Đinh hướng cụ thể hoạt đông tín dụng
- Tăng trưởng tín dụng phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, phù hợp vói khả năng nguồn vốn của BIDV.
- Kiểm soát chất lượng, cơ cấu tín dụng, gia tăng hiệu quả tín dụng đóng góp quan trọng vào hiệu quả chung của hệ thống.
- Cải thiện mạnh cơ cấu khách hàng, không tập trung quá lớn cho nhóm khách hàng lớn, tập đoàn, tổng công ty và một số ngành nghề kinh doanh có độ rủi
83
- Xây dựng nền khách hàng vững chắc, ưu tiên hướng vào thị trường mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ có chất lượng cao, sử dụng đa dạng các tiện ích của BIDV.
- Thay đổi cơ cấu ngành nghề. Thực hiện đa dạng hóa hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề.
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm cho vay trung và dài hạn.
- Nâng cao chất lượng tín dụng. Xây dựng lộ trình, kế hoạch và biện pháp giảm nợ nhóm 2, nợ xấu để đảm bảo kiểm soát tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống ở mức 2,5% và tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 13% theo đúng định hướng của Hội đồng quản trị.
Giải pháp cụ thể
- về đối tượng cho vay:
+ Chú trọng hơn vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn (Đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất khẩu, Tập trung ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, Gia tăng tỷ trọng cho vay các ngành kinh tế trọng điểm, Đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ...)
+ Tăng cường các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát các dự án, ngành có độ rủi ro cao (công nghiệp đóng tàu, bất động sản, xây lắp, Kiểm soát cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán đảm bảo an toàn tín dụng và tuân thủ quy định của Ngân hàng nhà nước).
- về khách hàng: Xây dựng chính sách, chiến lược đối với từng nhóm khách hàng, lựa chọn khách hàng tốt, đáp ứng được hính sách tín dụng của BIDV:
+ Đối với khách hàng là tập đoàn, TCT nhà nước: chủ trương thu hẹp đặc biệt là các Tập đoàn, TCT có nợ phải trả lớn hơn 3 lần vốn chủ sở hữu.
+ Đối với khách hàng là tập đoàn, công ty tư nhân lớn và các khách hàng liên quan: Lựa chọn khách hàng tốt, đáp ứng được chính sách tín dụng của BIDV.
+ Đối với khách hàng là DN có vốn đầu tư nước ngoài: Xác định đây là nhóm khách hàng có ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng đẩy mạnh cho vay tài trợ xuất khẩu, đặc biệt cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ gắn với việc thực hiện cugn ứng các dịch vụ trọn gói nhất là thanh toán, mua bán ngoại tệ và các sản phẩm phái sinh. Vì vậy, BIDV cần lựa chọn doanh nghiệp phù hợp (vốn đầu tư trực tiếp của chủ sở
84 hữu...) và có các biện pháp quản lý phù hợp.
+ Đối với khách hàng là doanh nghiệp nhỏ và vừa: Tăng cường các hoạt động tiếp thị, mở rộng nền khách hàng DNVVN tại BIDV trên quan điểm mở rộng quan hệ với khách hàng có hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định, có dự án hiệu quả và đáp ứng điều kiện vay vốn theo những quy định của BIDV, NHNN.
+ Đối với hoạt động tín dụng bán lẻ: Phát triển nền khách hàng vững chắc trên cơ sở: phân đoạn khách hàng và lựa chọn tập trung vào các đối tượng khách hàng có thu nhập trung bình khá trở lên, khách hàng SXKD có chính sách và hoạt động Marketing phù hợp với từng phân khúc khách hàng. Cung cấp tới khách hàng danh mục sản phẩm TDBL đầy đủ nhưng tập trung phát triển một số sản phẩm mũi nhọn.
- về kiểm soát chất lượng, gia tăng hiệu quả tín dụng
+ Giám sát các khách hàng có dư nợ lớn, khách hàng nợ xấu.
+ Xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu đến từng khách hàng, từng chi nhánh. Chỉ đạo, hướng dẫn chi nhánh xây dựng phương án xử lý nợ xấu thời điểm 31/12/2010 với các giải pháp, biện pháp cụ thể. Đặc biệt chú trọng đối với các chi nhánh có nợ xấu cao để từ đó đề ra được kế hoạch kiểm soát và xử lý nợ khả thi.
+ Chấn chỉnh công tác xếp hạng HTXHTDNB
+ Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, phát triển sản phẩm phải đảm bảo về tính hiệu quả (doanh số cho vay, dư nợ, thị phần.) và chất lượng (kiểm soát tốt rủi ro xảy ra, dư nợ xấu được duy trì ở mức thấp,.), trong đó chất lượng là ưu tiên hàng đầu.
- Về cơ chế chính sách: Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách tín dụng (sổ tay tín dụng, chính sách khách hàng.)
- Về kiểm tra giám sát: Tăng cường kiểm tra giám sát việc tuân thủ các quy định về quy chế, quy trình cho vay, định giá TSDDB., xây dựng các chế tài xử lý vi phạm.
Điểm duy trì Điểm mới xuất hiện Điểm cải thiện Điểm suy giảm
Điểm mạnh
- Một trong những ngân hàng hàng đâu Việt Nam với quy mô lớn thứ 2 toàn ngành; khả năng tăng trưởng nhờ vào lợi thế về mạng lưới và uy tín. - Có nhiều tích cực về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh.
- Nguồn nhân lực ổn định và được đào tạo bài bản.
- Mối quan hệ với các khách hàng truyền thống được củng cố và tăng cường hợp tác nhiều mặt.
- Khả năng cải thiện năng lực tài chính khi các biện pháp quản trị rủi ro được áp dụng đây đủ.
- Thương hiệu ngày càng được nhiều nguồi biết đến
- Hệ thống mạng lưới ngày càng mở rộng - Tính ổn định của nền vốn. Điểm yếu
- Chỉ tiêu về khả năng sinh lời (ROE, ROA) còn hạn chế trong so sánh với trung bình ngành. - Cơ cấu hoạt động kinh doanh, cơ cấu khách hàng; cơ cấu thu nhập chưa được đa dạng hóa. Cơ cấu hoạt động kinh doanh phát triển chưa đồng đều, còn phụ thuộc nhiều vào mảng tín dụng.
- Năng lực quản trị rủi ro chưa theo kịp yêu câu mặc dù quy trình và hệ thống quản trị rủi ro đã được áp dụng.
- Hiệu quả kinh doanh của các công ty con còn
hạn chế.
- Chất lượng cung cấp dịch vụ chưa được cải thiện nhiều
- Công tác phát triển sản phẩm đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn chưa thực sự chủ động nắm bắt được nhu câu của thị trường do công tác nghiên cứu thị trường chưa phát triển.
- Chất lượng tín dụng được cải thiện mạnh mẽ.
- Công tác quản trị nguồn nhân lực đã có những thay đổi đáng khích lệ.
- Cơ cấu thu nhập mặc dù vẫn còn hạn chế (tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động, tính ổn định từ các nguồn thu nhập) nhưng đã đang có xu hướng được cải thiện.
- Hệ thống sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa và cơ bản đáp ứng được nhu câu của khách hàng.
- Khả năng thanh khoản giảm ở dải kỳ hạn hơn 1 năm
85