Phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 64)

Tính đến thời điểm 31/12/2018, việc phân cấp thẩm quyền cấp tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa được thực hiện theo văn bản số theo văn bản số 702/NHNo - (KHDN+HSX+KHNV) ngày 05 tháng 03 năm 2018 nhằm xác định thẩm quyền của các chi nhánh loại II trong việc cấp tín dụng, thực hiện các công cụ quản trị tại chi nhánh đối với khách hàng theo mô hình phân tán.

Theo đó, Agribank chi nhánh Thanh Hóa phân cấp cho các Chi nhánh loại II đóng trên địa bàn các huyện và khu vực đô thị mức cho vay tối đa với một khách hàng trên địa bàn phù hợp với các yêu cầu điều kiện sau: Phù hợp với mạng lưới hoạt

động; Đảm bảo việc cho vay chính xác, kịp thời phục vụ khách hàng, thực hiện theo định hướng của Agribank chi nhánh Thanh Hóa; Hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong hoạt động tín dụng. Theo đó, Quyền phán quyết của giám đốc chi nhánh loại II được quy định cụ thể như sau (đơn vị: triệu đồng).

47

Bảng 2.5. Thẩm quyền phán quyết của các chi nhánh loại II thuộc Agribank Thanh Hóa giai đoạn 2016-2018

Quyết định phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng được lập thành văn bản và xen

xét lại hằng năm. Mức phán quyết cho vay tối đa được xác định đối với một khách hàng

tại Agribank chi nhánh tỉnh Thanh Hóa được dựa trên các điều kiện như sau:

Một là, tính chất, khả năng hoạt động của từng khách hàng dựa trên tình hình tài chính của khách hàng, lĩnh vực khách hàng tham gia hoạt động, chính sách của Agribank và của Agribank chi nhánh loại I đối với khách hàng hoặc lĩnh vực cho vay

đó;

Hai là, mức độ và tính chất phức tạp của khoản vay; trình độ cán bộ của Agribank nơi cho vay, mức độ thu thập, đánh giá thông tin của chi nhánh; mức độ cạnh tranh của các TCTD khác trên địa bàn và các quy định ngoai ngành tại địa phương đó.

Ba là, mức phán quyết cho vay tối đa bao gồm: Mức cấp tín dụng ngắn hạn, mức cấp tín dụng trung dài hạn và bảo lãnh, mở L/C tại chi nhánh.

Khi phát sinh nhu cầu cho vay vượt thẩm quyền, cán bộ tín dụng sau khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ của khách hàng theo quy định tại quyết định 838 sẽ làm tờ trình trình giám đốc chi nhánh loại II ký trình chi nhánh loại I phê duyệt, sau khi có thông báo chấp thuận cho vay của giám đốc chi nhánh loại I chi nhánh loại II mới được mở cổng giải ngân cho khách hàng. Trong trường hợp phát hiện khoản vay có vấn đề hay

vi phạm quy định, quy chế cho vay cũng như chính sách hạn chế tín dụng của Agribank, Agribank nơi phê duyệt có quyền từ chối cấp tín dụng và có thông báo cho

Agribank nơi cho vay bằng văn bản.

Sơ đồ 2.2: Quy trình phê duyệt một giao dịch tín dụng

CBTD thuộc phòng KHKD/ PGD tiếp nhận hồ sơ Lãnh đạo phòng KHKD

(Nguồn: Quy trình tín dụng của Agribank tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016- 2018)

Ngoài ra, Phòng kế hoạch nguồn vốn Agribank chi nhánh Tỉnh Thanh Hóa thiết

lập các hạn mức xác định độ tập trung trong cơ cấu danh mục tín dụng dựa trên mức độ rủi ro có thể chấp nhận được của toàn Chi nhánh, tính toán cân đối nguồn vốn và đánh giá thị trường. Việc đặt ra các hạn mức này giúp Agribank chi nhánh tỉnh Thanh

Hóa luôn chủ động được trong công tác chỉ đạo điều hành cải thiện tính tập trung của

doanh mục cho vay, hệ thống hóa được danh mục cho vay lên hệ thống ngân hàng lõi

của Agribank (IPCAS).

Đối với các khoản vay của khách hàng doanh nghiệp không có bảo đảm 100% bằng

tài sản, Agribank Thanh Hóa cho phép giám đốc chi nhánh loại II cấp tín dụng tối đa không

có bảo đảm lên đến 50% giá trị khoản vay khi tuân thủ các nội dung sau:

Một là, không phải khách hàng doanh nghiệp cho vay lần đầu

Hai là, không có nợ xấu, nợ có xử lý rủi ro tại Agribank và các TCTD khác trong phạm vi hai năm gần nhất.

