Những kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1253 quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

2.3.1.1. Xây dựng được công cụ quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay đối với khách hàng, đó là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

73

chính thức đưa vào áp dụng từ quý IV/2006. Hệ thống này được xây dựng với sự tư vấn của Công ty kiểm toán quốc tế Earn&Young Việt Nam và được đánh giá là tiến gần với thông lệ quốc tế. Hệ thống xếp hạng tín dụng theo thông lệ quốc tế là tiền đề để BIDV hoàn thiện các quy trình, thủ tục cấp tín dụng qua đó nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ góp phần đánh giá đúng giá trị phần tài sản tín dụng của BIDV khi thực hiện cổ phần hoá, trợ giúp cho BIDV trong việc quản lý khách hàng, kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống trên cơ sở tập hợp các thông tin chuyên ngành và thông tin tổng hợp về nền kinh tế nói chung trong mối liên hệ đến quy mô khách hàng. Ngoài ra Hệ thống này giúp ngân hàng có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng, xem xét dự án đầu tư, đánh giá phân tích, thẩm định và ra quyết định cấp tín dụng, định giá khoản vay. Hệ thống XHTDNB giúp thực hiện phân loại nợ triệt để và phản ánh được mức độ rủi ro của khách hàng, đúng chất lượng tín dụng đã góp phần lành mạnh hoá tài chính, làm cơ sở cho trích DPRR và xử lý nợ xấu đạt được kết quả khả quan.

2.3.1.2. Cơ cấu tổ chức dần chuyển dịch theo hướng quản lý rủi ro

- Với mục tiêu hướng tới trở thành một ngân hàng hiện đại, mô hình hoạt động của Hội sở chính và các đơn vị thành viên đã được thay đổi căn bản về cơ cấu tổ chức. Mô hình tổ chức của BIDV đã hướng tới việc quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay.

- BIDV đã thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện chức năng quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay, đó là Ban quản lý rủi ro tín dụng tại Hội sở chính.

- BIDV đã phân tách được 3 bộ phận front office, middle office và back office thông qua việc thành lập bộ phận Quan hệ khách hàng, bộ phận Quản lý rủi ro tín dụng, bộ phận Quản trị tín dụng trên cơ sở đó đã tách bạch được 3 chức năng đề xuất, phê duyệt/quản lý rủi ro, tác nghiệp (giải ngân). Như vậy, BIDV đã thực hiện được nguyên tắc độc lập, khách quan trong phán quyết cho vay đối với khách hàng.

- Đồng thời, BIDV đã đổi mới mô hình tổ chức hệ thống kiểm tra nội bộ: Các bộ phận Kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh từ trực thuộc quản lý trực của Giám đốc chi nhánh chuyển thành Hệ thống kiểm tra nội bộ thuộc sự quản lý trực tiếp của Tổng

74

giám đốc nằm tại 3 miền Bắc, Trung, Nam đã góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, kiểm soát.

2.3.1.3. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát và giám sát rủi ro đã được cải tiến

- Bộ máy tổ chức tín dụng của BIDV đã được sắp xếp lại cả tại Trung ương và Chi nhánh bảo đảm hoạt động trực tuyến, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh. BIDV đã tách bạch, phân định trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận: đề xuất, phê duyệt cho vay, quản trị tín dụng, từ đó tăng cường công tác kiểm soát và giám sát rủi ro trong từng khâu của quy trình cho vay đối với khách hàng.

- Đã xây dựng được định hướng quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay và thực thi được một số nội dung quan trọng của chiến lược này như: xây dựng hệ thống văn bản, quy trình nghiệp vụ tương đối đầy đủ và đồng bộ, từ quy trình cấp tín dụng cho khách hàng, quy trình giao dịch đảm bảo, quy định về phân cấp ủy quyền trong hoạt động tín dụng và quy định về hoạt động của Hội đồng tín dụng các cấp; xây dựng và quản lý giới hạn tín dụng đối với toàn hệ thống, xác định cơ cấu tín dụng theo ngành nghề, theo thời gian; xây dựng được chính sách cấp tín dụng cho khách hàng. Đây có thể coi là bước ngoặt trong việc kiểm soát hoạt động cho vay, nhằm định hướng cho hoạt động cho vay của ngân hàng có hướng đi thống nhất; giám sát được an toàn hoạt động cho hệ thống.

- BIDV đã xây dựng lại được một hệ thống văn bản chế độ phục vụ cho công tác cho vay thống nhất trong toàn hệ thống, quy trình cho vay đã được đổi mới hơn phù hợp với tiến trình hội nhập quốc tế, đã xác định rõ công việc của từng người, từng bộ phận cũng như trách nhiệm của từng người, bộ phận thực hiện công việc, qua đó giúp quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế phòng ngừa rủi ro và không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng.

- Đã tổ chức thẩm định đánh giá khách hàng, khoản vay/dự án tương đối chặt chẽ.

- Đã tạo lập được bộ máy kiểm soát tín dụng nội bộ độc lập với bộ phận nghiệp vụ tín dụng theo các vùng miền.

