CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 43)

BIÊN MẬU

Để có cái nhìn tổng quát hơn đối với hoạt động thanh toán biên mậu, bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa thì việc xem xét, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực này cũng là điều cần thiết, bởi lẽ đối với bất kỳ một lĩnh vực hoạt động nào cũng đều chịu sự tác động của những nhân tố khách quan và chủ quan, nhất là những lĩnh vực mang tính chất đặc thù cao như thanh toán biên mậu, nội dung dưới đây sẽ đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng ấy.

1.5.1. Nhân tố khách quan

a. Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước.

Hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động ngoại thư ng do đó ảnh hư ng gián tiếp đến hoạt động TTBM như: Các chính sách về thuế, chính sách về xuất nhập khẩu hàng hóa, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách ngoại hối...

Do đó, nếu nhà nước đưa ra được các chính sách đúng đắn và kịp thời sẽ đem lại ảnh hưởng tốt làm tăng khả năng xuất khẩu của hàng hóa trong nước, giúp cho hoạt động TT M có thể phát triển tốt. gược lại nếu đưa ra ch nh sách kinh tế không hợp lý như: Chính sách thuế quá nặng sẽ không khuyến kh ch xuất khẩu hoặc nhập khẩu làm giảm hoạt động TT M, tư ng tự đó nếu nhà nước đưa ra các chính sách quản lý ngoại hối đối với các đồng tiền của các nước láng giềng không đúng đắn sẽ tác động xấu đến cán cân thanh toán xuất nhập khẩu giữa trong nước với các nước có chung đư ng biên giới t đó ảnh hư ng trực tiếp đến khả năng cân đối ngoại tệ trong nước do đó không thể đáp ứng nhu cầu TTBM của các Ngân hàng.

b. Sự phát triển của hoạt động thương mại biên giới của mỗi quốc gia.

động TTBM của các Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hoạt động thương mại biên giới lại chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau như các nhân tố thuộc môi trường kinh tế, chính trị luật pháp, xã hội, văn hoá, tôn giáo...do đó, nếu quốc gia nào có môi trường kinh tế chính trị ổn định, môi trường xã hội được đảm bảo an ninh thì sẽ thu hút được nhiều các doanh nghiệp nước láng giềng tham gia vào đầu tư máy móc sản xuất hàng hóa làm cho thương mại biên giới của quốc gia đó phát triển. Thương mại biên giới phát triển kéo theo sự phát triển hoạt động TTBM của quốc gia đó phát triển theo, ngược lại nếu thương mại biên giới không phát triển hoặc phát triển chậm thì sẽ làm thu hẹp hoạt động TTBM của quốc gia nói chung và của các Ngân hàng thương mại nói riêng.

c. Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia tính bằng tiền tệ của một quốc gia khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của các quốc gia khác nhau.

Tỷ giá hối đoái là một nhân tố nhạy cảm được xác định bởi quan hệ cung cầu trên th trư ng ngoại hối và sự biến động của t giá có tác động trực tiếp đến hoạt động TTBM của các ngân hàng thương mại được thể hiện:

Biến động của tỷ giá ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương

Khi tỷ giá hối đoái giảm, đồng nội tệ trở nên đắt tương đối so với đồng ngoại tệ của các nước lân cận. Giá hàng hoá xuất khẩu đắt lên tương đối trên thị trường quốc tế làm giảm lượng hàng hoá xuất khẩu và tăng hàng nhập khẩu do giá hàng hoá quốc tế rẻ tương đối so với hàng trong nước. Ngược lại khi t giá hối đoái tăng lên: xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm.

Biến động tỷ giá hối đoái tác động tới hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thương mại

tỷ giá hối đoái thả nổi có sự quản lý của Nhà nước, những diễn biến bất thường của tỷ giá luôn gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong phát triển hoạt động thanh toán biên mậu. Các ngân hàng thương mại cần phải chọn thời điểm và tính toán khả năng cân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt động thanh toán biên mậu đem lại (nguồn tiền gửi, ký quỹ, tín dụng, dịch vụ phí ...) từ đó có những giải pháp phù hợp để phát triển hoạt động thanh toán biên mậu.

1.5.2. Nhân tố chủ quan

a. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng thương mại

Trong thanh toán biên mậu luôn có vai trò tham gia cung ứng dị ch vụ của các ngân hàng thương mại bằng các phương thức thanh toán biên mậu khác nhau. Mỗ i ngân hàng thương mại đều có cách thức tổ chức hoạt động thanh toán biên mậu riêng phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của m i ngân hàng nhằm đạt được t nh tối ưu về các d ch vụ mà h cung cấp, sử dụng một cách tốt nhất vốn trong kinh doanh, đảm bảo được việc kiểm soát, giám sát hoạt động thanh toán biên mậu.

b. Việc tổ chức điều hành thực hiện hoạt động thanh toán biên mậu của ngân hàng thương mại

Để hoạt động thanh toán biên mậu diễn ra thuận lợi, các ngân hàng thương mại cần đưa ra được một quy trình thực hiện nghiệp vụ làm sao vừa tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng, dễ thực hiện đối với cán bộ thanh toán biên mậu nhưng vẫn đảm bảo được độ an toàn cho ngân hàng. Việc tổ chức thực hiện tốt sẽ giúp hoạt động thanh toán biên mậu diễn ra nhanh chóng và an toàn đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.

c. Mạng lưới thanh toán biên mậu

Mạng lưới thanh toán biên mậu là cách thức tổ chức các chi nhánh, các điểm giao d ch thực hiện hoạt động thanh toán biên mậu. Mạng lưới thanh

toán biên mậu ảnh hưởng trực tiếp đến việc thu hút khách hàng, đối tượng khách hàng mà ngân hàng hướng tới.

