3.2.1. Kiến nghị với chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa
Tạo điều kiện cho Agribank đẩy mạnh các gói tín dụng phục vụ chính sách quốc gia về phát triển Tam Nông. Tạo sợi dây liên kết bền chặt giữa các cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Xây dựng chính sách giúp đỡ người nông dân trong liên kết sản xuât theo chuỗi cung ứng, dồn điền đổi thửa, xây dựng chính sách nông nghiệp hiện đại, theo kịp thời đại mới.
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính phủ và các ban ngành cơ quan tỉnh Thanh Hóa cần có thêm chính sách tạo điều kiện thúc đẩy khối doanh nghiệp này phát triển hơn nữa, tạo điều kiện, môi trường, sân chơi để tạo thành chuỗi liên kết hợp tác cùng phát triển, phát huy vai trò của Hiệp hội doanh nghiệp và các cơ quan có liên quan.
Thực hiện nghiêm túc việc quy hoạch, chuyển đổi cơ cấu vùng kinh tế phù hợp với tình hình của địa phương để Agribank Thanh Hóa lấy làm trọng điểm, mở rộng chính sách tín dụng đúng đắn, ưu tiên vào các lĩnh vực, ngàn nghề công nghệ cao.
Tiếp tục thực hiện chương trình hỗ trợ lãi suất theo Quyết định số 80/2002/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng”; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về “Chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với nông sản, thủy sản”, thực hiện chương
trình thỏa thuận liên ngành giữa Agribank Thanh Hóa và Hội Liên Hiệp phụ nữ và Hội nông dân.
Xây dựng, điều chỉnh chính sách cho vay tàu biển theo Nghị định 17/2018/NĐ- CP nhằm hạn chế tính xin - cho, cấp - phát tại một số địa phương, người dân vin vào chính sách của nhà nước không chịu trả nợ ngân hàng, một số công ty lợi dụng kẽ hở pháp luật trục lợi gây nguy cơ tiềm ẩn nợ xấu tăng cao
Củng cố các quy định pháp lý về các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, tài sản bảo đảm, để ngân hàng tránh được các rủi ro không đáng có
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Ngân hàng nhà nước tỉnh Thanh Hóa
Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần có thêm nhiều biện pháp, chính sách hỗ trợ các Ngân hàng Thương mại kịp thời, đầy đủ trong một số lĩnh vực như sau:
Hoàn thiện hệ thống Trung tâm thông tin tín dụng, bổ sung thêm các chứng năng tự tra cứu nhóm khách hàng có liên quan đối với khoản vay của doanh nghiệp. Tạo căn cứ để Agribank Thanh Hóa thẩm định khách hàng.
Tăng cường chỉ đạo, cung thông tin liên quan đến chính sách của nhà nước trong từng thời kì, nhiệm vụ kinh doanh, tạo điều kiện cho Agribank nắm đúng định hướng làm cơ sở cho vay đúng ngành đúng nghề, không đi vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao như cho vay chứng khoán, bất động sản.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát đối với hệ thống Ngân hàng thương mại dưới nhiều hình thức. Ngăn chặn các hành vi cho vay trái quy định của nhà nước, huy động vốn đầu tư trá hình vào các dự án doanh nghiệp mà không có hoạt động tín dụng như một số Ngân hàng TMCP đang thực hiện.
Xây dựng đề cương thanh tra kiểm tra tin gọn, hiệu quả, chi tiết, hoa học, thông tin cập nhật đầy đủ kỹ lưỡng bên cạnh việc nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức thực tế cho đội ngũ thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước
3.2.3. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Một là, xây dựng quy trình, quy chế cho vay tinh gọn, hiệu quả, xây dựng hệ thống đo lường rủi ro tín dụng tiên tiến, hiện đại, trợ giúp cho khối khách hàng doanh
nghiệp trong việc thẩm định khách hàng.
