GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 98)

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH THANH HÓA

3.1. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCHHÀNG HÀNG

DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG

THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA

Dựa trên các yếu tố đã phân tích tại chương 2, tác giả đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro khách hàng doanh nghiệp tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa như sau:

Một là, thực hiện tốt công tác điều tra kinh tế địa phương, điều tra và phân loại khách hàng xây dựng danh mục đầu tư hàng năm, xây dựng chiến lược phát triển khách hàng và xác định mức tăng tưởng tín dụng ở từng lĩnh vực phù hợp với thực tế của địa phương, của doanh nghiệp, bảo đảm tăng trưởng an toàn.

Thực hiện giao chỉ tiêu kế hoạch tín dụng doanh nghiệp đến từng chi nhánh; từng địa bàn, cán bộ tín dụng, có định hướng từng đối tượng đầu tư, thành phần kinh tế để tăng trưởng tín dụng đúng định hướng ngay từ đầu.

Rà soát, phân tích số liệu các doanh nghiệp đang giao dịch tiền gửi, thanh toán tại chi nhánh, lựa chọn và tiếp cận khách hàng có doanh số hoạt động tốt, kinh doanh hiệu quả để áp dụng gói tín dụng hấp dẫn, sử dụng đa dạng các sản phẩm bán chéo của Agribank.

Tăng cường quản lý và phát triển tín dụng ở nhóm khách hàng hiện đang quan hệ tín dụng với NHNo. Thực hiện phân tích tình hình tài chính, tình hình SXKD đến từng doanh nghiệp, cùng khách hàng xác định mức cấp tín dụng kỳ kế hoạch hợp lý, phù hợp với thực trạng SXKD của khách hàng, thực hiện luân chuyển vốn, tạo điều kiện để khách hàng duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh;

Hai là, bên cạnh việc chỉ đạo phát triển tín dụng doanh nghiệp tại các đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh, cần tập trung chỉ đạo điểm tại các địa bàn có điều kiện như: tại

Khu kinh tế Nghi Sơn; Thị xã Bỉm Sơn; Thành phố Thanh Hóa; khu vực Lam Sơn Sao Vàng và thành phố Sầm Sơn để thúc đẩy thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch năm 2018 đã đề ra;

Ba là, chủ động tiếp cận, tuyên truyền chính sách tín dụng, chính sách khách hàng để phát triển khách hàng mới:

Đối với khách hàng mới thành lập: Chỉ thực hiện cấp tín dụng đối với các lĩnh vực an toàn, không thuộc đối tượng hạn chế cấp tín dụng; chủ doanh nghiệp có trình độ, kinh nghiệm, am hiểu về lĩnh vực kinh doanh; quan tâm đến các doanh nghiệp phát triển từ các hộ kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả;

Đấu mối với các Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh, huyện để nắm bắt thông tin các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, lựa chọn khách hàng kinh doanh hiệu quả để tiếp cận đầu tư vốn;

Quan tâm các doanh nghiệp lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.v.v.

Đối với các doanh nghiệp đang quan hệ với các TCTD khác: NHNo cơ sở tính toán hiệu quả đối với từng khách hàng khi về quan hệ với NHNo; Lựa chọn khách hàng có doanh số hoạt động tốt, SXKD có hiệu quả, có tình hình tài chính lành mạnh, có năng lực quản lý tốt và đáp ứng đủ các điều kiện vay vốn theo quy định để phát triển tín dụng an toàn, hiệu quả; Chủ động tiếp cận, quảng bá chính sách tín dụng của NHNo; tư vấn, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu quan hệ tín dụng với NHNo;

Bốn là, phân tích chuyển dịch cơ cấu đầu tư tín dụng hợp lý, nâng hiệu quả tài chính: Tăng tỷ trọng cho vay trung dài hạn bằng cách tìm kiếm các dự án đầu tư hiệu quả; tập trung đối tượng khách hàng cạnh tranh; tăng các đối tượng cho vay theo lãi suất thỏa thuận; Giảm các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực rủi ro cao như vận tải biển, vận tải đường bộ, xây dựng có quy mô siêu nhỏ...

Năm là, từng bước gia tăng tỷ lệ khách hàng sử dụng đa dạng dịch vụ của Agribank, tư vấn để khách hàng sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với điều kiện của từng khách hàng: như Bảo lãnh tín dụng; thanh toán L/C và các sản phẩm

dịch vụ bán chéo nhằm tăng thu tài chính và giảm bớt áp lực nhận tiền vay.

Sáu là, thực hiện tốt các giải pháp thu hồi nợ xấu, nợ XLRR:

Tiếp tục hoàn thiện phương án quản trị nợ xấu doanh nghiệp để tổ chức thực hiện theo lộ trình và giải pháp đã xây dựng, phù hợp với tình hình thực tế, diễn biến của khoản vay và thực trạng SXKD của khách hàng.

Chỉ đạo xử lý điểm một số NHNo cơ sở có tỷ lệ nợ xấu cao hơn tỷ lệ nợ xấu chung của toàn chi nhánh.

