ĐT&PT Việt Nam
2.2.2.1. Thực trạng rủi ro trong hoạt động tín dụng của BIDV
Để đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng của BIDV trong những năm qua, ta có thể đánh giá trên một số chỉ tiêu về nợ quá hạn, nợ xấu, tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng và mức độ tập trung tín dụng của BIDV
• Nợ xấu và lãi treo
Bảng 2.6: Nợ xấu và lãi treo của BIDV trong 5 năm 2006-2010
- Số tuyệt đối 9,469 5,253 3,284 4,727 5,78 6 - Tỷ lệ nợ xấu 9.60 % 3.98% 2.04% 2.29% 2.31% ___ Lãi treo - Số tuyệt đối ________ 769 ________ 990 1,578 1,321 2,60 5
- Tỷ lệ lãi treo trên dư nợ____________________
0.78
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động 5 năm 2006-2010)
Nợ quá hạn là một chỉ tiêu được sử dụng phổ biến để đánh giá chất lượng tín dụng tại các Ngân hàng thương mại hiện nay tuy nhiên chỉ tiêu này không phản ánh được mức độ rủi ro của các khoản nợ chưa đến thời hạn thanh toán. Một trong những chỉ tiêu khác sử dụng đánh giá chất lượng tín dụng toàn diện của Ngân hàng thương mại là chỉ tiêu về nợ xấu. Nợ xấu theo quyết định 493/QĐ-NHNN là các khoản nợ thuộc các nhóm 3,4,5 theo quy định tại điều 6 và điều 7 tại quyết định này. Từ quý IV/2006, BIDV bắt đầu tiến hành phân loại nợ theo điều 7 Quyết định 493 tức là dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ BIDV đã được Ngân hàng nhà nước xem xét chấp thuận. Theo đó, BIDV trên cơ sở phân tích, đánh giá tổng hợp về các chỉ tiêu định lượng như tình hình tài chính, quy mô của doanh nghiệp cũng như các chỉ tiêu định tính về môi trường kinh doanh, tổ chức quản lý, năng lực cạnh tranh, mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp... để phân chia các khoản nợ thành 5 nhóm mà không căn cứ vào tình trạng nợ của từng khoản vay như điều 6 Quyết định 493. Điều này đồng nghĩa với việc, khoản vay mặc dù chưa phát sinh nợ cơ
Năm 2007 Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Số DPRR phải trích trong năm 3,44 5 3,91 0 3,69 8 3,567 - Trích dự phòng cụ thể________ 2,60 9 2,85 8 2,33 5 2,960 - Trích dự phòng chung________ _______, 836 2 1,05 3 1,36 _______ , 607 Số dư quỹ DPRR_____________ 2,90 4 4,585 7,13 0 10,697 56
cấu, nợ quá hạn song đã có thể bị đánh giá là nợ xấu dựa trên các chỉ tiêu phân tích toàn diện về tình hình doanh nghiệp.
Biểu đồ 2.5 : Biểu đồ nợ xấu của BIDV qua các năm 2006-2010
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động)
Và cũng theo đó, chỉ cần khách hàng bị đánh giá thuộc nhóm khách hàng có nợ xấu thì toàn bộ dư nợ tín dụng của khách hàng đó sẽ được xếp ngay vào nợ xấu chứ không phải bắt đầu tính từ khi các khoản nợ đã quá hạn từ 90 ngày trở lên. Việc phân loại nợ theo cách này mặc dù phản ánh tỷ lệ nợ xấu ở mức khá cao, tuy nhiên lại giúp cho Ngân hàng có cái nhìn đúng đắn, toàn diện về thực trạng nợ xấu của mình để có hướng đi hợp lý góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế rủi ro, đưa hoạt động tín dụng tiến gần với chuẩn mực quốc tế.
Từ thực trạng nợ xấu trên, BIDV đã có những biện pháp đồng bộ để giảm dần nợ xấu một cách hiệu quả và kiểm soát chất lượng cho vay, không để phát sinh nợ xấu mới như: tích cực thu hồi nợ xấu, giảm dần dư nợ có lộ trình đối với khách hàng có nợ xấu, xem xét cho vay đối với những khách hàng này trên từng phương án cụ thể, đảm bảo hiệu quả thu hồi vốn, chuyển nhóm nợ và xử lý nợ xấu từ quỹ dự phòng rủi ro... Kết quả sau 5 năm thực hiện phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493, nợ xấu tại BIDV mặc dù vẫn ở mức cao so với các NHTM khác nhưng đã giảm đi đáng kể cả về số tuyệt đối và tương đối. Nếu tỷ lệ nợ xấu năm 2006 ở mức 9.6%, năm 2007 ở mức 3.98% thì sang các năm 2008, 2009 và 2010 tỷ lệ nợ xấu đã được
57
kiểm soát ổn định ở mức trên 2%. Ket quả trên cho thấy cùng với việc tăng trưởng tín dụng, nợ xấu của BIDV luôn được kiểm soát chặt chẽ và đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.
