Thực trạng mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng Khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)

nghiệp tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa

Ngay từ những năm đầu thành lập, dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc Agribank Thanh Hóa trên cơ sở là quy định chung của Agribank, Agribank Thanh Hóa đã xây dựng một bộ máy quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả. Trong thời kì mới, đứng trước sự thay đổi nhanh và phức tạp của nền kinh tế cũng như tại địa bàn hoạt động, Agribank đã xây dựng cho mình một bộ máy quản trị rủi ro có khả năng tuân thủ chặt chẽ chính

sách, quy trình tín dụng trong xử lý nghiệp vụ cũng như linh hoạt, phản ứng nhanh với các tác động từ các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài ngân hàng, tối ưu hóa năng lực cán bộ và giảm chi phí vận hành ở mức hiệu quả nhất trên các tiêu chí như

sau:

Một là, duy trì bộ máy cơ cấu lãnh đạo quản trị rủi ro KHDN phù hợp ở từng đơn vị kinh doanh từ cấp nhỏ nhất là phòng giao dịch đến các chi nhánh loại II và trên cùng là chi nhánh loại I

Hai là, phân công phân nhiệm rõ ràng cho từng cán bộ trong việc quản trị rủi ro KHDN tại từng đơn vị cơ sở.

Ba là, quản trị công việc chặt chẽ theo chuẩn mực nghiệp vụ và quản trị tốt việc

bảo mật thông tin

Bốn là, xây dựng chính sách quản trị rủi ro hướng đến khách hàng bên cạnh việc

điều tiết lợi ích của ngân hàng

Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 2.1: Tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa

thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa gồm 3 nhóm chính trực tiếp tham gia vào

quy trình quản lý tín dụng: Giám đốc; Các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh loại I; Ban giám đốc, phòng kế hoạch kinh doanh tại chi nhánh loại II, các phòng giao dịch trực thuộc và Phòng Kiểm tra kiểm soát. Ba nhóm này chịu trách nhiệm xây dựng và thực

hiện các chính sách, quy trình và các quy định về quản lý tín dụng trong ngân hàng. về chức năng nhiệm vụ :

Ban giám đốc chi nhánh loại I có các chức năng như sau:

Một là, quản lý điều hành toàn bộ các vấn đề thuộc thẩm quyền của mình về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh, hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng, ban hành chính sách rủi ro tín dụng KHDN đến từng chi nhánh loại II để thực hiện.

Hai là, ban giám đốc chi nhánh loại I cũng trực tiếp chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tại Agribank chi nhánh loại I trong công tác điều hành hệ thống quản trị rủi ro KHDN, cụ thể là Phòng Khách hàng Doanh nghiệp và phòng Kế hoạch Nguồn vốn, tham mưu, đề xuất ý kiến đối với quản trị rủi ro khách hàng doanh nghiệp với Agribank.

Ba là, quyết định cấp tín dụng, đại diện Agribank kí kết hợp đồng tín dụng, hợp

đồng cấp tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh đối với khách hàng doanh nghiệp. Chỉ đạo trực tiếp các hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ ở chi nhánh loại I.

Bốn là, phê duyệt phương án tiếp cận khách hàng mới đối với 100% khách hàng

doanh nghiệp tiếp cận lần đầu

Chức năng của Phòng Khách hàng doanh nghiệp:

Một là, tham mưu cho ban giám đốc để ban hành các văn bản chính sách, hoạch

định chiến lược khách hàng trong phạm vi chi nhánh.

Hai là, là đầu mối giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến khách hàng doanh

nghiệp từ bộ phận tín dụng hội sở chi nhánh loại I và các chi nhánh loại II. Trực tiếp tham

gia quá trình tái thẩm định, dự thảo trình Hội đồng tín dụng tại chi nhánh, đề xuất trình

giám đốc ký Hợp đồng thực hiện cấp tín dụng cho khách hàng. Trực tiếp chỉ đạo,

theo dõi

các khoản vay quá hạn, nhảy nhóm trên phạm vi toàn chi nhánh.

Ba là, thực hiện chức năng kiểm tra giám sát đối với các bộ hồ sơ vượt quyền của

chi nhánh loại II, thực hiện kiểm tra chuyên đề, kiểm tra tính tuân thủ quy trình quy chế

cho vay của chi nhánh loại II. Đưa ra các biện pháp đề nghị giám đốc xử lý kỷ luật

cán bộ

Bốn là, thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp tại hội sở, mở rộng thị trường,

phát triển mạng lưới khách hàng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Năm là, thông qua phương án tiếp cận khách hàng của 100% khách hàng doanh

nghiệp mới của chi nhánh loại II.

Chức năng của Phòng Kế hoạch nguồn vốn trong công tác quản trị rủi ro tín

dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa :

Một là, tham mưu cho ban giám đốc để ban hành các văn bản chính sách, hoạch

định chiến lược khách hàng trong phạm vi chi nhánh.

