Giải pháp từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 98)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN BIÊN MẬU QUA NGÂN

3.2.1. Giải pháp từ phía ngân hàng

Để tiếp tục phát triển hoạt động thanh toán biên mậu phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu qua các NHTM trên địa bàn, góp phần tí ch cực trong công tác quản l xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới, quản l ngoại hối khu vực biên giới, đảm bảo an toàn tài sản cho các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu hàng hoá và phát triển các loại hình dịch vụ Ngân hàng tại các NHTM trên đị a bàn. Các NHTM trên địa bàn cần tập trung thực hiện tốt những giải pháp như sau:

3.2.1.1. Củng cố và phát triển quan hệ đại lý với các ngân hàng Trung Quốc

Hoạt động TTBM giữa các NHTM hai nước trên đị a bàn tỉnh L ạng S ơn triển khai từ năm 1996, đến nay đã có được những bước phát triển đáng ghi nhận, để có được những thành t ch ấy có đóng góp một phần quan tr ng của việc hợp tác quan hệ đại l giữa ngân hàng hai nước iệt am - Trung uốc.

toán của thương nhân hai nước thì các Chi nhánh ngân hàng hai nước cần phải thường xuyên trao đổi và tăng cường sự hợp tác toàn diện trên tất cả các mặt có liên quan đến hoạt động thanh toán này như: quy trình nghiệp vụ, công

nghệ thanh toán, nguồn nhân lực phục vụ công tác thanh toán.. .có như vậy thì

những vướng mắc nảy sinh từ quá trình thực hiện các thao tác mới có thể được giải quyết một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất cho khách hàng, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng.

3.2.1.2. Mở rộng th ị trường và ch ính sách kh ách h àng

Phát triển, mở rộng thị trường TTBM của các Ngân hàng trên đị a bàn cần được xem như một chiến lược phân phối sản phẩm dịch vụ Ngân hàng đến với khách hàng.

Giải quyết vấn đề phát triển thị trường thanh toán biên mậu cần tập trung giải quyết các vấn đề:

- Thứ nhất, cần tiếp tục mở rộng mạng lưới thanh toán và thu đổi Nhân dân tệ, ngoại tệ tại các khu vực biên giới các cửa khẩu biên giới như: Tân thanh - Văn lãng, Chi Ma - L ộc bình, B ình nghi - Văn L ãng ... nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá qua biên giới. Trên c ơ s ở đó có các biện pháp khuyến kh ch thư ng nhân tham gia mua bán, trao đổi hàng hoá dịch vụ khu vực biên giới mở tài khoản thanh toán bằng CNY nhằm huy động các nguồn CNY phục vụ cho thanh toán biên mậu.

- Thứ hai, tăng cường phối hợp với các Ngân hàng thực hiện dịch vụ thanh toán biên mậu trên toàn tuyến biên giới. S ự phối hợp sẽ mang lại hiệu quả trong việc trao đổi thông tin về t giá, tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá, đặc biệt là việc điều hoà CNY để thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá. Do thực tiễn đặc thù hoạt động xuất nhập khẩu biên giới Việt Nam - Trung Quốc, tại một th i điểm hoặc một giai đoạn nhất đ nh, tại các cửa khẩu khác nhau, các đ a bàn khác nhau, hoạt động xuất nhập khẩu thư ng mất cân đối giữa

xuất và nhập khẩu hàng hoá, dẫn đến việc mất cân đối nguồn vốn trong thanh toán, c ơ chế phối hợp giữa các NHTM trong thanh toán biên mậu sẽ chủ động trong cân đối nguồn vốn thanh toán mang lại lợi í ch toàn cục trong việc phục vụ các nhu cầu thanh toán biên mậu và lợi ích của từng NHTM.

- Thứ ba, phối hợp với các chi nhánh Ngân hàng trong nội địa trong việc thực hiện TTBM. Hiện nay, số lượng doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động XNK qua biên giới Việt Trung khá lớn, nằm rải rác ở các tỉnh, thành trong cả nước chứ không chỉ trên địa bàn tỉnh L ạng S ơn. Vì vậy, nghiệp vụ TTBM cần tiếp tục được tổ chức thực hiện trong các hệ thống NHTM có tham gia thanh toán biên mậu, làm cho hoạt động TTBM sẽ được mở rộng về phạm vi và đáp ứng tốt các nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc bằng bản tệ không chỉ ở khu vực biên giới mà cả ở trong các tỉnh nội địa. Vấn đề thanh toán biên mậu lúc này, chỉ còn là sự phân công thực hiện quy trình thanh toán biên mậu giữa ngân hàng nội đ a và ngân hàng thực hiện TTBM và nhu cầu TTBM của khách hàng trên phạm vi cả nước.