Lãi treo cũng là một chỉ tiêu để có thể đánh giá tình trạng rủi ro tín dụng.
Năm 2010, lãi treo tại thời điểm 31/12/2010 của BIDV là 2,411 tỷ đồng, tăng tuyệt đối so với đầu năm là 1,133 tỷ đồng. Tỷ lệ lãi treo trên dư nợ thời điểm 31/12/2009 là 0.64% thì đến 31/12/2010 đã lên 1.04%. Như vậy tốc độ tăng lãi treo có xu hướng tăng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Các chi nhánh có dư lãi treo lớn là các chi nhánh có dự nợ cho vay VINASHIN lớn, bên cạnh đó lãi suất Ngân hàng bắt đầu từ năm 2010 đến nay cũng có xu hướng tăng cũng là nguyên nhân làm tăng nhanh lãi treo.
• Tình hình trích lập Dự phòng rủi ro (DPRR) tín dụng
Dự phòng rủi ro là khoản tiền đã trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng hoặc đối tác của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Đây là một trong những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng tín dụng và khả năng quản lý nợ của ngân hàng.
Bảng 2.7: Tình hình trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của BIDV
STT Ngành nghề_______________ Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 ____ C Ngành điện 7.2 % % 7.0 % 6.9 ____ 2_ Ngành xi măng 6.5 % 5.3 % 6.9 % ____ 3_ Cho vay bất động sản 5.6% % 10.7 % 10.4 ____ 4_ Ngành dầu khí 2.2 % % 2.5 % 2.0 ____
5_ Ngành công nghiệp đóng tàu 2.4
% % 3.3 % 3.0 ____ 6_ Ngành dệt may 2.3 % 2.9 % 2.0 % ____ 7_ Ngành thép 4.1% % 2.8 % 2.7 ____ 8_ Ngành xây lắp 20.5% 19.7 % 15.3 % ____
9_ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 6.5% % 9.0 % 10.3
___
10 Ngành khác 42.7% 36.8
% % 40.5
Tổng cộng ________
100% % 100 % 100
Nhìn bảng số liệu trên ta thấy, để đảm bảo xây dựng quỹ phòng ngừa và bù đắp rủi ro tín dụng có thể xảy ra, BIDV đã thực hiện trích lập DPRR tín dụng cho toàn bộ dư nợ với tỷ lệ khác nhau tùy theo nhóm nợ. Do vậy từ năm 2007-2010, Số dư quỹ DPRR không ngừng tăng lên cùng với sự tăng trưởng của Dư nợ tín dụng.
Kết quả xử lý nợ xấu bằng quỹ DPRR giai đoạn 2005 -2010 của toàn hệ thống là 6,551 tỷ đồng, đồng thời trong 5 năm, BIDV cũng trích được 11,987 tỷ DPRR nâng dư quỹ DPRR đến hết năm 2010 ở mức hơn 10,000 tỷ đồng. Sau khi xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng, BIDV vẫn tiếp tục nỗ lực thu hồi nợ, tổng số
58
thu hồi nợ ngoại bảng (xử lý bằng quỹ DPRR) toàn hệ thống từ năm 2006-2010 là 4,347 tỷ đồng.
• Mức độ tập trung tín dụng
a. Mức độ tập trung tín dụng theo ngành nghề
Để kiểm soát rủi ro tín dụng, BIDV cũng thực hiện quản lý và kiểm soát giới hạn cho vay theo ngành nghề kinh tế trong từng thời kỳ: Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ, BIDV xây dựng cơ cấu cho vay theo ngành nghề phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, kiểm soát dư nợ cho vay của từng đơn vị thành viên theo định hướng ngành nghề đã được ban lãnh đạo đề ra.