Ba là, được xếp loại A trở lên theo xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank .Các khoản cấp tín không có bảo đảm trên 50% tổng mức cấp, Agribank nơi cho

vay phải trình Agribank Thanh Hóa xem xét cấp tín dụng.

2.2.3. Nhận diện rủi ro tín dụng

2.2.3.1. Nhận diện rủi ro trước khi cho vay

Cán bộ thẩm định, cán bộ tái thẩm định chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng

nhiệm vụ như sau

Thẩm định năng lực pháp lý của khách hàng:

Đối với khách hàng doanh nghiệp, CBTD yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ các chứng từ pháp lý liên quan đến doanh nghiệp cụ thể như sau :

(i) Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ lần 1 đến lần gần nhất đang còn

hiệu lực

(ii) Điều lệ từ lần 1 đến lần sửa đổi lần nhất đang còn hiệu lực

(iii) Biên bản họp / Quyết định của HĐQT / HĐTV/ Chủ sở hữu doanh nghiệp đối với các lần thay đổi đăng ký doanh nghiệp

(iv) Chứng từ góp vốn, phiếu thu góp vốn nếu góp vốn bằng tiền mặt (v) Giấy chứng nhận vốn góp

(vi) Thành viên công ty / Danh sách cổ đông sáng lập của doanh nghiệp (vii) Quyết định bổ nhiệm, giám đốc, kế toán trưởng, người đại diện theo pháp

luật còn hiệu lực

(viii) Các văn bản ủy quyền kí kết hợp đồng nếu có

Từ hồ sơ pháp lý của khách hàng cung cấp, thu thập thông tin từ cơ quan chức năng,

đối tác, bạn hàng của khách hàng, phương tiện thông tin truyền thông và các nguồn thông

tin khác, Người thẩm định, người tái thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

a) Tính tuân thủ các quy định pháp luật của khách hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

b) Thời hạn hoạt động còn lại đối với doanh nghiệp đầu tư có thời hạn. c) Giấy phép hoạt động đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

d) Tính hợp pháp của ủy quyền và thời hạn của ủy quyền (nếu có), tính tuân thủ

quy định nội bộ của khách hàng đối với hồ sơ khách hàng cung cấp.

hành doanh nghiệp, người được ủy quyền.

Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng:

Từ báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh của khách hàng, thông tin thu thập từ đối tác, bạn hàng của khách hàng, thông tin từ thị trường chứng khoán (đối với doanh nghiệp có cổ phiếu niêm yết) và các nguồn thông tin khác, Người quan hệ khách hàng/Người thẩm định/Người thẩm định lại nhận dạng các rủi ro sau:

a) Khả năng về vốn, tài sản, các nguồn tài chính hợp pháp khác của khách hàng,

tính hợp lý của việc phân bổ vốn đầu tư ngắn hạn và dài hạn.

b) Việc thực hiện góp vốn đầy đủ/không đầy đủ theo đăng ký kinh doanh (vốn điều lệ), những thay đổi của quá trình tăng, giảm vốn điều lệ, thay đổi về cơ cấu vốn góp, thành viên góp vốn, tính hợp lý của tốc độ tăng, giảm vốn điều lệ, hình thức góp

vốn, tỷ lệ vốn góp của các thành vièn....

c) Tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, cơ cấu doanh thu và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh.

d) Các khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, thu hồi các khoản phải thu, phải

trả, việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản phải thu khó đòi, cơ cấu vốn, hệ số nợ, tình hình lưu chuyển tiền tệ..

đ) Chỉ số chứng khoán, thị giá cổ phiếu, số lượng cổ phiếu niêm yết, tính thanh khoản của cố phiếu (Đối với các doanh nghiệp niêm yết).

Thẩm định năng lực hoạt động của khách hàng:

Từ kế hoạch kinh doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh, thông tin thu thập từ đối tác, bạn hàng của khách hàng và các nguồn thông tin khác, Người thẩm định, người tái thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

a) Quy mô tổ chức, điều hành sản xuất kinh doanh.

b) Trình độ chuyên môn, kinh nghiệm điều hành, tầm nhìn chiến lược kinh doanh của đội ngũ lãnh đạo.

c) Mối quan hệ với các đối tác, bạn hàng.

d) Khả năng thích ứng của khách hàng trước biến động của thị trường, nền kinh

đ) Kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh theo phương án

sử dụng vốn.

