Nguyên nhâncủa những tồn tại

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 87)

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.3.3. Nguyên nhâncủa những tồn tại

Trong thời gian qua, việc thực hiện nghiệp vụ thanh toán biên mậu của các NHTM trên địa bàn tỉnh L ạng S ơn, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn nhiều tồn tại vướng mắc, cả về phía c ơ chế chính sách của Nhà nước cũng như từ chủ quan của các NHTM, điều đó xuất phát từ các nguyên nhân sau:

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

a. Một số bất cập, vướng mắc trong quan hệ xuất, nhập khẩu biên giới Việt - Trung:

Trong những năm quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa hai nước tăng nhanh, tuy nhiên trong hoạt động xuất nhập khẩu còn một số vướng mắc:

Thứ nhất, nhiều mặt hàng của Trung Quốc có năng lực cạnh tranh cao do ưu thế về chất lượng, chủng loại, giá thành thấp phù hợp với thị trường Việt Nam, trong khi đó hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hàng giá trị thấp, sức cạnh tranh kém, dễ bị đối tác ép giá và thường bị tác động của thị trường thế giới theo xu hướng giảm (hàng nguyên liệu thô, chưa qua chế biến). Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược xuất khẩu cụ thể sang thị trường Trung Quốc, còn thiếu thông tin, thiếu hiểu biết về thị trường và doanh nghiệp Trung Quốc, từ đó dẫn đến những rủi ro và thiệt hại trong quan hệ buôn bán. Cùng với việc giảm thuế theo lộ trình ACFTA, doanh nghiệp Việt Nam càng gặp nhiều khó khăn h n trong sự cạnh tranh với hàng hóa Trung uốc.

Thứ hai, công tác chống buôn lậu gặp rất nhiều khó khăn. Tại thành phố L ạng S ơn và một số huyện có cửa khẩu, hình thành một số chợ có hoạt động thương mại biên giới, như chợ Đông Kinh, Đồng Đăng, Tân Thanh... với sự tham gia buôn bán của trên dưới 10.000 hộ, trong đó có nhiều hộ kinh doanh là người Trung Quốc. Đa số hàng hoá mua, bán, trao đổi do cư dân

biên giới nhập khẩu từ Trung Quốc chủ yếu được đưa vào các chợ trong khu kinh tế cửa khẩu để bán hoặc các cư dân đi xách thuê cho các hộ kinh doanh tại chợ và đối tượng buôn lậu. Theo Quyết định số 254/2006/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý hoạt động thương mại biên giới với các nước có chung biên giới, đối với cư dân biên giới được miễn thuế thuế nhập khẩu và các loại thuế khác với giá trị 2 triệu đồng/người/lượt/ngày. Song chính sách miễn thuế với giá trị 2 triệu đồng/người/lượt mang tính đồng đều nhưng thực tế nhiều nơi cư dân biên giới không sử dụng đến do nhu cầu phát sinh không nhiều, dễ bị lợi dụng để thu gom hàng hóa được miễn thuế đem vào nội địa khi hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa trao đổi mua bán của cư dân biên giới nhu cầu tiêu thụ trong nội địa, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước. Mặt khác, với đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc trải dài, có nhiều đường mòn, đường tắt, đường xương cá nên các đối tượng lợi dụng địa hình để vận chuyển hàng vào nội địa. Đời sống của cư dân biên giới còn nhiều khó khăn nên vẫn phải đi làm thuê để tăng thu nhập trang trải cuộc sống.

Để khắc phục tình trạng này, Thủ tướng Chính Phủ đã ban hành quyết định 52/2015/QĐ-TTg ngày 20/10/2015 thay thế quyết định 254/2006/QĐ- TTg quy định miễn thuế nhập khẩu với giá trị không quá 2.000.000 đồng/1ngư i/1ngày/lượt và không quá 4 lượt/tháng đối với hàng hóa thuộc anh mục hàng hóa trao đổi của cư dân biên giới. Đối với hàng hóa trong định mức nhưng cư dân biên giới không sử dụng cho đời sống và sản xuất của mình mà bán nhượng lại phải ch u thuế theo quy đ nh của pháp luật hiện hành

Thứ ba, hệ thống hạ tầng thương mại phục vụ phát triển biên mậu ở khu vực cửa khẩu ph a iệt am thiếu đồng bộ. C s hạ tầng thư ng mại tại khu vực cửa khẩu biên giới còn thiếu và yếu như thiếu hệ thống kho, bãi và các trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, mạng lưới đường giao thông đi đến các cửa khẩu rất khó khăn. Đường giao thông ở một số nơi chật hẹp, xuống cấp, chưa

đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa. Hệ thống các cửa khẩu cách xa trung tâm kinh tế lớn của vùng và cả nước nên chi phí vận chuyển hàng hóa cao.

