Các mặt hoạt động của công tác quản trị rủi ro tín dụng trong NHNo&PTNT Thanh Hóa.
2.2.2.1. Cơ chế, chính sách QTRRTD
Để đảm bảo hoạt động tín dụng NHNo&PTNT Thanh Hóa phát triển theo đúng định hướng, đạt mục tiêu an toàn, hiệu quả, tăng trưởng bền vững và kiểm soát rủi ro cũng như tiến dần đến thông lệ quốc tế căn cứ định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam, NHNo&PTNT Thanh Hóa đã xây dựng chính sách tín dụng với nội dung cơ bản sau:
* Cơ chế phân cấp uỷ quyền:
Việc phân cấp, uỷ quyền trong phê duyệt tín dụng được thực hiện theo nguyên tắc. - Tạo tính chủ động, tự chịu trách nhiệm của cấp trên điều hành, đảm bảo tuân thủ các chế độ quy định, phù hợp với quy mô, điều kiện của từng đơn vị, trình độ năng lực và phẩm chất của người được uỷ quyền. Bảo đảm hiệu quả, an toàn, chất lượng của hoạt động tín dụng, tuân thủ đúng, đủ các quy trình đánh giá thẩm định và phê duyệt tín dụng, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện và phân cấp uỷ quyền.
- Các cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng và được quyền phê duyệt tín dụng do Giám đốc quy định.
* Sản phẩm tín dụng: Bao gồm toàn bộ các hình thức cấp tín dụng cho mọi ngành nghề, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà pháp luật nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam không cấm.
* Giới hạn tín dụng toàn chi nhánh: Mục tiêu là khống chế tỷ lệ nợ xấu dưới 3%. Theo quy định của NHNN thì dư nợ cho vay của một tổ chức tín dụng đối với một khách hàng không vượt quá 15% vốn tự có của TCTD, đối với một nhóm khách hàng liên quan không vượt quá 50% vốn tự có của TCTD.
* Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu: Tập trung vốn trước hết cho phát triển nông nghiệp và nông thôn, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.
TT xếp hạng Đánh giá Nhóm nợ 1 AAA Thượng hạng 1 2 AA Xuất sắc 1 3 A Rất tốt 1 4 BBB Tot 2 5 BB Khá 2
các yêu cầu: Có đầy đủ tư cách pháp nhân, thể nhân theo luật định, có tình hình tài chính lành mạnh; thời gian được phép kinh doanh phù hợp với thời gian vay vốn; hoạt động kinh doanh có lãi (Nếu doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì phải trong giới hạn cho phép); thực hiện chuyển dịch cơ cấu khách hàng theo chiều hướng giảm tỷ trọng cho vay doanh nghiệp Nhà nước, tăng cho vay đối với phi nhà nước, kết hợp chuyển dịch cơ cấu ngành, nghề với cơ cấu khách hàng.
Các khách hàng chiến lược, khách hàng có chất lượng tốt được NHNo&PTNT Thanh Hóa xếp hạng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được hưởng các chính sách khách hàng của NHNo&PTNT Thanh Hóa. Tuỳ mức xếp hạng mà khách hàng sẽ được hưởng những ưu đãi hơn về các điều kiện về cấp tín dụng (Chính sách tiếp thị, đảm bảo tiền vay, về lãi suất, phí...) nhằm mục tiêu không ngừng mở rộng và phát triển đối tượng khách hàng này.
Trên cơ sở mức xếp hạng khách hàng theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trên đây, NHNo&PTNT Thanh Hóa quy định (5) nhóm chính sách khách hàng như sau:
1- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng AAA và AA; NHNo&PTNT Thanh Hóa thực hiện "Chính sách mở rộng phát triển"
2- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng A và BBB NHNo&PTNT Thanh Hóa thực hiện "Chính sách duy trì phát triển"
3- Chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng BB và B NHNo&PTNT Thanh Hóa thực hiện chính sách "Chính sách duy trì"
4- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng CCC và CC NHNo&PTNT Thanh Hóa thực hiện "Chính sách rút lui" và thực hiện các biện pháp sớm thu hồi được nợ vay.