2.3.1.4. Cơ cấu cho vay có sự chuyển biến tích cực và đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động theo quy định của Ngân hàng nhà nước

75

vay các doanh nghiệp nhà nước, tăng dần tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ, giảm dần dư nợ cho vay đối với ngành xây lắp, tăng dư nợ cho vay đối các doanh nghiệp xuất khẩu, ngành dệt may, dầu khí,... Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển kinh tế Việt Nam và thế giới vì khu vực kinh tế này là khu vực kinh tế năng động, phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu nhập quốc dân.

- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn; Điều này có ý nghĩa quan trọng vì giảm tỷ trọng trung dài hạn là một trong những yêu cầu của Ngân hàng thế giới và việc này sẽ giúp BIDV hướng tới một ngân hàng hiện đại trong tương lai.

- Trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay nhìn chung các chi nhánh có thận trọng hơn trong lựa chọn dự án, lựa chọn khách hàng để quyết định cho vay và đang dần chuyển dịch cơ cấu cho vay có tài sản đảm bảo, củng cố tính pháp lý của tài sản đảm bảo, giảm dần dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo.

- Đảm bảo các quy định về an toàn tín dụng được ghi trong Luật các tổ chức tín dụng và trong các quyết định của NHNN mà mới đây nhất là quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/4/2005 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. Cụ thể: các trường hợp cấm ngân hàng không được tài trợ; tổng dư nợ cho vay đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng mức cho vay và bảo lãnh đối với một khách hàng không được vượt quá 25% vốn tự có của tổ chức tín dụng; tổng dư nợ cho vay đối với một nhóm khách hàng có liên quan không được vượt quá 50% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

2.3.1.5. Có định hướng tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng rõ ràng trong từng giai đoạn

BIDV đã áp dụng các biện pháp điều hành linh hoạt, hiệu quả đối với tăng trưởng tín dụng, cơ cấu tín dụng, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ, chấp hành các cơ cấu, giới hạn theo đúng nghị quyết của Hội đồng quản trị, đặc biệt là cơ cấu tín dụng đã có sự chuyển biến tích cực vượt mức kế hoạch giao:

76

ngân, thu nợ của các chi nhánh đến từng khách hàng kết hợp với việc kiểm soát chất lượng tín dụng để đảm bảo tăng trưởng tín dụng của từng chi nhánh và toàn hệ thống an toàn, hiệu quả.

- Để kiểm soát việc cho vay trung dài hạn của các chi nhánh trong khi nhu cầu giải ngân TDH của toàn hệ thống khá cao, đồng thời để chi nhánh tập trung giải ngân vào các dự ánh trọng điểm đã ký kết, BIDV đã kịp thời giao thêm chỉ tiêu dư nợ TDH tối đa hàng năm cho các chi nhánh theo danh mục dến từng dự án.

- Chỉ đạo các chi nhánh rà soát chi tiết, cụ thể từng điều kiện tín dụng, và chỉ được giải ngân trung dài hạn khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện tín dụng. Tổ chức các tổ công tác kiểm tra và rà soát lại các điều kiện tín dụng, tiến độ thực hiện, khả năng trả nợ...

- Trong quá trình điều hành tăng trưởng tín dụng, để gia tăng tín dụng ngắn hạn an toàn, hiệu quả đồng thời kiểm soát được tốc độ tăng trưởng tín dụng, BIDV đã giao giới hạn tín dụng cao nhất đối với các chi nhánh để cho vay các khoản vay với mục đích xuất khẩu, thu mua lúa gạo, cho vay khu vực nông nghiệp nông thôn, khoản vay ngắn hạn khác của các khách hàng tốt, có nguồn thu chắc chắn đảm bảo cho vay ra thu hồi nợ gốc, lãi đầy đủ và đúng hạn.

- Để tận dụng tối đa giới hạn tín dụng đã giao đối với chi nhánh và tránh lãng phí kế hoạch nguồn vốn đã được cân đối cho cấu phần tín dụng, HSC đã thường xuyên rà soát kế hoạch giải ngân, thu nợ của từng chi nhánh, trường hợp chi nhánh không có khả năng sử dụng hết GHTD đã giao thì sẽ được điều chuyển cục bộ, kịp thời tới các chi nhánh có chất lượng tín dụng tốt và có nhu cầu giải ngân vào các khách hàng tốt.

- Đối với công tác xử lý nợ và thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng, Hội sở chính thường xuyên có các văn bẳn chỉ đạo, đôn đốc và hướng dẫn chi nhánh công tác xử lý rủi ro, thu hồi nợ xấu, thu hồi nợ ngoại bảng. BIDV đã cử nhiều tổ công tác hỗ trợ chi nhánh rà soát và xây dựng các biện pháp xử lý nợ xấu tại các chi nhánh có nợ xấu cao.

- Trên cơ sở kế hoạch được giao, BIDV đã sử dụng linh hoạt các biện pháp để đẩy nhanh tiến độ thu hồi nợ như xử lý TSĐB, nhận gán nợ bằng tài sản, khởi

77

kiện bên vay ra tòa, bán nợ, miễn giảm lãi treo tồn đọng để khuyến khích khách hàng trả nợ, xây dựng cơ chế khuyến khích thu nợ ngoại bảng... Đông thời cử các tổ công tác hỗ trợ chi nhánh xử lý và thu hồi nợ ngoại bảng, chỉ đạo sát sao các chi nhánh thực hiện kế hoạch thu nợ ngoại bảng đã giao.

Một phần của tài liệu 1253 quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của NH đầu tư và phát triển việt nam thực trạng và giải pháp luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w