Như bảng trên, trong những năm trước, vốn tín dụng của BIDV được tập trung chủ yếu vào ngành xây lắp, cho vay bất động sản... Cho vay xây lắp là lĩnh vực cho vay truyền thống của BIDV từ những ngày đầu thành lập, tuy nhiên đây là ngành tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt những năm 2004, 2005 vấn đề nợ đọng xây dựng cơ bản trong lĩnh vực xây lắp nói chung khiến cho tình hình nợ xấu tại BIDV tăng mạnh. Nhìn chung nợ xấu tại BIDV hiện nay vẫn tập trung chủ yếu ở các khách hàng thuộc khối xây lắp, công nghiệp nặng...chính vì vậy BIDV cần chủ trương tăng cường kiểm soát, cho vay có chọn lọc các doanh nghiệp thuộc ngành này, đồng thời ưu tiên mở rộng đầu tư tín dụng an toàn hiệu quả vào các ngành kinh
59
tế trọng điểm hiện nay như: điện, dầu khí, bưu chính viễn thông....
b. Mức độ tập trung tín dụng theo thời hạn
Xét về cơ cấu tín dụng theo thời hạn, ta thấy Tỷ lệ dư nợ trung dài hạn/tổng dư nợ ở mức 44% năm 2010, cao hơn mức kế hoạch ban đầu đặt ra là 40%. Nguyên nhân khách quan do mức tăng đột biến từ năm 2009 (lên 47%) trong khi những năm 2007-2008 vẫn được kiểm soát tốt ở mức 40-41%. Từ năm 2009 đến nay, với vai trò tiên phong trong việc thực thi các chính sách của Chính phủ, BIDV đã tăng dư nợ cho vay trung dài hạn để đáp ứng các chương trình mục tiêu của Chính phủ và các dự án đầu tư phát triển, dẫn đến hệ quả tỷ lệ cho vay trung dài hạn của BIDV tăng cao. Việc tăng tỷ lệ cho vay trung dài hạn của BIDV có thể dẫn đến các nguy cơ như:
+ Thiếu hụt cân đối huy động vốn và sử dụng vốn trung dài hạn
+ Không đảm bảo quy định về an toàn hoạt động của NHNN đối với chỉ tiêu sử dụng vốn ngắn hạn, trung dài hạn.
Chính vì vậy, việc chú trọng để kiểm soát chỉ tiêu này là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn trong hoạt động của BIDV.
c. Mức độ tập trung tín dụng theo đối tượng khách hàng
Cũng như phần lớn các ngân hàng thương mại nhà nước khác, khách hàng truyền thống của BIDV là khối các doanh nghiệp quốc doanh, do vậy dư nợ tín dụng tập trung vào đối tượng khách hàng này chiếm tỷ trọng lớn. Điều này dễ gây ra rủi ro tín dụng khi có sự chuyển dịch về khách hàng hoặc khi một trong số khách hàng lớn này xảy ra vỡ nợ. Vụ vỡ nợ của VINASHIN là điển hình về việc tập trung tín dụng đối với khách hàng lớn và là tín dụng chỉ định. Chính vì vậy, trong những năm gần đây, để lành mạnh hóa hoạt động tín dụng cũng như giảm thiểu nợ xấu, BIDV đã chuyển dịch mạnh cơ cấu khách hàng theo hướng mở rộng thêm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Năm 2008 tỷ lệ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 61% tổng dư nợ thì đến năm 2010, tỷ lệ đó đã lên đến 75% tổng dư nợ. Mặc dù một trong những nguyên nhân cho sự chuyển dịch lớn này là việc cổ phần hóa các Doanh nghiệp nhà nước dẫn đến chuyển dịch về đối tượng khách hàng vay, tuy nhiên nền tảng khách hàng của BIDV cũng được đa dạng hóa hơn và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Ngà nh
kinh tế
60
a. Phân loại khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) và thực hiện chính sách khách hàng nhất quán
Để thực hiện phân tích rủi ro tín dụng một cách đầy đủ, đánh giá khách hàng và hiệu quả của phương án kinh doanh, hiệu quả dự án đầu tư trước khi cho vay, việc đầu tiên mà BIDV quan tâm đến là tiến hành là xếp loại khách hàng dựa trên các chỉ tiêu tài chính (thông qua báo cáo tài chính khách hàng cung cấp) và các chỉ tiêu phi tài chính (gồm hệ thống chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ của khách hàng, đánh giá trình độ quản lý và môi trường nội bộ của doanh nghiệp, đánh giá tình hình quan hệ với ngân hàng, đánh giá tác động của các nhân tố bên ngoài đến hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá tác động của các nhân tố khác như phạm vi hoạt động, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận, triển vọng của doanh nghiệp trong thời gian tới ...) thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ.