Đối với các khách hàng có biểu hiện khó khăn, cùng khách hàng xác định rõ nguyên nhân, biện pháp khắc phục và áp dụng các biện pháp luân chuyển vốn phù hợp, đồng thời quản lý chặt chẽ dòng tiền, quản lý tài sản và công nợ để đảm bảo khả năng thu hồi nợ đã cho vay.

Định kỳ cung cấp thông tin cảnh báo rủi ro đến toàn NHNo cơ sở để nắm bắt thông tin, phân tích, nắm bắt và phòng ngừa.

Bảy là, thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng:

Tuân thủ nghiêm túc quy trình tín dụng, tiếp tục nâng cao chất lượng thẩm định, tái thẩm định, đảm bảo nguyên tắc độc lập trong thẩm định và quyết định cấp tín dụng, gắn với trách nhiệm cá nhân đã được phân công; tư vấn cho khách hàng thiết lập bộ hồ sơ vay vốn đầy đủ, đúng quy định.

Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng kiểm tra chuyên đề của phòng chuyên đề Agribank Thanh Hóa, công tác tự kiểm tra của các NHNo cơ sở. Kết hợp phân tích, giám sát trên hệ thống với áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra vào từng thời điểm, từng đối tượng để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai sót, những trường hợp tiềm ẩn rủi ro, nguy cơ mất vốn;

Kiểm soát chặt chẽ nhóm khách hàng Doanh nghiệp có liên quan, hạn chế tối đa việc chuyển tiền lòng vòng không phát sinh hoạt động mua bán thực tế, lưu trữ hóa đơn chứng từ giải ngân, chứng minh mục đích sử dụng vốn là hóa đơn không đảm bảo tính pháp lý...

Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát các khoản vay vượt quyền quyết định cấp tín dụng, chấp hành nghiêm túc ủy quyền quyết định cấp tín dụng của Giám đốc

NHNo Thanh Hóa và Tổng giám đốc NHNo Việt Nam.

Quan tâm đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ: Lựa chọn đối tượng tập huấn phù hợp với công tác đang đảm nhiệm; Tập huấn cơ chế, nghiệp vụ chung cho tất cả cán bộ quản lý doanh nghiệp và lãnh đạo phòng KHKD; Tập huấn theo cụm đối với các chuyên đề nhỏ, bổ sung kiến thức và cách thức sửa sai sau kiểm tra.

Tám là, Chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển tín dụng doanh nghiệp:

Thường xuyên khảo sát nắm bắt thông tin thị trường; cập nhật chính sách khách hàng của các tổ chức tín dụng khác để ứng phó kịp thời;

Tham mưu thực hiện các gói tín dụng ở một số lĩnh vực cụ thể như: cho vay xuất khẩu; cho vay doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp sạch; các doanh nghiệp theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ.v.v. nhằm đa dạng các sản phẩm tín dụng;

Nghiên cứu, cụ thể hoá chính sách đối với khách hàng doanh nghiệp về lãi suất, phí dịch vụ, mức cho vay và áp dụng các hình thức bảo đảm tiền vay phù hợp (thí điểm nhận bảo đảm kho hàng hóa để tăng khả năng cấp tín dụng).v.v. nhằm giữ khách hàng truyền thống và phát triển khách hàng mới.

Chín là, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú như: qua các phương tiện thông tin đại chúng; thông qua hiệp hội doanh nghiệp để gặp gỡ đối thoại với chủ doanh nghiệp.v.v. chuyển tải đến khách hàng các nội dung về chính sách tín dụng, cơ chế nghiệp vụ tín dụng mới; các mô hình doanh nghiệp vay vốn SXKD có hiệu quả.v.v. để khách hàng hiểu hơn về Agribank, tạo đồng thuận để giữ và phát triển khách hàng mới.

Mười là, nâng cao chất lượng công tác quản lý, điều hành tín dụng.

Triển khai đầy đủ, kịp thời các quy định nghiệp vụ của NHNN, NHNo Việt Nam và các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng. Gắn việc triển khai thực hiện với kiểm tra, giám sát đảm bảo thực hiện nghiêm túc, đúng quy định trong toàn chi nhánh;

bản chỉ đạo của Agribank và các cơ quan ngoại ngành, cách thức quản lý khách hàng vay tại nhiều TCTD, rà soát đánh giá hoạt động của phòng KHKD tại NHNo cơ sở để bổ sung chỉnh sửa phù hợp ...

Tiếp tục chỉ đạo thực hiện các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tập trung vào các nội dung: chuẩn hóa việc thực hiện quy trình tín dụng tại cơ sở; kỹ năng hướng dẫn, thiết lập hồ sơ; kỹ năng thẩm định; cập nhật, lưu trữ và phân tích báo cáo tài chính trên máy tính; đăng nhập thông tin và giao dịch trên IPCAS. v.v. nhằm tăng năng suất lao động, giảm bớt quá tải cho công tác tín dụng./.

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w