Kếtquả đạt được

Một phần của tài liệu 1270 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 87)

trình tín dụng

Thực hiện nghiêm túc chính sách tín dụng, chính sách phân loại nợ và xếp hạng khách hàng, cẩm nang tín dụng hiện hành là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để phòng ngừa, hạn chế RRTD. Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa đã nghiêm túc tuân thủ chính sách tín dụng. Việc cho vay đảm bảo chế độ, thể lệ của nghành từ khâu thiết lập hồ sơ tín dụng, giải ngân và tất toán khoản vay được thực hiện đông bộ, công tác phòng ngừa, trích lập dự phòng sử dụng dự phòng để xử lý RRTD đảm bảo đúng quyết định 493/QĐ-NHNN và quyết định 636/QĐ-NHNo&PTNT Việt nam và các văn bản hướng dẫn thi hành. bên cạnh đó chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và của nghành ngân hàng về giứo hạn cho vay đối với khách hàng; chấp hành đúng các quy định về tỷ lệ an toàn trong hoat động của các tổ chức tín dụng, bao gồm: tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ tối đa dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn; Triển khai và thực hiện đúng Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 3/12/2001 của thống đốc NHNN ban hành Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng; Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của NHTM; Quyết dịnh 493/2005/QĐ-NHNN và các văn bản hướng dẫn thi hành khác; Quyết định số 115/QĐ-HĐQT-KHTH ngày 19/05/2005 của Hội đồng Quản trị NHNo&PTNT Việt nam về việc ban hành quy định về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh đối với sở giao dịch, chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt nam...

Hai là, Chi nhánh đã từng bước tiến tói đa dạng hoá danh mục khách hàng vay, và thiết lập giói hạn quyền phán quyết cho vay đối vói chi nhánh trực thuộc tỉnh

Hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa trong những năm gần đây đã từng bước đa đạng hoá danh mục cho vay, không chỉ tập trung vào lĩnh vực chủ đạo là nông nghiệp nông thôn mà còn mở rộng cho vay đối với một số dự án lớn như: Công ty TNHH Hoàng Sơn kinh doanh tổng hợp vận tải 105 tỷ đồng, cho vay công ty xây dựng TNHH Bình Minh hơn 200 tỷ đồng, cho vay đồng tài trợ nhà máy thuỷ điện cửa đặt 80 tỷ đồng . .vv. Việc mở rộng lĩnh vực cho vay và đa dạng

hoá khách hàng đã tạo cơ sở hạn chế RRTD. Bên cạnh đó căn cứ vào QĐ 528/QĐ- HĐQT ngày 21/05/2010 của NHNo&PTNT Việt Nam về việc ban hành quy định phân cấp phán quyết tín dụng trong hệ thống NHNo Việt Nam; Giám đốc NHNo&PTNT tỉnh Thanh Hóa có văn bản số 1963/NHNo&PTNT-TD uỷ quyền phán quyết tín dụng cho các chi nhánh trực thuộc, trong đó phân định rõ mức phán quyết theo cấp chi nhánh, phòng giao dịch và theo xếp loại chi nhánh, phòng giao dịch hàng năm. Từ đó góp phần năng cao hiệu quả công tác điều hành tín dụng toàn chi nhánh.

Ba là, Công tác phân tích tín dụng được thực hiện tương đối tốt

Phân tích tín dụng là việc làm thường xuyên của các CBTD, qua các kênh thông tin mà CBTD thu thập được, với một chi nhánh mà địa bàn hoạt động đa dạng tại 27 Huyện thị như Thanh Hóa thì thông tin thu thập chủ yếu qua các nguồn như: Trực tiếp qua các khách hàng, từ quan hệ với bạn hàng, với tổ dân phố, chính quyền địa phương, qua trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước. Các thông tin được cung cấp CBTD sàng lọc, lựa chọn phân tích đề xuất tham mưu cho Giám đốc ra quyết định tín dụng. Nhờ đó mà liên tục trong nhiều năm chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa luôn đạt các chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng, tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ luôn ở mức cho phép (dưới 3%/tổng dư nợ).