Có thể nói BIDV là ngân hàng thương mại đầu tiên áp dụng phân loại nợ theo Điều 7 - QĐ493 của Ngân hàng Nhà nước Việt nam về việc chính sách phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng.
Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính, kết quả xếp hạng được thực hiện phê duyệt qua 3 cấp đảm bảo có sự kiểm soát độc lập và chặt chẽ. Các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính phản ánh toàn diện về doanh nghiệp từ quy mô, ngành nghề, triển vọng phát triển, tình hình tài chính, năng lực quản trị điều hành, quan hệ với ngân hàng. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hoá tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá. Điều này sẽ giúp người phê duyệt dễ dàng phát hiện các sai sót trong quá trình chấm điểm của cán bộ tín dụng. Hệ thống XHTDNB được xây dựng thành 3 mô hình cho ba loại khách hàng chính là khách hàng
là tổ chức tín dụng, khách hàng là tổ chức kinh tế và khách hàng là cá nhân trong đó cấu phần xếp hạng đối với khách hàng là tổ chức kinh tế là cốt lõi bởi đây là đối tượng khách hàng có tổng dư nợ chiếm tỷ trọng lớn nhất.
Theo Hệ thống XHTDNB cho điểm tối đa đối với một khách hàng là 100 điểm và khách hàng được xếp hạng thành 10 nhóm từ AAA, AA,...C, D. Khách hàng có điểm chấm càng cao thì mức độ rủi ro của khách hàng đó càng thấp.
61
Quy mô Loại hình doanh nghiệp
Chỉ tiêu tài chính Chỉ tiêu phi tài chính
Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng AAA AA A BBB BB B CCC C C C D STT Mức xếp hạng Chính sách khách hàng 1
AAA, AA Đây là nhóm khách hàng được đánh giá khả năng hoàn trả các khoản nợ rất tốt, vì vậy là đối tượng khách hàng mở rộng, phát triển; ưu tiên đáp ứng tối đa nhu cầu; được xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa 100% dư nợ, bảo lãnh không có TSBĐ.________ 2
A, BBB Đây là nhóm khách hàng được đánh giá khả năng hoàn trả các khoản nợ tốt, áp dụng chính sách duy trì và phát triển khách hàng; đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng; được xem xét cho vay, bảo lãnh tối đa 50% dư nợ, bảo lãnh không có TSBĐ.
3 BB, B
Nhóm khách hàng được đánh giá có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ, áp dụng chính sách duy trì; đáp ứng các nhu cầu phù hợp của khách hàng; 100% dư nợ, bảo lãnh có TSBĐ. 4 CCC, CC Nhóm khách hàng được đánh giá khả năng trả nợ bị suy giảm;áp dụng chính sách rút lui; hạn chế cấp tín dụng, bảo lãnh;
100% dư nợ, bảo lãnh có TSBĐ.__________________________
5 C, D
Nhóm khách hàng được đánh giá có nguy cơ hoặc đã mất khả năng trả nợ; áp dụng chính sách thu hồi nợ; ngừng cấp tín dụng, đặt trong diện kiểm soát đặc biệt, thực hiện các biện pháp xử lý TSBĐ (nếu có).______________________________
Sơ đồ 2.2: Mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là tổ chức kinh tế của BIDV
Xếp hạng khách hàng Phân loại Nhóm nợ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 AAA Nợ nhóm 1 58,317 78,460 161,511 200,566 AA A BBB Nợ nhóm 2 23,655 21,124 25,008 26,288 BB B Nợ nhóm 3 2,536 1,006 4,361 5,373 CCC CC C Nợ nhóm 4 D Nợ nhóm 5 Tổng cộng 84,508 100,590 190,880 232,227 62
Bảng 2.9: Phân loại dư nợ theo nhóm nợ và xếp hạng khách hàng của BIDV
Nợ nhom 1 ■ Nọ nhom 2 Nọnhom 3
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu từng nhóm nợ trên tổng dư nợ (khối chi nhánh)
Như vậy, cùng với việc kết hợp chính sách phân loại nợ theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách khách hàng, chất lượng tín dụng tại BIDV đã được kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu đến từng khách hàng, giúp Ngân hàng có biện