Thứ tư, tác động của chính sách ngoại thương của Trung Quốc:

Trung Quốc thường xuyên áp dụng các chính sách biên mậu linh hoạt để điều chỉnh lượng hàng cũng như giá hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này sao cho có lợi nhất cho phí a Trung Quốc. Khi cần họ có thể nới lỏng giá hay các chính sách biên mậu để tăng mua hoặc ép giá và thắt chặt chính sách khi muốn hạn chế hàng nhập khẩu từ Việt Nam.

Các yêu cầu mà phía Trung Quốc hay áp dụng như: hàng hóa chỉ đi qua một cửa khẩu, dẫn đến nhiều cửa khẩu đầu tư hạ tầng tốt thì phía Trung Quốc không xuất hàng qua, dẫn đến lãng phí trong đầu tư. Ngược lại, nhiều cửa khẩu phụ, lối m lại được sử dụng để xuất nhập khẩu hàng hóa lớn, dẫn đến quá tải về hạ tầng thương mại; Mức phí biên mậu cũng được thay đổi theo từng thời điểm, mùa vụ và cách thức kiểm d ch lỏng hay chặt để kiểm soát việc xuất nhập khẩu. Rủi ro cao nữa là Trung Quốc thay đổi bất thình lình chính sách biên mậu, do vậy luôn đặt iệt am thế b động và không thể đối phó k p th i. hư nông sản xuất khẩu khi đến cửa khẩu biên giới đã b ph a Trung uốc buộc phải chuyển sang một cửa khẩu khác mới thông quan, dẫn tới tình trạng dồn xe về một cửa khẩu, sản phẩm b hư hỏng do giao thông ùn tắc quá lâu.

Các doanh nghiệp iệt am thư ng thiếu các thông tin, thông tin không kịp thời cùng với c ơ chế phối hợp với các c ơ quan chức năng chưa thực sự tốt nên thư ng b động về ch nh sách biên mậu t ph a bạn, do đó gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tạo khó khăn trong việc thanh toán qua ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp Việt Nam trong các hợp đồng thương mại được k kết và việc lập t khai Hải quan tại cửa khẩu đều xác đ nh thanh toán qua Ngân hàng và thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, nhưng thực tế

thanh toán vì nhiều lý do khác nhau như: phía Trung Quốc ép nhận đồng Nhân dân tệ, trốn tránh việc kiểm soát luồng tiền thanh toán... nên lại thanh toán bằng Nhân dân tệ và không thanh toán qua Ngân hàng làm cho Nhà nước không kiểm soát và theo dõi được nguồn thu xuất khẩu.

b. Công tác quản lý nhà nước về thanh toán xuất nhập khẩu biên giới còn nhiều bất cập:

- Thứ nhất, do chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí của việc giao lưu kinh tế, hợp tác với các nước láng giềng nên từ khi mở cửa biên giới đến nay chúng ta chưa lập được một chiến lược tổng thể, rõ ràng cho việc phát triển giao lưu kinh tế trên toàn tuyến biên giới. Do đó chưa xây dựng được chương trình thống nhất, xuyên suốt, cũng như sách lược để ứng xử chủ động

- Thứ hai, những năm gần đây Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách trên các lĩnh vực giao lưu kinh tế biên giới, xong thiếu kịp thời, chưa đồng bộ, nhiều điểm chưa phù hợp, khi phát hiện bất hợp lý lại chậm bổ sung sửa đổi. Hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán biên mậu của các ngân hàng thương mại còn thiếu. Hiện nay, chưa có một văn bản pháp quy nào điều chỉnh hoặc hướng dẫn thi hành hoạt động thanh toán biên mậu. Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới đã ban hành nhiều năm, do đó đã nảy sinh nhiều bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Cụ thể:

- Việc triển khai Chính sách quản lý ngoại hối và quản lý thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá chậm triển khai dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý bàn đổi ngoại tệ cá nhân:

+ Việc triển khai Hiệp định thanh toán và hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1993 chậm, đến cuối năm 1996 mới thực hiện thí điểm thanh toán biên giới bằng bản tệ, để một th i gian dài việc thanh toán hoàn toàn tự phát, do tư nhân thực hiện.