Bốn là, Chi nhánh đã có sự quan tâm mở rộng cho vay có đảm bảo tiền vay

Thực hiện các quy định hiện hành về bảo đảm tiền vay, hầu hết các khoản cho vay đối với các loại hình doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn đều phải thực hiện các biện pháp bảo đảm bằng tài sản. Riêng đối với hộ nông dân vay đến 10 triệu đồng theo Quyết định 67/QĐ-TTg, cho vay người lao động đi lao động có thời hạn ở nước ngoài đến 20 triệu đồng, hộ nông dân sản xuất hàng hoá đế 30 triệu đồng và một số đối tượng ưu tiên khác theo quy định của Chính phủ và của NHNN được thực hiện vay vốn không phải bảo đảm bằng tài sản.

Dư nợ cho vay có bảo đảm bằng tài sản của NHNo&PTNT Thanh Hóa hiện nay chiếm tỷ trọng khoảng 60%/tổng dư nợ cho vay. Các loại tài sản thường được nhận làm tài sản bảo đảm khi cho vay là: nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với đát thổ

cư; hệ thống nhà xưởng máy móc và thiết bị gắn liền; các phương tiện vận tải như ô tô, tàu thuyền; các giất tờ có giá như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu; vàng bạc, đá quý ...Việc tăng cường cho vay có bảo đảm tài sản của NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua góp phần vào việc ổn định hoạt động tín dụng như hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

Năm là, Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tín dụng

Ngân hàng NHNo&PTNT Tỉnh Thanh Hóa thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam ban hành gắn liền cùng vơi quy trình thẩm định, giải ngân, quản lý giám sát dòng tiền sau khi cho vay. Định kỳ hoặc đột xuất, bộ phận kiểm tra nội bộ thực hiện kiểm tra, giám sát mức độ tuân thủ quy chế, quy trình, phát hiện những sai sót trong quá trình cho vay, thu nợ và đưa ra các kiến nghị phù hợp để khắc phục, nhằm phòng ngừa và xử lý RRTD. Một số biện pháp được áp dụng tại chi nhánh như: Gửi thư ngỏ để thăm dò ý kiến khách hàng, định kỳ tổ chức đối chiếu nợ vay và thực hiện đổi địa bàn đối với các CBTD có thời gian phụ trách địa bàn trên một năm đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Sáu là, Nâng cao năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của CBTD

Năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp cán bộ là những điều kiện tất yếu không thể thiếu của công tác phòng ngừa và xử lý RRTD. Chi nhánh NHNo&PTNT Thanh Hóa đã thực hiện thi tuyển cán bộ nhiệp vụ với các tiêu chuẩn, cụ thể công khai. Thường xuyên cử cán bộ đi học tập các lớp hoàn thiện, nâng cao trình độ nghiệp vụ, các lớp thẩm định, trang bị kiến thức pháp luật, kiến thức nghành có liên quan tới công tác tín dụng do NHNo&PTNT Việt nam tổ chức. Ngoài ra NHNo&PTNT tỉnh còn mở các lớp đào tạo, tập huấn nghiệp vụ tại chi nhánh: Tập huấn giao dịch bảo đảm, quản trị rủi ro trong kinh doanh, kỹ năng phân tích tài chính doanh nghiệp .

Bên cạnh đó việc ban lãnh đạo chi nhánh luôn quan tâm tới việc giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, khen thưởng, kỷ luật kịp thời qua đó, trình độ cán bộ ngày càng hoàn thiện, không xảy ra rủi ro đạo đức trong công tác tín dụng, bảo đảm an toàn tiền vốn, tài sản và con người.

Một phần của tài liệu 1270 quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh NH nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh thanh hoá luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w