2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại, khó khăn, vướng mắc
B ên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại trên địa bàn vẫn còn những tồn tại, bất cập như sau:
Thứ nhất, hiện nay, quy trình, bộ thủ tục thanh toán biên mậu chưa được thống nhất, gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng khi thực hiện thanh toán. Hiện nay, TTBM bằng đồng bản tệ chủ yếu thực hiện qua Internetbanking, trên c ơ s ở hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ của các ngân hàng Trung Quốc. Các ngân hàng thương mại Việt Nam kí thỏa thuận hợp tác TT M với các ngân hàng Trung uốc khác nhau lại có quy đ nh và hướng dẫn riêng về quy trình, mẫu mã bộ chứng từ thanh toán (theo quy định hiện hành các văn bản thỏa thuận TT M giữa các HTM và Trung uốc do các bên bàn bạc thống nhất tự thỏa thuận trên c ơ sở phù hợp với quy định luật pháp của mỗ i nước, không xin phải xin phép, báo cáo Ngân hàng Nhà nước)
Thứ hai, việc yêu cầu khách hàng cung cấp chứng từ chứng minh hàng hoá thực xuất trong trư ng hợp ngân hàng trên đ a bàn tỉnh ạng n làm trung gian thanh toán theo đề ngh của doanh nghiệp Trung uốc yêu cầu ngân hàng đối tác bên Trung uốc phát hành Hối phiếu thanh toán cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam gặp khó khăn do các doanh nghiệp xuất khẩu có trụ sở hoạt động trên phạm vi khắp cả nước, trong khi ngân hàng trên địa bàn chỉ làm trung gian thanh toán.
Thứ ba, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu biên giới qua các cá nhân thực hiện hoạt động thu đổi ngoại tệ diễn biến phức tạp vượt quá tầm quản lý, kiểm soát của gân hàng hà nước.
Trên địa bàn tỉnh L ạng S ơn có tổng số 175 bàn đổi ngoại tệ cá nhân đang hoạt động. Hoạt động của các bàn đổi CNY cá nhân diễn ra sôi động tại địa bàn
thành phố, thị trấn Đồng Đăng huyện Cao Lộc và chợ cửa khẩu Tân Thanh, huyện Văn Lãng
Các bàn đổi ngoại tệ cá nhân đảm nhận hầu hết hoạt động mua bán CNY tiền mặt với cá nhân trên địa bàn với doanh số mua bán gấp nhiều lần doanh số mua bán của các ngân hàng. Cụ thể:
Bảng 2.6: Doanh số mua bán CNY trên địa bàn giai đoạn 2011-2015
2011 19.218 0 ^ 7 3.769.61 99,5 2012 628.352 9- 7 5.879.81 8 90, 3 2013 159,5 0 7 5.751.86 8 99, 8 2014 79,83 0,01 1.213.77 1 99,99 2015 1.468,55 ÔĨT 1.372.07 0 99,89
Ngân hàng Nhà nước theo quy định, thực tế thì lưu lượng chuyển tiền thanh toán của các bàn đổi này lớn hơn rất nhiều, có ngày doanh số hàng ngàn tỷ đồng và hoạt động không đơn thuần chỉ là mua, bán CNY tiền mặt mà còn thanh toán trước, thanh toán hộ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu; cho vay mượn VNĐ, CNY hưởng lãi. Các hộ đổi tiền sẵn nguồn CNY, chủ động và linh hoạt về tỷ giá, không đòi hỏi các giấy tờ chứng minh trong quan hệ mua, bán, thực hiện mua, bán chịu... diễn ra bằng hình thức trao tay hoặc báo sổ, trực tiếp, gián tiếp hoặc thông qua điện thoại... giao d ịch diễn ra nhanh gọ n. Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp XNK thực hiện mua, bán CNY và thanh
toán với Trung Quốc qua các dịch vụ chuyển tiền bên ngoài ngân hàng (thông qua các cá nhân) do thủ tục thuận tiện, tỷ giá linh hoạt, được ứng trước (vay) và trốn được thuế khi không thanh toán qua ngân hàng
Trên thực tế, hoạt động của các bàn đổi cá nhân đến nay có nhiều biến tướng, trở thành trung gian thanh toán hộ các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung; cho vay bằng VNĐ hoặc bằng CNY một cách công khai với lãi suất cao, đã có một số vụ vỡ nợ xảy ra liên quan đến các bàn đổi ngoại tệ cá nhân, nguyên nhân vỡ nợ là do các cá nhân huy động để cho vay. Các hoạt động này vượt tầm quản lý và kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan chức năng. Tình trạng xuất nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua Ngân hàng tiếp tục làm gia tăng các vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới quan hệ thương mại hai nước: tình trạng buôn lậu, thất thu thuế ngân sách địa phương...