5- Nhóm chính sách khách hàng đối với khách hàng có mức xếp hạng C và D NHNo&PTNT Thanh Hóa thực hiện "Tăng cường biện pháp xử lý nợ nhằm thu hồi được nợ vay - chính sách thu hồi nợ"
Bảng 2.13. Phân loại nhóm nợ trên cơ sở kết quả xếp hạng khách hàng tín dụng nội bộ
8 CC Dưới trung bình 3
9 C Rủi ro không thu được nợ cao 4
10/2007
* Tài sản đảm bảo: được thực hiện phù hợp với các quy định của chính phủ, NNNH và của NHNo&PTNT Việt Nam. Việc nhận tài sản đảm bảo cần được xem xét cụ thể đối với từng khách hàng, trên cơ sở khả năng vay trả, định hạng rủi ro tín dụng, khả năng phát mại tài sản thế chấp, cầm cố... (kiểm tra lại điều kiện tài sản nhận thế chấp)
* Quản lý nợ xấu: Việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro được thực hiện theo quy định của NHNN và theo hướng dẫn của Tong Giám đốc NHNo&PTNT Việt nam.
2.2.2.2. Mô hình QTRRTD
Hiện nay hoạt động quản trị rủi ro của NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện một cách phân tán, không có chức năng độc lập, cơ cấu quản lý rủi ro như sau:
- Hội đồng quản trị: Đề ra chiến lược quản lý rủi ro, xác định mục tiêu quản lý
rủi ro chung.
đồng quản trị trong việc phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng trong hệ thống. - Ban Tín dụng: Đề ra các chính sách, quy chế tín dụng...
- Ban Kế hoạch tổng hợp: Chịu trách nhiệm thực hiện quản lý rủi ro về lãi suất, thanh khoản.
- Ban Kiểm tra kiểm toán nội bộ: Thực hiện quản lý rủi ro hoạt động - Treasury: Thực hiện chức năng quản lý rủi ro ngoại hối.
Với việc thực hiện quản lý rủi ro phân tán, các chi nhánh phải tự chịu trách nhiệm về công tác quản trị rủi ro của chi nhánh mình trong các giới hạn hướng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam dựa trên các quy định của NHNN. Chi nhánh không có bộ phận rủi ro riêng, cá nhân không được phân công rõ ràng trong công tác quản lý rủi ro.
2.2.2.3. Nhận dạng, phân tích và đo lường QTRRTD
- Nhân dạng rủi ro tín dụng
NHNo&PTNT Thanh Hóa chưa xây dựng được hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những RRTD theo từng thời điểm để có thể chỉ đạo các chi nhánh nhằm đưa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn RRTD có thể bùng phát. Những cảnh báo chưa được làm thường xuyên và có hệ thống thường khi có dấu hiệu thì mới chỉ đạo thực hiện. Có thể nói chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến công tác QTRRTD mà trong đó có công tác nhận dạng rủi ro.
Những năm gần đây, chi nhánh đã tích cực hơn trong công tác quản trị rủi ro và cúng đã đúc rút được một số dấu hiệu phát sinh rủi ro của một khoản vay có nguy cơ rủi ro cao, đó là:
+ Nhóm dấu hiệu hiệu phát sinh từ phía khách hàng. Bao gồm: nhóm dấu hiệu liên quan đến mối quan hệ với ngân hàng mà biểu hiện cụ thể như trì hoãn, gây khó khăn với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay...; nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng; nhóm dấu hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của ngân hàng.
- Phân tích RRTD
tích, đánh giá và phân loại khách hàng từ đó đưa ra chính sách khách hàng và kiểm soát rủi ro một cách khách quan và hợp lý.
Trước khi cho vay, phải phân tích tín dụng một cách đầy đủ và toàn diện, đánh giá hiệu quả của dự án trước khi cho vay. Việc phân tích thẩm định tín dụng được thực hiện trước, trong và sau khi cho vay là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi khoản tín dụng đảm bảo khách hàng sử dụng vốn hiệu quả, nhằm đánh giá mức sinh lời của tín dụng, đảm bảo được mục đích kinh doanh của ngân hàng đồng thời dự kiến những biện pháp phòng ngừa và hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra. Quá trình này chấm dứt khi khoản vay được hoàn trả đúng hạn và đầy đủ.