- Thứ tư, tiếp tục mở rộng hợp tác thanh toán với các NHTM Trung Quốc nhằm đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng và giải quyết những vướng mắc về cân đối nhu cầu vốn trong thanh toán. Chi nhánh ngân hàng khác chưa thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu cần đẩy mạnh h n nữa việc hợp tác thanh toán biên mậu với các ngân hàng Trung uốc.

Để thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia TTBM qua ngân hàng thì một trong những yếu tố quan trọng là các chi nhánh ngân hàng thư ng mại trên đ a bàn cần xây dựng được ch nh sách khách hàng hợp l nhằm thu hút các doanh nghiệp tham gia TTBM qua ngân hàng như:

- Xây dựng khung phí linh hoạt áp dụng phù hợp với từng đối tượng khách hàng (Đối với các khách hàng ưu tiên có thể giảm thấp hơn mức phí dịch vụ bình quân; Đối với khách hàng sử dụng thường xuyên các dị ch vụ của

chi nhánh và có uy tín thì được hưởng mức phí ưu đãi, hoặc có thể chấp nhận mức phí dị ch vụ thấp trong ngắn hạn để thu hút dịch vụ khác có lãi hơn)

- Chủ động và mở rộng các hình thức tiếp cận, tạo lập và duy trì các quan hệ với khách hàng:

- Chú trọng đến các khách hàng vừa thành lập hoặc mới sử dụng dịch vụ, nhất là vào các thời điểm khách hàng đang phân vân lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính. Đây là thời điểm nhạy cảm, các chi nhánh cần có biện pháp linh hoạt chào bán những dịch vụ ngân hàng mà khách hàng mong đợi.

- Tổ chức các hội nghị khách hàng để lắng nghe các ý kiến góp ý; tổ chức các buổi hội thảo, thuyết trình cung cấp các thông tin về dịch vụ của chi nhánh mình, các quy đ nh pháp luật mới đến khách hàng. Tạo thuận lợi cho khách hàng qua việc nâng cao chất lượng dị ch vụ.

- Rút ngắn thời gian giao dị ch thông qua đơn giản hoá các quy trình nghiệp vụ và cung cấp d ch vụ.

- Đẩy mạnh công chăm sóc khách hàng, giải quyết kịp thời các khiếu nại của khách hàng.

3.2.1.3. Đa dạng h óa các h ình th ức th anh toán biên mậu

Để phù hợp với tính đa dạng và phong phú của quan hệ mua bán, trao đổi hàng hoá và cung ứng dịch vụ biên giới Việt Nam - Trung Quốc. Các Ngân hàng trên địa bàn cần tiếp tục phối hợp với các Ngân hàng đối tác phát triển thêm các phương thức thanh toán khác nhau, trên cơ s ở đó tuỳ theo những hoàn cảnh, điều kiện cụ thể để các bên đối tác thư ng mại giữa hai nước có thể lựa ch n và cùng nhau sử dụng một phư ng thức thanh toán th ch hợp.

Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng trên địa bàn và Ngân hàng đối tác phía Trung Quốc mới chỉ áp dụng phương thức thanh toán duy nhất là phương thức thanh toán chuyển tiền trong hoạt động thanh toán biên mậu. Đây là phương thức thanh toán đ n giản về thủ tục và thanh toán nhanh, tuy nhiên Ngân hàng

chỉ đóng vai trò trung gian thu hộ tiền một cách đơn thuần, hơn nữa trong phương thức thanh toán này, thường người nhập khẩu sau khi nhận được hàng rồi mới thanh toán tiền, do đó việc sử dụng phương thức thanh toán này, trong nhiều trường hợp quyền lợi của bên xuất khẩu không được đảm bảo. S ở dĩ các NHTM trên địa bàn mới chỉ áp dụng phương thức nêu trên là do trong quá trình triển khai thanh toán biên mậu môi trường pháp lý về hoạt động thương mại chưa đầy đủ, mặt khác do tính đa dạng của hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới, các NHTM không lường hết được những tranh chấp thương mại, nên chưa thể đưa ra các hình thức thanh toán mà NHTM có sự tham gia vào sâu vào việc xuất nhập khẩu hàng hoá.