Thẩm định lịch sử quan hệ tín dụng của khách hàng :

Từ báo cáo tài chính, thông tin thu thập từ CIC, HTXH của Agribank (nếu có) và các thông tin thu thập được, Người thẩm định/ người tái thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

Tình hình quan hệ với các TCTD: Dư nợ, diễn biến các khoản vay, tình hình cơ

cấu nợ, nhóm nợ, mục đích sử dụng vốn và tình hình sử dụng dịch vụ với các TCTD và với Agribank, đặc biệt đối với khách hàng vay tại nhiều chi nhánh của Agribank.

Thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng (đặc biệt lưu ý đối với tài sản bảo

đảm của bên thứ 3)

Từ hồ sơ TSBĐ, qua kiểm tra, tiếp xúc với chủ tài sản hoặc khách hàng và các nguồn

thông tin khác, Người thẩm định/ người tái thẩm định nhận dạng các rủi ro sau: a) Khả năng xảy ra tranh chấp đối với TSBĐ.

b) Tình trạng TSBĐ, giá trị và sự biến động giá của TSBĐ, khả năng phát mại TSBĐ.

c) Thời hạn, giá trị của bảo hiểm tài sản (nếu có).

Thẩm định môi trường kinh doanh của khách hàng

Từ các thông tin thu thập về lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, Người thẩm định/ người tái thẩm định nhận dạng các rủi ro sau:

a) Mức độ cạnh tranh, sự ổn định và triển vọng phát triển, thị trường đầu vào và

đầu ra, mức độ nhạy cảm của ngành hàng đối với giá cả nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tính thời vụ của ngành hàng khách hàng đang sản xuất kinh doanh.

b) Các yếu tố bất lợi về môi trường kinh doanh đối với ngành hàng khách hàng

đang sản xuất kinh doanh.

c) Thị phần của khách hàng trong ngành, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có cùng quy mô, vòng đời của sản phẩm và các sản phẩm thay thế.

2.2.3.2. Nhận diện rủi ro trong khi cho vay

1. Khách hàng chưa cung cấp đầy đủ các hóa đơn, chứng từ khi giải ngân hoặc

không chứng minh được tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ.

2. Khách hàng có nhu cầu giải ngân bù đắp nhưng không phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng.

3. Khách hàng đề nghị giải ngân tiền mặt nhưng không cung cấp được các giấy

tờ liên quan chứng minh nhu cầu sử dụng tiền mặt.

4. Chuyển tiền thanh toán qua nhóm khách hàng là người có liên quan.

2.2.3.3. Nhận dạng rủi ro sau khi cho vay

Qua theo dõi hoạt động quản trị doanh nghiệp, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, TSBĐ của khách hàng, quan hệ giao dịch của khách hàng với ngân hàng và thu thập thông tin từ cơ quan chủ quản, kiểm toán, phương tiện thông tin đại chúngvà các nguồn thông tin khác, Người quản lý nợ cho vay nhận dạng các rủi ro sau:

1. Hoạt động quản trị của khách hàng

a) Cơ cấu nhân sự chủ chốt có sự biến động, phát sinh các tranh chấp trong

nội bộ

doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, cổ phần hóa... b) Có khiếu kiện đối với thành viên ban lãnh đạo.

2. Quan hệ giao dịch của khách hàng với ngân hàng

a) Chậm trễ thanh toán gốc lãi đến hạn, số lần cơ cấu nợ, vi phạm cam kết đã thỏa thuận trong hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và văn bản cam kết khác giữa khách hàng và ngân hàng.

b) Khách hàng thiếu hợp tác trong việc cung cấp thông tin về tình hình sản xuất

kinh doanh, tình hình tài chính.

c) Khách hàng có dấu hiệu sử dụng vốn sai mục đích.

3. Tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng

a) Sự thay đổi về chính sách của nhà nước đối với ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc khách hàng có sự thay đổi về lĩnh vực kinh doanh chính, lĩnh vực có thế mạnh.

chất lượng sản phẩm hoặc do các vấn đề liên quan đến thị trường, cạnh tranh, lưu thông, phân phối sản phẩm.

c) Một số chỉ tiêu trong báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh

có những thay đổi bất thường như: Doanh thu, hàng tồn kho, các khoản phải thu phải

trả...

d) Khách hàng không hoàn thành các nghĩa vụ thuế, bảo hiểm xã hội, chi lương

đ) Giá cả nguyên vật liệu đầu vào của khách hàng có biến động mạnh theo hướng tăng cao.

e) Nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của khách hàng phụ

thuộc vào một, hay một số ít nhà cung cấp đang gặp khó khăn. 4. Tài sản bảo đảm của khách hàng

a) TSBĐ có biến động về giá trị, số lượng.

b) TSBĐ phát sinh tranh chấp, chủ TSBĐ từ chối trách nhiệm bảo đảm hoặc có

biến động về thông tin của TSBĐ.

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w