Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 33)

quyết theo trình tự của pháp luật nếu có tranh chấp về tài sản đảm bảo.

Bán nợ: là việc ngân hàng và Bên mua nợ thỏa thuận bằng văn bản về việc chuyển giao quyền đòi nợ đối với khoản nợ được ngân hàng bán, theo đó ngân hàng chuyển giao quyền sở hữu khoản nợ đó cho Bên mua nợ và ngân hàng nhận tiền thanh

toán từ Bên mua nợ. Số tiền bên mua nợ phải thanh toán cho ngân hàng gọi là giá mua, bán nợ. Số tiền này sẽ rất khác với giá trị ghi sổ khoản nợ được mua, bán. Phần tiền chênh lệch giữa giá trị ghi sổ khoản nợ được mua, bán so với giá mua bán, nợ ngân hàng sẽ phải có cơ chế để bù đắp;

Giảm, miễn lãi và phí: là việc ngân hàng giảm một phần hoặc miễn toàn bộ lãi, phí đã phát sinh chưa thu hoặc ngừng tính lãi, phí trong một khoảng thời gian đối với

khách hàng.

Bù đắp tổn thất trong thanh lý tín dụng: Tín dụng được thanh lý bắt buộc bằng cách xử lý tài sản đảm bảo, truy đòi người bảo lãnh, tuyên bố phá sản doanh nghiệp hay bán các khoản nợ xấu có thể làm phát sinh tổn thất tín dụng. Ngân hàng phải có nguồn để bù đắp các tổn thất này nhằm duy trì hoạt động kinh doanh bình thường.

1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản trị rủi ro tín dụng kháchhàng hàng

doanh nghiệp

1.2.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng của ngân hàng

Với một cơ cấu tổ chức quản lý hiện đại, khoa học, hợp lý và phù hợp với điều kiện hoạt động thực tiễn sẽ giúp cho hoạt động tín dụng phát huy được hiệu quả và an toàn.

Một cơ cấu tổ chức quản lý tín dụng hợp lý đảm bảo sự hoạt động thông suốt khi thực hiện đầy đủ một quy trình tín dụng, tạo sự tách bạch, độc lập tương đối giữa các bộ phận, tránh sự chồng chéo cũng như loại bỏ tình trạng bỏ sót khi thực hiện quy

trình tín dụng, đồng thời tạo ra sự kiểm soát chéo lẫn nhau giữa các bộ phận khi thực hiện một quy trình tín dụng hoàn chỉnh, giúp hoạt động tín dụng vận hành an toàn, hiệu quả.

Ngoài ra, một cơ cấu quản lý tín dụng hợp lý cũng giúp ngân hàng ngăn ngừa có

hiệu quả các hành vi gian lận và sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng, làm

tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ này.

1.2.3.2. Cơ chế, chính sách tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Việc không xây dựng đầy đủ cơ chế, chính sách tín dụng hoặc cơ chế, chính sách tín dụng chưa hoàn thiện, chưa đồng bộ, chưa phù hợp với các quy định của pháp luật có thể dẫn đến các rủi ro cho ngân hàng trong quá trình hoạt động, trong đó

có hoạt động tín dụng.

Thực vậy, việc thiếu chính sách cho vay, thiếu các quy định rõ ràng, việc cấp tín dụng quá tập trung, thiếu sự kiểm soát chặt chẽ, khoa học hoặc chưa phù hợp với quy định của pháp luật sẽ dẫn đến các lỗ hổng trong quy trình nghiệp vụ, tạo ra rủi ro

đối với các khoản cấp tín dụng hoặc các rủi ro về mặt pháp lý mà ngân hàng phải ghánh chịu khi phải đưa sự việc ra tranh chấp trước pháp luật.

1.2.3.3. Môi trường kinh tế-xã hội

Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung, hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng không thể tách rời môi trường kinh doanh mà ngân hàng đó hoạt động. Thực vậy, với một địa bàn có nền kinh tế phát triển mạnh và môi trường chính trị, xã hội ổn định, lành mạnh sẽ là một điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng, trong đó có hoạt động tín dụng phát triển và ngược lại.

Một môi trường kinh doanh thuận lợi được hiểu là nơi có hoạt động kinh tế phát

triển năng động, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định; hệ thống chính sách kinh tế, pháp luật ổn định, minh bạch và có đủ sức mạnh để hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh của tất cả các thành phần kinh tế, từ đó có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế, đồng thời có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với

các vi phạm xảy ra.

Tuy nhiên, ứng với mỗi môi trường hoạt động khác nhau, đòi hỏi người làm công tác quản lý tín dụng phải xây dựng được cho ngân hàng mình một chiến lược phát triển và quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với môi trường đó, từ đó vừa phát triển được hoạt động tín dụng, vừa đảm bảo chăn chạn được rủi ro tín dụng phát sinh trong

tương lai.

1.2.3.4. Nhân tố con người

a. Năng lực của nhân viên ngân hàng

Chất lượng quản trị RRTD nói chung, quản trị RRTD KHDN nói riêng đặc biệt là cho vay dự án phụ thuộc vào chất lượng công tác phân tích, thẩm định hồ sơ dự án.

Muốn vậy, nhân viên tín dụng phải am hiểu lĩnh vực hoạt động của khách hàng, lĩnh vực chuyên môn liên quan tới đơn vay, có năng lực thẩm định dự án, đánh giá rủi ro và nhận dạng dấu hiệu RRTD.

Để có đội ngũ cán bộ nhân viên tín dụng tốt, ban lãnh đạo cần đảm bảo:

- Việc bổ nhiệm các chức danh liên quan đến công tác cho vay phải thực sự khách quan, đúng quy trình, lựa chọn người có đủ năng lực, phẩm chất thực sự để điều hành có hiệu quả;

- Lựa chọn những cán bộ đủ trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt vào bộ phận tín dụng. Cần tiêu chuẩn hóa cán bộ hoạt động tín dụng theo các tiêu chí chuyên môn, đạo đức rõ ràng;

- Công tác đào tạo, tái đào tạo được thực hiện định kỳ và thường xuyên để nâng

cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới

trong thẩm định tín dụng, quản trị rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng;

- Chế độ đánh giá, khen thưởng, kỷ luật dựa trên chất lượng tín dụng và hiệu quả công việc mà cán bộ thực hiện.

b. Đối với doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, khách hàng đóng vai trò rất quan trọng đặc biệt đối với khách hàng trong lĩnh vực hoạt động tín dụng của ngân hàng, do đây là đối tượng khách hàng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho ngân hàng, đồng thời rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong kinh doanh ngân hàng.

Những rủi ro từ phía khách hàng đi vay chủ yếu do khách hàng cố tình dấu thực

trạng hoạt động kinh doanh của mình, không cung cấp thông tin trung thực cho ngân hàng trong quá trình ngân hàng thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng, cố tình làm đẹp thông tin trước khi cung cấp cho ngân hàng... Ngoài ra, trình độ, thái độ

đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động cho vay của ngân

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w