Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

2.3.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Agribank chưa có một hệ thống đánh giá thông tin khách hàng hoàn thiện, chưa đưa ra bộ quy chuẩn cho từng ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Bản thân cán bộ tín dụng năng lực còn hạn chế, lại không tích cực tìm kiếm, thu thập thông tin về khách hàng, chủ yếu là thông tin do khách hàng cung cấp

Thứ hai, về tính tập trung của danh mục đầu tư tín dụng, Agribank mới chỉ chủ yếu

cho vay đối với đối tượng là khách hàng doanh nghiệp trong tỉnh Thanh Hóa, tỷ trọng cho

vay xuất nhập khẩu còn thấp do không có đội ngũ cán bộ chuyên trách xử lý bộ chứng từ

hiệu quả đến từng chi nhánh mà tập trung tại chi nhánh loại I, cán bộ tín dụng tại chi nhánh

loại II còn ngần ngại, né tránh các hình thức cho vay mới.

Thứ ba, ngân hàng vẫn chưa chủ động giám sát, kiểm tra sau vay. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở các báo cáo tài chính và đưa cán bộ xuống cơ sở kiểm tra mà chưa theo dõi tình hình kinh doanh của khách hàng định kỳ.

Thứ tư, tuy đội ngũ cán bộ tín dụng của ngân hàng trẻ trung, năng động nhưng trình độ về quản trị rủi ro tín dụng chưa cao. Hiện nay ngân hàng chưa có đội ngũ cán bộ

hết sức bất cập, hầu hết dựa trên kinh nghiệm thực tế mà chưa được đào tạo bài bản, đối

với các dự án mang nặng tính kỹ thuật thì cán bộ thẩm định chỉ dựa trên giấy tờ là chủ yếu, bản thân họ không có đủ điều kiện để thẩm định các dự án đó.

Thứ năm, quy trình tín dụng tại Agribank đang còn nhiều gánh nặng cho cán bộ tín dụng, họ phải tiếp nhận, xử lý hồ sơ khách hàng, tìm kiếm khách hàng mới nên thời gian dành cho quản trị rủi ro tín dụng còn hạn chế.

Thứ sáu, tỷ lệ nợ xấu giảm ở chi nhánh tuy có nhiều chuyển biến tích cực song hiệu quả còn nhiều hạn chế; Công tác xử lý, thu hồi nợ tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu và nợ ngoại bảng tại một số Chi nhánh loại II còn thụ động, lúng túng, chưa triệt để. Các Chi nhánh đã đề ra các biện pháp, phương án, cách thức thu hồi nợ xấu, nợ ngoại bảng, song các biện pháp còn chung chung, chưa cụ thể, chi tiết và chưa thực hiện đồng bộ, quyết liệt,... nên kết quả thu hồi nợ sau xử lý rủi ro chưa cao. Một số Chi nhánh loại II chưa thực hiện triển khai việc thu hồi nợ theo phương án đã xây dựng, chưa thực sự tích cực theo dõi và bám sát khách hàng để thu hồi nợ; việc chủ động phối kết hợp của các Chi nhánh với các Ban, Ngành chính quyền địa phương chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả; Các phương án, biện pháp, cách thức đã triển khai trong việc đôn đốc, xử lý thu hồi nợ của các Chi nhánh thể hiện qua các biên bản làm việc, giấy báo, thông báo đòi nợ, thông báo xử lý tài sản bảo đảm, giấy mời làm việc với ngân hàng, các cam kết trả nợ của khách hàng, hồ sơ xử lý TSBĐ, hồ sơ khởi kiện khách hàng,... nội dung còn sơ sài, chưa chặt chẽ, chưa cụ thể và chưa kịp thời; Việc phát mại TSBĐ để thu nợ hết sức khó khăn kể cả đối với tài sản khách hàng tự nguyện bán tài sản để có nguồn trả nợ cũng như các tài sản hiện ngân hàng đang uỷ quyền cho Trung tâm đấu giá tài sản bán để có nguồn thu hồi nợ vay, song thời gian kéo dài, không có khách mua. Một số khách hàng không hợp tác trong việc xử lý tài sản để trả nợ, ngân hàng đang tiến hành xử lý thông qua biện pháp tố tụng; song, thời gian tố tụng kéo dài, làm ảnh hưởng đến kết quả xử lý và thu hồi nợ xấu, nợ đã XLRR của ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân khách quan

biến chậm, chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn do tiếp tục chịu sự tác động xấu từ nền kinh tế, thị trường đầu ra bị thu hẹp, không ký được các hợp đồng mới; công nợ phải thu cao, khó thực hiện được kế hoạch trả nợ theo cam kết;

Thứ hai, nhiều doanh nghiệp hoạt động, quản lý theo kiểu gia đình, thiếu chiến lược phát triển lâu dài, hệ thống sổ sách, báo cáo tài chính chưa đúng quy định, tình hình tài chính chưa minh bạch, một số Doanh nghiệp lớn có biểu hiện thoái vốn, thay đổi người đại diện theo pháp luật, thành lập nhiều công ty có liên quan, chuyển tiền lòng vòng... dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý cho vay của ngân hàng;

Thứ ba, một số Chủ Doanh nghiệp do thói quen sử dụng tiền mặt và có quan hệ tín

dụng với nhiều TCTD khác nên rất khó kiểm soát được hoạt động kinh doanh;

Thứ tư, cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng gay gắt, một số TCTD đưa ra các gói lãi suất thấp, giảm phí dịch vụ, hạ thấp các điều kiện tín dụng.v.v. ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu phát triển khách hàng mới.

Thứ năm, việc thay đổi văn bản luật, văn bản triển khai cơ chế mới như Luật dân sự 2015, thông tư 39, QĐ 226/QĐ-NHNo-TD, quyết định 838/QĐ-HĐTV-KHL ...dẫn đến cán bộ mất nhiều thời gian hoàn thiện hồ sơ theo quy định mới, ngoài ra cơ chế quản lý nhà nước vẫn còn nhiều bất cập, gây khó khăn trong hoạt động quản trị rủi ro của chi nhánh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Tóm lại, trên cơ sở lý luận đã được xây dựng ở Chương 1, Chương 2 của luận văn đã tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Thanh Hóa từ năm 2016 đến hết năm 2018. Từ các kết quả phân tích, tác giả đã xác định được kết quả đạt được, điểm hạn chế của quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại chi nhánh. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để làm căn cứ cho việc đưa ra giải pháp, đề xuất trong Chương 3.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w