Trong điều kiện hiện nay, môi trư ng pháp l trong hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới đã được cải thiện, đồng thời các thư ng nhân, nhất là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế tổ chức kinh tế iệt Nam đã có kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực ngoại thương. Chính vì vậy, với tình hình mới và thực tiễn hoạt động mua bán trao đổi hàng hoá qua biên giới phong phú và đa dạng hiện nay, các Ngân hàng thương mại trên địa bàn cần tiếp tục đưa ra các phương thức thanh toán mới, đảm bảo quyền lợi của các bên đối tác thương mại, nâng cao vai trò của Ngân hàng trong việc thanh toán xuất, nhập khẩu. Các phư ng thức thanh toán mới được áp dụng cần thiết được xây dựng trên những c ơ sở như sau:

- Phù hợp với những nguyên tắc, thông lệ quốc tế và phải xét đến các yếu tố pháp luật của hai nước về thanh toán biên mậu.

- Phù hợp với các quy định trong Hiệp định về mua bán hàng hoá ở vùng biên giới và Hiệp đ nh thanh toán và hợp tác giữa Ngân hàng hà nước iệt Nam và Ngân hàng hân dân Trung uốc.

- Xem xét và lựa chọn các yếu tố về tập quán thương mại khu vực biên giới để áp dụng các phư ng thức thanh toán và các chứng t sử dụng trong

thanh toán phù hợp như: việc xuất nhập khẩu hàng hoá tại L ạng S ơn, ngoại trừ các trường hợp mua bán hàng hoá thông qua vận tải đường sắt, nhà xuất khẩu có thể xuất trình vận đơn, còn đại đa số các trường hợp khác việc xuất nhập khẩu hàng hoá đều thực hiện giao nhận hàng hoá tại khu vực biên giới trực tiếp giữa các nhà xuất, nhập khẩu, do đó chứng từ xuất trình chỉ có thể là biên bản giao nhận hàng hoá. Một số trường hợp mua bán hàng hoá thường không có hợp đồng ngoại thương như mua bán hàng thuỷ hải sản, nông sản: vải , nhãn, dưa, tôm, cua, mực...

Trên c ơ s ở đó các Ngân hàng trên địa bàn cần phối hợp với các Ngân hàng đối tác phát triển thêm các phương thức thanh toán mới. Các phương thức thanh toán có thể triển khai áp dụng là:

- Phương thức tín dụng chứng từ (L/C) thanh toán bằng bản tệ: Quy trình phát hành, thông báo và thanh toán L/C thực hiện theo quy trình và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán quốc tế đang áp dụng ngoại tr các điểm khác biệt là: chứng từ thương mại phù hợp với tập quán thương mại và các nguyên tắc nêu trên.

- B ảo lãnh: Quy trình bảo lãnh, thông báo và thanh toán bảo lãnh thực hiện theo quy chế đang áp dụng ngoại tr những điểm khác biệt nêu trên.

- Nhờ thu bằng bản tệ: Áp dụng như thông lệ quốc tế, ngoại trừ những điểm khác biệt nêu trên.

Ngoài các biện pháp nghiệp vụ nêu trên thì việc áp dụng đồng bộ các nghiệp vụ tài trợ ngoại thương cũng là một điều cần thiết.

Nghiệp vụ tài trợ ngoại thương đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu biên giới Việt - Trung nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng của doanh nghiệp về phát triển kinh doanh, chống đỡ rủi ro, nâng cao hiệu quả và tăng cường khả năng cạnh tranh trong hoạt động thương mại. Qua các hoạt động tài trợ ngoại thư ng, các Ngân hàng cung cấp hệ thống giải pháp và kỹ thuật tài trợ phong phú, hữu hiệu, giải quyết phần lớn khó khăn về tài chính và uy

tín kinh doanh ngoại thương của doanh nghiệp. Mặt khác hoạt động tài trợ ngoại thương cũng mang lại nguồn thu nhập lãi và phí cho Ngân hàng, mối quan hệ gắn bó và chặt chẽ về lợi í ch giữa Ngân hàng và khách hàng sẽ là động lực thúc đẩy hoạt động tài trợ ngoại thương cũng như cung ứng dịch vụ thanh toán phát triển. Các loại hình tài trợ ngoại thương có thể áp dụng là:

- Cho vay để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩu dựa trên hợp đồng ngoại thương đã ký kết hoặc đã mở L /C.

- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo L/C.

- Cho vay tiêu thụ hàng nhập khẩu, cho vay để thanh toán L/C trả ngay, cho vay để ký quỹ L/C, cho vay thế chấp bằng lô hàng nhập khẩu.

3.2.1.4. Nâng cao trình độ ch uyên môn ngh iệp vụ ch O cán bộ làm công tác th anh toán biên mậu

Thực tế hiện nay, tại các chi nhánh Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ TTBM, số cán bộ được đào tạo về nghiệp vụ TTBM, nghiệp vụ ngoại thương còn rất hạn chế, số cán bộ nắm được quy tắc thanh toán quốc tế và ngoại ngữ tiếng Trung Quốc và tiếng Anh còn chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, các thông tin về chính sách quản lý ngoại hối, quản lý xuất nhập khẩu của hai nước không được cập nhật thư ng xuyên, nhất là các ch nh sách quản l ngoại hối, quản l xuất nhập khẩu của Trung uốc. iến thức, trình độ, kinh nghiệm còn hạn chế, dẫn đến việc tổ chức thực hiện thanh toán biên mậu tại các chi nhánh Ngân hàng trên địa bàn chủ yếu được thực hiện theo sự hướng dẫn của Ngân hàng cấp trên, cán bộ thực hiện thanh toán theo kiểu " lối mòn", do đó nghiệp vụ thanh toán biên mậu chậm được đổi mới, t có những đề xuất các phư ng thức thanh toán mới trong việc đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

Chính vì vậy việc tăng cường đào tạo, tập huấn phổ biến kiến thức về thanh toán quốc tế, thanh toán biên mậu, ngoại ngữ là hết sức cần thiết và cấp bách nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ năng động, nhiệt tình, giỏi về chuyên

môn, ngoại ngữ am hiểu các lĩnh vực ngoại thương, các luật lệ và tập quán quốc tế về thanh toán quốc tế, từ đó có thể tư vấn giúp khách hàng áp dụng các phương thức thanh toán và điều kiện thanh toán có lợi nhất nhằm tránh được rủi ro. Đồng thời có thể xử lý được các tình huống phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện thanh toán biên mậu, qua đó có thể đảm bảo được quyền lợi của khách hàng và nâng cao uy tín của Ngân hàng. Công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tập huấn nghiệp vụ cần tập trung vào các nội dung:

- Cần kết hợp đào tạo kiến thức nghiệp vụ thanh toán biên mậu với việc nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực liên quan như vận tải, bảo hiểm, hải quan, thuế... đối với cán bộ thực hiện công tác này. Hiểu biết và cập nhật thường xuyên về các chính sách quản lý ngoại thương, quản lý ngoại hối của Trung Quốc. Nâng cao khả năng ngoại ngữ nhất là tiếng Trung. Tạo điều kiện và có chế độ khuyến kh ch cho cán bộ tự h c, tự bổ sung những kiến thức chuyên môn. Cần tổ chức thường xuyên các hội nghị, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ để không ng ng nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho các cán bộ nghiệp vụ. ết hợp đào tạo cán bộ tại ch và cử đi h c tập trong và ngoài nước.

- Tuyển chọ n cán bộ làm công tác thanh toán biên mậu từ những trường đại học đã được đào tạo những kiến thức cơ bản về ngoại thương, thông thạo ngoại ngữ, đồng thời cũng phải hiểu biết kiến thức cơ bản về ngân hàng. B ên cạnh đó, nên có chính sách đãi ngộ hợp lý giúp cán bộ gắn bó với công việc và ngân hàng. Đồng th i phải thư ng xuyên tiến hành kiểm tra và phân loại đối với các cán bộ làm công tác này, trư ng hợp nào không đủ điều kiện thì chuyển công tác khác.

3.2.1.5. Giải P h áp về công tác th ông tin, tuyên truyền nh ầm nâng cao h ơn

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w