Nhân dân tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dị ch vụ, nhưng đến

năm 2000 mới ban hành được Quy chế quản lý tiền của nước chung biên giới,

tại khu vực biên giới và khu kinh tế của khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 140/2000/QĐ-TTg ngày 31/08/2000 và thông tư 07/2001/TT- NHNN ngày 31/08/2001 của NHNN Việt Nam về việc hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý tiền của nước có chung biên giới tại khu vực biên giới và khu

vực kinh tế cửa khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 140/2000/QĐ-TTg ngày 08/12/2000 của Thủ tướng Chính phủ. Dẫn đến trong

một thời gian dài đồng Nhân dân tệ trôi nổi trên thị trường không có sự quản lý, nhiều tiêu cực xảy ra trong hoạt động mua bán trao đổi đồng nhân dân tệ. Hiện nay, việc tổ chức quản lý bàn đổi ngoại tệ cá nhân còn nhiều bất cập: không kinh doanh cố định, thường xuyên di chuyển; không có chứng từ sổ sách; thực hiện các nghiệp vụ khác như cho vay, thanh toán qua biên giới... - Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/6/2004 của Thống đốc H iệt am về việc ban hành uy chế thanh toán trong mua bán, trao

đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc về c ơ bản đã tạo c ơ s ở pháp lý cho các hoạt động thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và d ch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu, tuy nhiên vấn còn một số vấn đề bất cập như:

+ Việc quản lý thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dị ch vụ qua biên giới bằng tiền mặt vẫn còn bỏ ngỏ. Cụ thể quy định Việc thanh toán bằng tiền mặt (ngoại tệ tự do chuyển đổi, CNY, hoặc VNĐ) thực hiện theo hướng dân riêng của Ngân hàng Nhà nước [13]

+ Quy đị nh tại khoản 2 điều 8, quyết định 689 “Việc kiểm tra hồ sơ chứng từ thanh toán theo thỏa thuận giữa Ngân hàng hai bên phù hợp với quy định hiện hành về quản lý ngoại hối. Đối với trường hợp thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới không kí kết hợp đồng mua bán, thương nhân phải

xuất trình tờ khai hải quan và các giấy tờ liên quan chứng minh hàng hóa đã được thực xuất, thực nhập ” chưa quy định thống nhất cách thức thực hiện, hồ s ơ yêu cầu khách hàng xuất trình trong quá trình thực hiện TTBM cho các NHTM, dẫn đến mỗ i ngân hàng làm một kiểu [13].

- Chưa có chí nh sách huy động và cho vay với đồng NDT:

+ Theo quy định thương nhân Việt Nam và thương nhân Trung Quốc có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, được phép mở tài khoản CNY tại Ngân hàng được phép của Việt Nam để thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt - Trung, nhưng trong quy định không đề cập đến vấn đề trả lãi trên tài khoản tiền gửi nên các Ngân hàng thực hiện thanh toán biên mậu không có c ơ s ở áp dụng, do đó chưa khuyến khích được khách hàng gửi đồng Nhân dân tệ trên tài khoản tiền gửi, Ngân hàng không huy động được các khoản tiền tạm th i nhàn r i của khách hàng để tạo nguồn cung đồng th i không cải thiện được tình trạng đồng CNY trôi nổi trên thị trường.

