Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 105)

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THANH TOÁN BIÊN MẬU QUA NGÂN

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

* Trên cơ s ở hiệp định về thanh toán và hợp tác sửa đổi đã ký kết ngày 16/10/2003 tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bàn các biện pháp tháo gỡ những khó khăn tồn tại trong công tác thanh toán, tạo điều kiện thuận lợi về chính sách, chủ trương và biện pháp chỉ đạo để giúp các NHTM thực hiện tốt chức năng của mình.

* Đề nghị NHNN Việt Nam rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động thanh toán biên mậu và quản l tiền của nước có chung biên giới hiện hành, để tham mưu, đề xuất, ban hành Quy chế mới hướng dẫn thực hiện thanh toán biên mậu và quản l tiền của nước có chung biên giới, có quy định chặt chẽ, cụ thể đối với một số vấn đề như sau:

- Quy định những nội dung chủ yếu của văn bản Thỏa thuận thanh toán biên mậu giữa ngân hàng thương mại Việt Nam và Ngân hàng thương mại Trung Quốc, để các ngân hàng thương mại chủ động ký Thỏa thuận. Yêu cầu các ngân hàng trước hoặc sau khi ký thỏa thuận phải báo cáo NHNN bằng văn bản để theo dõi, quản lý.

- Về mở và sử dụng tài khoản CNY: B ổ sung quy định về trả lãi tiền gửi, nhằm khuyến kh ch các thư ng nhân tham gia xuất nhập khẩu biên giới, có nguồn thu C Y gửi tiền vào Ngân hàng, tạo nguồn vốn thanh toán và thực hiện các nghiệp vụ mua bán C Y. Đồng th i góp phần giảm lượng C Y trôi nổi trên th trư ng.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn về cho vay bằng đồng Nhân dân tệ.

- Sớm ban hành quyết định thay thế, hoặc bổ sung, sửa đổi Quy chế thanh toán mua, bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ tại khu vực biên giới và khu kinh tế cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc ban hành kèm theo Quyết định 689/2004/QĐ-NHNN ngày 07/4/2004 của NHNN Việt Nam, nhằm quản lý chặt chẽ việc thanh toán xuất, nhập khẩu tránh để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng thực hiện thanh toán bất hợp pháp, trong đó:

+ Quy định cụ thể hơn về hồ s ơ, chứng từ thanh toán, chứng minh hàng hoá thực xuất, thực nhập trong trường hợp không có ký kết hợp đồng mua bán.

+ Quy định cụ thể hơn trách nhiệm của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu và ngân hàng trung gian thanh toán trong việc kiểm tra chứng t chứng minh hàng thực xuất.

+ Quy định cụ thể trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ cung cấp cho ngân hàng.

+ Việc xác nhận đã thanh toán trên tờ khai Hải quan của các ngân hàng thực hiện thanh toán phải mang tính bắt buộc (đối với tờ khai Hải quan mẫu cũ)

+ Đề nghị NHNN có hướng dẫn cụ thể hơn liên quan đến việc kiểm tra tờ khai hải quan điện tử trong hoạt động thanh toán biên mậu

- Nghiên cứu đề xuất chỉnh sửa Quy chế quản lý tiền của nước có chung biên

giới cho phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay (Quyết định 140/2000/QĐ-TTg ngày 08/12/2000, Thông tư 07/2001/TT-NHNN ngày 31/8/2001) theo hướng:

+ Đề ra c ơ chế quản lý chặt chẽ hơn đối với các bàn đổi ngoại tệ của cá nhân để các NHTM kiểm soát thị trường, chủ động được việc quyết định tỷ giá mua, bán CNY để thanh toán cho khách hàng;

+ Xóa bỏ hoặc thay đổi mô hình đăng kí và hoạt động kinh doanh của các bàn đổi ngoại tệ (C Y) của cá nhân;

+ Hướng dẫn cụ thể việc ngân hàng thực hiện mua, bán CNY với các cá nhân được phép mua, bán CNY (bằng tiền mặt, chuyển khoản).

Một phần của tài liệu 1347 thanh toán biên mậu qua NH trên địa bàn tỉnh lạng sơn thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w