Thứ tư, một số ngân hàng chưa chủ động được nguồn nhân dân tệ cung ứng cho khách hàng. Do tỷ giá VND/CNY thường xuyên biến động theo giá thị trường, các ngân hàng thanh toán chỉ duy trì trạng thái ngoại tệ cuối ngày ở mức thấp, nhằm hạn chế rủi ro t giá và nguồn vốn; do đó nguồn C Y phục vụ thanh toán thường không có sẵn để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp. B ên cạnh đó, ngân hàng có những lúc không đáp ứng được nhu cầu bán ngoại tệ của khách hàng xuất khẩu do không dám mua vào vì chưa có khách hàng thanh toán nhập khẩu. Doanh nghiệp chỉ còn cách bán lại tại thị trường chợ đen và tạo điều kiện cho tư thư ng có môi trư ng kinh doanh buôn bán ngoại tệ.
Thứ năm, phương thức thanh toán chưa đa dạng. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng vẫn dùng ở phương thức thanh toán chuyển tiền, nhiều nghiệp vụ thanh toán quốc tế chưa được áp dụng như, L/C, B ảo lãnh, séc thanh toán...
Thứ sáu, số lượng khách hàng cũng như doanh số thực hiện TTBM qua hệ thống ngân hàng còn đạt tỷ lệ thấp so với doanh số thực tế. Mặt khác, c ơ cấu khách hàng chưa đa dạng, chủ yếu tập trung ở các khách hàng đã có
quan hệ tín dụng, vì vậy hoạt động TTBM của các ngân hàng chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động tín dụng.
Thứ bảy, hiện nay việc áp dụng thủ tục khai bảo hải quan điện tử rất tiện cho doanh nghiệp khi làm thủ tục hải quan. Tuy nhiên việc chấp nhận thanh toán bằng tờ khai hải quan điện tử do doanh nghiệp tự in và cung cấp cho ngân hàng có một số vướng mắc như sau:
- Một tờ khai hải quan của doanh nghiệp có nhiều mặt hàng khai báo sau khi làm thủ tục hải quan có thể lên đến vài trăm trang mặt hàng chi tiết dẫn đến khi thanh toán qua ngân hàng doanh nghiệp phải phô tô sao y chi tiết, rất khó khăn cho việc sao lưu, kiểm soát bề mặt hồ s ơ thanh toán. Ngân hàng vẫn phải yêu cầu khách hàng phô tô sao y chứng từ hải quan đầy đủ.
- Đối với nhiều bộ hồ sơ có nhiều tờ khai hải quan thì ngân hàng mất nhiều thời gian để tra cứu, do đó cũng ảnh hưởng đến tốc độ thanh toán cho doanh nghiệp.
- Cổng thông tin của Cục Hải quan chỉ cung cấp được trạng thái của tờ khai hải quan đã thông quan hay chưa. Ngoài ra, ngân hàng không thể kiểm tra được mặt hàng, giá tr hàng hóa, hợp đồng ngoại thư ng trên t khai hải quan mà doanh nghiệp cung cấp có đúng hay không.
- Việc doanh nghiệp có thể tự in tờ khai hải quan cũng dẫn đến rủi ro là một t khai hải quan được in nhiều lần, thanh toán nhiều lần tại các ngân hàng khác nhau. o đó, ngân hàng không thể kiểm soát được bộ t khai hải quan đó đã được thanh toán hay chưa.
Thứ tám, chưa có quy định việc xác nhận đã thanh toán trên tờ khai hải quan (theo mẫu cũ) của các ngân hàng là bắt buộc. Hiện nay, để tránh trường hợp doanh nghiệp sử dụng t khai hải quan để thực hiện thanh toán nhiều lần tại các ngân hàng khác nhau và đảm bảo hoạt động thanh toán được diễn ra an toàn, một số NHTM quy định việc xác nhận “Đã thanh toán” trên tờ khai hải
quan. Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định bắt buộc việc xác nhận trên chứng từ được thanh toán.