- về đo lường rủi ro tín dụng.
Đo lường RRTD là việc đề ra và xem xét lại hạn mức rủi ro, giúp nhà điều hành xác định được rủi ro cần được ưu tiên theo dõi và kiểm soát.
Những năm gần đây NHNo&PTNT Thanh Hóa đã quan tâm chỉ đạo nhiều đến các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng, cùng với nó là các giới hạn về rủi ro tín dụng được quan tâm hơn mặc dù hệ thống đo lường các RRTD luôn được vạch ra kế hoạch hành động từ hội sở tỉnh đến các chi nhánh nhưng kết quả vẫn còn mờ nhạt. Các chỉ đạo và sự hỗ trợ từ trụ sở chính cũng như hành động của chi nhánh để xử lý những sự cố rủi ro còn mang tính chất tình thế, chưa liên tục, chưa kiên quyết.
NHNo&PTNT Thanh Hóa cũng chưa áp dụng các phương pháp lượng hoá RRTD cụ thể bằng công thức toán học, những quan niệm RRTD như xác suất xảy ra rủi ro khi xảy ra sự cố, hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ gần như chưa có trong nhận thức của cán bộ NHNo&PTNT Thanh Hóa. Trên thực tế việc thu hồi từ tài sản đảm bảo không đủ thu hồi khoản nợ thường được cân nhắc rất kỹ vì sợ thu hồi không đủ nợ gốc. Chính những nhận thức mơ hồ về khái niệm này chưa thông suốt cũng làm cho việc thu hồi khoản nợ quá hạn thường bị chậm trễ, gây thêm thiệt hại về kinh tế khi vốn không được thu hồi nhanh để quay vòng.
Do mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của một NHTM Nhà nước việc phân định chức năng giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành không giống như quản trị và điều hành của một NHTM cổ phần, vì vậy việc tạo lập một kênh báo cáo độc lập
về RRTD theo định kỳ lên hội đồng quản trị là chưa có.
2.2.2.4. về công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Kiểm soát RRTD là việc thực hiện những biện pháp nhằm duy trì RRTD ở mức độ kỳ vọng, giảm thiểu tổn thất RRTD và không để ngân hàng rơi vào tình trạng đổ vỡ. Kiểm soát RRTD giúp đảm bảo an toàn cho khoản tín dụng đã cấp của ngân hàng, đồng thời theo dõi được mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Căn cứ vào quy định kiểm tra giám sát khoản vay của NHNo&PTNT Việt nam, NHNo&PTNT Thanh Hóa quy định việc kiểm tra, giám sát khoản vay được tiến hành định kỳ hoặc đột xuất với 100% khoản vay, một hay nhiều lần tùy theo độ an toàn của khoản vay.
- Mở sổ theo dõi: Cán bộ tín dụng (CBTD) mở sổ theo dõi các thông tin của khoản vay theo hợp đồng tín dụng, bảng theo dõi nợ vay, khai thác khi cần thiết hoặc lưu các sao kê điện toán theo ngày, tháng, năm giải ngân; số tiền gia hạn nợ; thời gian gia hạn nợ; số tiền chuyển nợ quá hạn; thời gian chuyển nợ quá hạn...
Khai thác phần mềm điện toán; ngoài cách mở sổ theo dõi khoản vay, CBTD thường xuyên sử dụng phần mềm điện toán để theo dõi, quản lý khoản vay. Nếu phát hiện số liệu hạch toán sai lệch với hồ sơ tín dụng phải báo cáo với trưởng phòng tín dụng phối hợp với các phòng liên quan để xử lý.
- Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay:
+ Kiểm tra qua hồ sơ, chứng từ: kiểm tra trước, trong khi giải ngân, kiểm tra sau khi giải ngân. Định kỳ hàng tháng, quý hoặc trường hợp đột xuất CBTD có thể cùng trưởng phòng tín dụng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư đảm bảo nợ vay của khách hàng thông qua: So sách hạch toán theo dõi của khách hàng, chứng từ, hoá đơn hạch toán (Chi tiền mặt, chuyển khoản, chi khác.) chứng từ thanh quyết toán, thanh lý hợp đồng.
