Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu 1270 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 36)

Do vốn chủ sở hữu của ngân hàng chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản nên chỉ cần một tỷ lệ nhỏ của danh mục cho vay có vấn đề sẽ làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập của ngân hàng, đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng hoặc trong trường hợp xấu nhất, làm cho ngân hàng có nguy cơ phá sản.

Để tối đa giá trị của các cổ đông, hoạt động tín dụng ngoài mục tiêu tạo ra giá trị

và bảo toàn được giá trị đó, còn phải bảo vệ được thương hiệu của ngân hàng. Muốn đạt được điều đó, việc QTRRTD cần phải đáp ứng các yêu cầu:

- Tạo lập được một danh mục tín dụng hợp lý, có khả năng sinh lời cao, ít rủi ro và khi cần thiết có thể chứng khoán hóa để hỗ trợ thanh khoản.

- Tạo sự chủ động, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các bộ phận tác nghiệp nhằm tìm kiếm các khoản vay có khả năng sinh lời cao và ít rủi ro.

- Có những quy định để thực hiện thống nhất, minh bạch các bước công việc trong quá trình cho vay; có các quy định hợp lý về cơ cấu, tỷ lệ.

- Đảm bảo phản ánh minh bạch, chính xác chất lượng danh mục tín dụng, trích

đủ dự phòng để bù đắp những rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay.

- Có hệ thống kiểm tra, kiểm soát thích hợp để phát hiện, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro phát sinh đối với danh mục tín dụng.

Các ngân hàng đang ngày càng cố gắng nhiều hơn để quản trị rủi ro bằng cách đánh giá, ước đoán không chỉ mức độ tổn thất dự kiến trung bình mà còn cả mức tổn thất ngoài dự kiến (hoặc trên trung bình) nữa.

Chính vì vậy, mục tiêu chính của quản trị rủi ro tín dụng là để tối đa hóa tỷ suất thu nhập đã được điều chỉnh bởi rủi ro hoặc giảm tối thiểu sai biệt giữa mức sinh lời thực tế và kỳ vọng; hay nói cách khác mức độ rủi ro hoặc tổn thất tín dụng ở mức các ngân hàng cho là hợp lý, được kiểm soát và trong phạm vi nguồn lực tài chính của họ [8].

Các ngân hàng cần phải quản trị rủi ro vốn có, hiện hữu cả danh mục đầu tư cũng như trong từng khoản vay, từng hoạt động kinh doanh riêng lẻ. Các ngân hàng cũng cần xem xét rủi ro tín dụng trong mối tương quan với các loại rủi ro khác. Quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả là điều kiện cần thiết để quản trị rủi ro ngân hàng nói chung và vô cùng cần thiết với sự thành công lâu dài của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 1270 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w