Hai là, là đầu mối giải quyết toàn bộ các vấn đề liên quan đến chính sách lãi suất, phí của chi nhánh, cân đối tài chính, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể tại từng thời điểm trình giám đốc chi nhánh loại I phê duyệt và ban hành

Ba là, thực hiện chức năng nghiên cứu quy trình nghiệp vụ, ban hành quyền phán quyết cho các chi nhánh loại II, tại thời điểm hiện tại, quyền phán quyết của chi

nhánh loại II đang được quy định là 20 tỷ đối với KHDN.

Bốn là, thực hiện việc kiểm tra giám sát đối với các khoản vay, khách hàng được

hưởng ưu đãi về lãi suất, phí. Kiểm tra tính tuân thủ quy trình trong phạm vi được giám đốc chi nhánh loại I giao.

Chức năng của phòng Kiểm tra kiểm soát trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa.

Bộ phận Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại Phòng kiểm tra kiểm soát

tại

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa là bộ phận trực thuộc Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh. Có chức năng kiểm tra kiểm soát chuyên đề tín dụng trong đó có tín dụng KHDN và độc lập với Phòng Khách hàng Doanh nghiệp.

Bộ phận hoặc Cán bộ kiêm nhiệm Kiểm tra và giám sát tín dụng độc lập tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa có những nhiệm vụ sau:

Một là, kiểm tra giám sát, đánh giá tính tuân thủ quy trình, quy định của pháp luật của các chính sách do ban giám đốc, các phòng nghiệp vụ thuộc chi nhánh loại I ban hành;

Hai là, kiểm tra giám sát tất cả các khoản vay trực thuộc Agribank chi nhánh Thanh Hóa, bao gồm các khoản vay của bộ phận tín dụng Hội sở chi nhánh loại I, các

khoản vay của chi nhánh loại II và của các phòng giao dịch trực thuộc về việc nghiêm

túc chấp hành luật, quy định của NHNN, của Agribank và của Giám đốc chi nhánh loại I trong từng lĩnh vực kinh doanh, từ đó đề ra các biện pháp xử lý đề xuất giám đốc thực hiện.

Ba là, làm đầu mối tiếp nhận thông tin, xử lý và làm việc với các cơ quan kiểm tra như cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước, Cơ quan kiểm toán độc lập, làm Báo cáo đột xuất theo điều hành của Trụ Sở Chính và của Giám đốc chi nhánh loại I yêu cầu.

Chức năng của Ban giám đốc chi nhánh loại II trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank chi nhánh Thanh Hóa.

Ban giám đốc các chi nhánh loại II có những nhiệm vụ sau trong công tác quản trị rủi ro tín dụng Khách hàng doanh nghiệp :

Một là, quản lý điều hành toàn bộ các vấn đề thuộc thẩm quyền của chi nhánh loại II được giám đốc chi nhánh loại I quy định về quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại chi nhánh, hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng,

chỉ đạo bằng văn bản triển khai chính sách quản trị rủi ro tín dụng do giám đốc chi nhánh loại I và Agribank ban hành.

Hai là, ban giám đốc chi nhánh loại II trực tiếp chỉ đạo phòng Kế hoạch kinh doanh tại Agribank chi nhánh loại II và các phòng giao dịch trực thuộc trong công tác điều hành hệ thống quản trị rủi ro KHDN, xây dựng phương án xử lý rủi ro đối với từng khách hàng nếu có vấn đề xảy ra. Đề xuất tham mưu cho phòng chuyên đề và giám đốc chi nhánh loại I về công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Ba là, quyết định cấp tín dụng, đại diện Agribank kí kết hợp đồng tín dụng, hợp

đồng cấp tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh đối với khách hàng doanh nghiệp. Chỉ đạo trực tiếp các hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ ở chi nhánh loại II.

Chức năng của Phòng kế hoạch kinh doanh chi nhánh loại II trong công tác

46

Phòng kế hoạch kinh doanh chi nhánh loại II có những nhiệm vụ sau trong công

tác quản trị rủi ro tín dụng Khách hàng doanh nghiệp :

Một là, là đầu mối tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, triển khai công cụ quản trị rủi ro đến từng khoản vay và từng khách hàng cho vay.

Hai là, lên kế hoạch kiểm tra kiểm soát các khoản vay thuộc thẩm quyền của chi nhánh bao gồm các khoản vay tại phòng kế hoạch kinh doanh và khoản vay vượt quyền của phòng giao dịch.

Ba là, trực tiếp tham mưu, đề xuất cho ban giám đốc chi nhánh loại II trong việc

thực hiện nhiệm vụ, ban hành văn bản, quyết định về việc thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vướng mắc trong việc trực tiếp sử dụng công cụ quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh.

Ba là, đề xuất cho giám đốc chi nhánh loại II ra quyết định cấp tín dụng, đại diện Agribank kí kết hợp đồng tín dụng, hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng cấp bảo lãnh đối với khách hàng doanh nghiệp. Chỉ đạo trực tiếp các hội đồng tín dụng, hội đồng xử lý nợ ở chi nhánh loại II.

Một phần của tài liệu 1262 quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w