+ Kiểm tra lại hiện trường: thị sát tiến độ thực hiện, thị sát vật chất (Vật tư, hàng hoá, máy móc, thiết bị.)
+ Lập biên bản kiểm tra: CBTD lập biên bản kiểm tra về mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng và vật tư đảm bảo nợ vay ngân hàng. Nếu khách hàng sử
dụng vốn sai mục đích hoặc phát sinh những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng lớn đến khả năng trả nợ của khách hàng, CBTD có báo cáo trưởng phòng tín dụng để trình lãnh đạo xem xét giải quyết từng trường hợp có thể quyết định ngừng cho vay hoặc có biện pháp thu hồi nợ trước hạn.
- Kiểm tra, phân tích hiệu quả vốn vay, theo dõi, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tài chính và đảm bảo tín dụng của khách hàng: đánh giá tiến độ thực hiện phương án, phân tích hiệu quả tình hình tài chính.
Khi nhận được báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch của khách hàng, CBTD tiến hành theo dõi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, phân tích tình hình tài chính, bảo đảm tín dụng. Nếu những yếu tố trên có biến động ảnh hưởng lớn tình hình trả nợ của khách hàng, CBTD có ý kiến báo cáo trưởng phòng tín dụng trình giám đốc để yêu cầu khách hàng tìm giải pháp khắc phục, ngừng cho vay hoặc tiến hành thu hồi nợ trước hạn.
- Kiểm tra các biện pháp bảo đảm tiền vay:
+ Đối với tài sản đảm bảo (Kế cả tài sản bảo lãnh của người thứ ba) là máy móc, thiết bị, nhà xưởng... CBTD phải thường xuyên kiểm tra hồ sơ bảo đảm tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như mất mát, hư hỏng, kém giá trị, có sự chuyển người sở hữu sử dụng, bảo quản, mục đích sử dụng có sự thay đổi. Tình hình khai thác công năng, hoa lợi. Những biến động về giá trị tài sản do tăng, giảm giá thị trường, do khai thác, sử dụng, bảo quản tài sản.
+ Đối với trường hợp đảm bảo là bảo lãnh của bên thứ ba, CBTD phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi năng lực tài chính của người bảo lãnh thứ ba để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba khi có yêu cầu.
- Rà soát tín dụng định kỳ, đột xuất:
+ Rà soát định kỳ: CBTD rà soát định kỳ đối với dư nợ khách hàng là doanh nghiệp ít nhất 01 năm/2 lần. Việc rà soát bao gồm việc đánh giá tiến triển kinh doanh của khách hàng kể từ lần rà soát trước, phân tích cách thực hiện và sử dụng khoản vay, kiểm tra sự tuân thủ hợp đồng và cam kết trong thoả thuận ban đầu và các vấn đề liên quan.
Số đã trích lập DPRR 52 34.7 62.5
Số đã XLRR 67.6 48.5 24.7
Dư nợ đã XLRR_____________ 216.6 225 222
Trong khi rà soát danh mục tín dụng. CBTD đồng thời tiến hành xếp loại khách hàng và xếp loại rủi ro theo chất lượng của khoản vay để đánh giá chất lượng tín dụng. Đối với những khoản nợ được xác định là xấu, CBTD có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ và cung cấp các thông tin về tài khoản vay và bàn giao cho bộ phận quản lý tín dụng. Đối với những khoản vay có dấu hiệu xấu đi, cần phải đưa vào danh sách theo dõi đặc biệt, CBTD phụ trách khoản vay phải rà soát hàng ngày.
+ Rà soát bất thường: CBTD kiểm tra rà soát đột xuất, ngay lập tức các khoản vay nếu có thay đổi theo chiều hướng bất lợi, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.
2.2.2.5. Dự phòng tổn thất tín dụng
Thực hiện quyết định 493/2005/QĐ-NHNN (Được bổ sung bằng văn bản số 18/2007/QĐ-NHNN) của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 22/04/2005 NHNo&PTNT Việt nam đã có quyết định số 636/QĐ-HĐQT-XLRR