Hai là, đề xuất với chính phủ tăng vốn điều lệ, nhằm đảm bảo nguồn cung vốn ra thị trường đủ lớn đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Ba là, tăng cường mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ, mở rộng các nghiệp vụ khách hàng doanh nghiệp để đáp ứng được công tác quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp trong tình hình mới;
Bốn là, thường xuyên lấy ý kiến của các chi nhánh, đơn vị về hoạt động cho vay, chỉnh sửa hoàn chỉnh các văn bản, quyết định liên quan đến hoạt động cho vay như quy định về bảo đảm tài sản tiền vay tại ngân hàng nông nghiệp, quy chế cho vay đối với doanh nghiệp, hộ sản xuất...;
Năm là, cải tiến hệ thống công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu kinh doanh, tra cứu thông tin cũng như chuyển tải thông tin giao dịch với khách hàng
Sáu là, phân tách quá trình, phân chia trách nhiệm trong quy trình tín dụng, giảm thiểu nội dung công việc cho cán bộ tín dụng theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn và hiện đại.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu nghiên cứu của để tài là nghiên cứu, phân tích, đánh giá quản trị khách khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa từ đó đưa ra ý kiến đóng góp nhằm góp phần hoàn thiện hoạt động quản trị rủi ro tín dụng doanh nghiệp tại Agribank nói chung và tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa nói riêng trong bối cảnh sự biến động ngày càng nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Luận văn đã đi vào khai thác các điểm sau đây :
Một là, giới thiệu tổng quan, định nghĩa về khái niệm rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp, đưa ra các phương pháp nhận diện, đo lường, kiểm soát, điều chỉnh rủi ro tín dụng về mặt lý luận. Nêu ra các bài học của một số ngân hàng nước ngoài nhằm rút kinh nghiệm áp dụng cho Agribank.
Hai là, luận văn đi sâu nghiên cứu tình hình thực trạng rủi ro tín dụng tại Agribank
chi nhánh Thanh Hóa từ đó nêu ra các điểm đã làm được và các điểm còn hạn chế của công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh.
Ba là, trên cơ sở các ý kiến đã nhận định tại chương hai, chương ba nêu ra các ý kiến đóng góp cho chính phủ, cho NHNN và cho Agribank nhằm hoàn thiện bộ khung pháp lý cũng như quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM nói chung cũng như Agribank Thanh Hóa nói riêng.
Tôi rất mong được sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, quý thầy cô, các anh chị và các bạn để những khiếm khuyết và hạn chế của luận văn được bổ sung hoàn chỉnh hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Học viện Ngân hàng (2001), Giáo trình tín dụng ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
3. Hồ Diệu, 2002. Quản trị ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.
4. Nguyễn Trung Hiếu, 2014. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam.
5. . Nguyễn Minh Dũng, 2016, Quản lý hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Mê Linh.
6. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày
31/12/2001 ban hành về quy chế cho vay đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi bổ sung, Hà Nội
7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư 02/2013/TT/NHNN ngày 21/03/2013 về phân loại nợ, trích lập dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng, Hà Nội.
8. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2005. Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNNngày 19/04/2006 quy định về các tỷ lệ đảm bảo an tòan trong hoạt động ngân hàng của Tổ chức tín dụng. Hà Nội.
9. Ngân hàng Nhà nước, 2014. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 09/2014/TT- NHNN.
10. Ngân hàng Nhà nước, 2013. Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
11. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Thanh Hóa,
2016,2017, 2018. Báo cáo tổng kết năm.
12. Lê Xuân Nghĩa, 2006. Quản trị rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng Thương mại, tài liệu hội thảo quản trị rủi ro Ngân hàng thương mại.
13. Trương Quang Thông, 2010. Quản trị Ngân hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
14. Nguyễn Văn Tiến, 2013. Quản trị Ngân hàng Thương Mại. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống Kê.
15. Nguyễn Văn Tiến, 2005. Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng. Hà Nội: NXB Thống kê.
16. Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ ngân hàng, 2006. Quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
17. Nguyễn Văn Tiến, 2009. Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống. 18. Nguyễn Anh Tuấn, 2012. Quản trị rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng Thương mại Việt nam theo hiệp ước Basel.
19. Đào Thị Thanh Tú, 2014. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro hoạt động tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.
20. THS. Nguyễn Như Dương, 2018, bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng từ ngân hàng ANZ, tapchitaichinh.vn.