề ra trong kế hoạch các năm đều được hoàn thành ở mức tích cực.

Chỉ tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế: Tính đến 31/12/2010, lợi nhuận trước thuế đạt 4.636 tỷ, tăng gấp 8 lần so với năm 2005, mức tăng trưởng bình quân giai đoạn 2007-2010 đạt 46%/năm. Kết quả lợi nhuận đạt được tích cực do: BIDV đã duy trì được mức lãi cận biên tốt, chi phí quản lý được duy trì ở mức hợp lý, thu dịch vụ ròng tăng mạnh, và tận thu được các khoản nợ hạch toán ngoại bảng.

Về mặt tương đối: các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời ROA, ROE đến năm 2010 đạt 1.15% và 17.2% tương ứng đạt trên mức thông lệ. Mặc dù trong những năm gần đây, tỷ lệ trích Dự phòng rủi ro của BIDV rất lớn, tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế cao hơn khá nhiều so với tốc độ tăng trưởng tài sản

Một phần của tài liệu 1253 quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w