+ Việc đưa ra các phương thức thanh toán mới như: Nhờ thu, Thư tín dụng, bảo lãnh, bao thanh toán bằng đồng bản tệ của các NHTM sẽ nẩy sinh quan hệ với tín dụng với khách hàng về cho vay bằng đồng Nhân dân tệ. Nhưng hiện nay chưa có quy đ nh về cho vay bằng đồng hân dân tệ. Cụ thể, khi áp dụng các phư ng thức thanh toán trên, nếu khách hàng thực hiện ký quỹ 100% thì thông thường khách hàng chọn phương thức chuyển tiền; Nếu khách hàng ký quỹ dưới 100% thì NHTM phải lập bộ hồ sơ tín dụng để cho vay bắt buộc khi đến hạn thanh toán khách hàng chưa có nguồn thanh toán. Trường hợp cho vay bằng VNĐ thì sẽ nẩy sinh chênh lệch t giá khi tiến hành thanh toán và tất toán khoản vay, do đó việc cho vay bằng C Y sẽ thuận lợi h n cho khách hàng và gân hàng.

c. Nguyên nhân từ phía các khách hàng thực hiện thanh toán biên mậu

- Trình độ nghiệp vụ của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu còn có nhiều hạn chế.

Các doanh nghiệp L ạng S ơn tham gia hoạt động XNK chủ yếu làm dịch vụ thủ tục XNK cho các cá nhân, tổ chức tại các tỉnh nội đị a, do vậy không nắm rõ về chủng loại, tính chất của hàng hóa được xuất nhập khẩu, gây khó khăn trong quá trình khai báo, làm thủ tục hải quan.

Nhiều doanh nghiệp mặc dù hoạt động thường xuyên nhưng không có tính chất chuyên nghiệp, chưa có định hướng lâu dài nên chưa quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân viên XNK, chưa chú trọng đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ lao động. S ự am hiểu về c ơ chế, chính sách điều hành XNK, chính sách thuế của Việt Nam và Trung Quốc, kiến thức hải quan còn nhiều hạn chế. Chưa chủ động nắm bắt các thay đổi về ch nh sách, thủ tục nên gặp nhiều khó khăn trong hoạt động xuất nhập khẩu

- Ngoài phương thức thanh toán qua ngân hàng, một khối lượng lớn giao dị ch thương mại vùng biên thực hiện theo con đường tiểu ngạch, thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt (có thể bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc bằng đồng tiền của nước có chung biên giới). Nguyên nhân:

+ Các doanh nghiệp có trình độ ngoại thương còn yếu, thường chọn xuất khẩu tiểu ngạch b i các thủ tục xuất khẩu đ n giản, chỉ cần một t khai tiểu ngạch, ch u chi ph biên mậu là có thể xuất được hàng, không cần hóa đ n, chứng t thanh toán, hợp đồng ngoại thư ng như qua đư ng ch nh ngạch.

+ Xuất tiểu ngạch giúp doanh nghiệp bán hàng nhanh chóng thuận tiện và giảm chi phí thanh toán, dễ trốn thuế.

+ Chất lượng hàng hoá do các Doanh nghiệp Việt Nam sản xuất ra trong những năm gần đây tuy đã được cải thiện nhiều nhưng vì lợi ích trước mắt cũng như hạn chế trong tầm nhìn chiến lược kinh doanh cho nên một số doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm có chất lượng kém, không đáp ứng được tiêu chuẩn quy đ nh. Xuất khẩu tiểu ngạch t phải ch u các hình thức kiểm dịch khắt khe, trốn tránh sự kiểm tra của các c ơ quan chức năng

Việc buôn bán tiểu ngạch do không kí kết hợp đồng, hàng hóa mang lên tới cửa khẩu mới tìm khách để bán, nên dễ bị thưong nhân ép giá, hoặc ngừng nhập hàng gây rớt giá, hàng ứ đọng, thiệt hại lớn và rủi ro lớn khi xảy ra tranh chấp. Buôn bán tiểu ngạch, doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ buôn bán qua trung gian với thương nhân Trung Quốc chứ không thật sự tìm được đầu mối cung - cầu.

2.3.3.2. Nguyên nh ân ch ủ qu a n

Thứ nhất, hoạt động TTBM đã được các ngân hàng trên địa bàn triển khai và phát triển trong một thời gian tương đối dài nhưng chưa được phát triển đồng đều giữa các ngân hàng, quá trình triển khai còn chưa tương xứng so với quan hệ giao lưu xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các ngân hàng cũng chưa chủ động, đổi mới phát triển thêm các loại hình dịch vụ Ngân hàng phục vụ cho các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ qua biên giới.

Thứ hai, c ơ chế cồng kềnh, thiếu linh hoạt, các thủ tục còn mất nhiều

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w