Mặc dù, việc tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán biên mậu của mỗ i ngân hàng là khác nhau song thường tập trung ở những nơi ở gần đường biên giới, có nhiều doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thanh toán biên mậu. Tuy nhiên đây cũng là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thư ng mại trong thu hút khách hàng.

d. Khả năng nguồn lực của Ngân hàng thương mại

Để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thanh toán biên mậu, ngân hàng thương mại phải có hệ thống ngân hàng đại lý đủ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ của khách hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động thanh toán biên mậu ở cả hai chiều: Thanh toán xuất khẩu và thanh toán nhập khẩu. Ngoài ra, ngân hàng phải có đủ nguồn vốn, nguồn ngoại tệ, các hoạt động tín dụng và kinh doanh ngoại tệ phát triển, có điều kiện cung ứng d ch vụ linh hoạt, lãi suất, phí, tỷ giá, điều kiện bảo lãnh, vay vốn ....

Nguồn nhân lực và công nghệ ngân hàng cũng là hai yếu tố quan trọ ng trong phát triển hoạt động thanh toán biên mậu của ngân hàng. Con người ch nh là yếu tố quyết đ nh trong m i hoạt động kinh tế. Thanh toán biên mậu đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải am hiểu về luật pháp, các thông lệ quốc tế, tập quán thương mại các nước xung quanh và có khả năng nắm bắt kịp thời các thay đổi trong thư ng mại, các sản phẩm d ch vụ trong hoạt động thanh toán biên mậu, bảo đảm việc tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm hiệu quả sẽ đem lại uy tín cho Ngân hàng cũng như cho bộ phận thanh toán biên mậu.

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hiện nay giữa các doanh nghiệp, đồng tiền được quay vòng nhanh hơn tạo ra khả năng sinh l ời cao hơn. Vì thế, công nghệ ngân hàng trong thanh toán biên mậu đòi hỏi phải đáp ứng được nhu cầu nhanh, an toàn, ch nh xác của các doanh nghiệp.

e. Chính sách khách hàng

Để duy trì hoạt động và phát triển, mỗ i ngân hàng đều phải có tầm nhìn chiến lược trong xây dựng chính sách khách hàng. Xây dựng chính sách khách hàng tức là lựa chọn đối tượng khách hàng mà ngân hàng sẽ hướng tới phục vụ. Từ đó, xây dựng mối quan hệ bền chặt, gây dựng uy tín ngày càng cao của ngân hàng đối với khách hàng. Chính sách khách hàng của mỗ i ngân hàng thương mại phụ thuộc vào mục tiêu phát triển và điều kiện cụ thể của ngân hàng. Việc xếp loại khách hàng không chỉ căn cứ vào chất lượng quan hệ tín dụng mà còn xem xét đến uy tín của khách hàng trong thanh toán.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1 luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống và tổng quát những vấn đề lý luận c ơ bản về thanh toán biên mậu bao gồm: Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của hoạt động thanh toán biên mậu đối với nền kinh tế, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. B ên cạnh đó, chương 1 cũng đã đưa ra được các nhân tố chủ quan và khách quan có ảnh hư ng đến hoạt động thanh toán biên mậu và phân t ch sự ảnh hư ng cuả t ng nhân tố ấy. hư vậy, toàn bộ nội dung chư ng 1 là những l luận rất c bản làm c s để đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu tại các ngân hàng thư ng mại trên đ a bàn và đề xuất các định hướng và giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động thanh toán này tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn trong những chương tiếp theo.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN BIÊN MẬU QUA NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Những năm gần đây, hoạt động XNK qua địa bàn tỉnh L ạng S ơn phát triển mạnh mẽ, cùng với đó, hoạt động thanh toán biên mậu với Trung Quốc của các ngân hàng trên địa bàn có những bước phát triển vững chắc. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện hoạt động thanh toán biên mậu đã nảy sinh một số vấn đề cần khắc phục như những bất cập về vấn đề c ơ chế pháp lý, vấn đề nội tại của bản thân ngân hàng. Do đó, trong nội dung của chương 2 sẽ đề cập đến quá trình triển khai và thực trạng hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng trên đ a bàn tỉnh ạng n trong thời gian qua, đánh giá những kết quả đạt được cũng như các vấn đề còn tồn tại, vướng mắc, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của những tồn tại đó.

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VIỆT TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w