Bởi vì quản trị rủi ro tín dụng đang tiếp tục là vấn đề nổi cộm nhất của các nhân
hàng trên khắp thế giới, mỗi ngân hàng đều phải rút ra các bài học cho mình từ những
kinh nghiệm quá khứ. Để QTRRTD , mỗi ngân hàng phải nghiên cứu và đưa ra các công cụ quản lý phù hợp với quy mô và tính chất hoạt động của ngân hàng mình. Trong đó, cần nhận thức được sự cần thiết phải nhận biết, đo lường, kiểm tra, giám sát rủi ro tín dụng cũng như lập dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất khi cần thiết. Ở
góc độ ngân hàng, các công cụ chính để quản trị rủi ro tín dụng gồm có:
*Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng bằng văn bản là yếu tố căn bản, là nền tảng để quả trị RRTD hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra các mục tiêu, tham số hướng cho cán bộ ngân hàng, những người làm công tác cho vay và quản trị danh mục đầu tư. Chính sách xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh
giá đúng về cơ hội kinh doanh. Các tổ chức giám sát hoạt động ngân hàng trên thế giới đều coi một chính sách tín dụng được xây dựng đúng đắn là điều kiện thiết yếu để quản trị tốt RRTD.
Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng thông minh của những nguyên tắc tín dụng thích hợp với những thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Công việc của người cán bộ ngân hàng là khoản vay nào nên cho vay, áp dụng loại sản phẩm nào, cho ai, với những điều kiện như thế nào. Chính sách tín dụng tốt sẽ nâng cao chất lượng khoản vay. Đặc biệt ở các nước đang phát triển chính sách tín dụng lại càng quan trọng hơn vì ngân hàng phải thích ứng với môi trường kinh tế biến đổi liên tục và đối mặt với những vấn đề trước đây rất ít hoặc không hề quan tâm tới.
Nội dung cơ bản của một chính sách tín dụng thông thường bao gồm: - Miêu tả thị trường tín dụng của ngân hàng.
- Tuyên bố về tiêu chuẩn đối với danh mục cho vay của ngân hàng.
- Xác định quyền hạn, trách nhiệm của cán bộ tham gia quá trình ra quyết định
cho vay.
- Những thủ tục, hoạt động cần thiết cho việc chào mời, xem xét, đánh giá và ra quyết định đối với yêu cầu vay vốn của khách hàng.
- Các tài liệu cần thiết trong quá trình vay vốn.
- Hướng dẫn tiếp nhận, đánh giá, bảo quản tài sản thế chấp.
- Chính sách, phương pháp xác định lãi suất, các khoản phí và thời hạn vay vốn, kỳ hạn trả nợ.
- Một bản tiêu chuẩn thích hợp áp dụng cho toàn bộ danh mục cho vay.
- Giới hạn cho vay tối đa của từng ngân hàng, từng nhóm sản phẩm đối với toàn danh mục, của tổng dư nợ đối với tổng tài sản NH.
- Phát hiện, phân tích và xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Chính sách cho vay thận trọng đối với các ngân hàng có khó khăn tạm thời.
* Giới hạn cấp tín dụng
Để hạn chế rủi ro, mỗi ngân hàng nên quy định hạn mức cấp tín dụng cho từng cấp quản trị (mức phán quyết). Mức phán quyết có thể được quy định cho các Chi
Không 0,00
Thấp nhánh ngân hàng, các phòng giao dịch, tùy theo quy mô hoạt động, năng lực làmviệc của chi nhánh; theo loại sản phẩm tín dụng, tính chất có hay không có tài sản0,25 bảo đảm của khoản vay.
Trong hoạt động tín dụng đối với một doanh nghiệp, có hai loại rủi ro chính có thể xảy ra:
+ Rủi ro của các giao dịch cụ thể tức giao dịch đó không hiệu quả. + Rủi ro tổng thể của khách hàng tức doanh nghiệp mất khả năng trả nợ. Một rủi ro tổng thể xảy ra thì toàn bộ các giao dịch sẽ chịu rủi ro.
Giới hạn tín dụng được xác định đúng sẽ quản trị tốt rủi ro tổng thể của từng khách hàng. Nó được hiểu là mức tín dụng an toàn tối đa trong đó doanh nghiệp quản
trị hiệu quả được hoạt động của mình, ở mức này rủi ro ngân hàng có thể chịu đối với
doanh nghiệp là thấp nhất. Giới hạn tín dụng bao gồm hạn mức của tất cả các dịch vụ
chứa đựng rủi ro tín dụng ngân hàng cấp cho khách hàng như dư nợ vay, bảo lãnh, mở
L/C, chiết khấu, thấu chi... Vượt qua giới hạn này, độ rủi ro đã ở quá mức cho phép. Giới hạn tín dụng được xác định trên cơ sở chính sách tín dụng từng thời kỳ, xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp, ngành nghề và quy mô hoạt động của nó, khả năng cung ứng và quản trị vốn của ngân hàng.
* Định giá khoản vay
Định giá khoản vay là một công cụ vô cùng quan trọng trong tiến trình QTRRTD khi quyết định cho vay đã được đưa ra. Thông thường, thu nhập mà một khoản vay mang lại cho ngân hàng gồm có: Tiền lãi vay, phí (VD như phí thẻ tín dụng...). Ở nhiều ngân hàng nước ngoài, phần số dư doanh nghiệp buộc phải duy trì tại ngân hàng vay vốn góp phần làm tăng thu nhập, tăng chi phí vay thực tế của doanh nghiệp vì doanh nghiệp không được sử dụng hết số tiền nhận nợ.
về cơ cấu, lãi suất cho một khoản phải được xác định ở mức đảm bảo bù đắp được chi phí vốn đầu vào, chi phí quản lý, phần lợi nhuận mong muốn và phần bù rủi ro của khoản vay.
Khách hàng được đánh giá có mức độ rủi ro càng cao, phần bù rủi ro càng cao. Lãi suất cũng phụ thuộc vào thời hạn món vay (thông thường lãi suất đối với khoản vay nhỏ hơn thường cao hơn đối với các khoản vay lớn do chi phí quản lý cao), giá trị và tính thanh khoản của tài sản bảo đảm...
Ở giác độ thị trường, lãi suất là giá cả khoản vay, nó phụ thuộc vào tương quan cung - cầu tín dụng trên thị trường thời điểm cho vay, vào mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng.
Vì cạnh tranh, một số ngân hàng phải chấp nhận một mức giá cho vay thấp, thậm chí chi phí vốn đầu vào và chi phí quản lý, không tính đến phần bù rủi ro. Việc cạnh tranh như vậy trong dài hạn sẽ làm giảm suất sinh lời của ngân hàng và tăng tính rủi ro của hoạt động tín dụng.
Thực tế không phải khi nào ngân hàng cũng có thể xác định được chính xác các chi phí hoạt động nên nhiều ngân hàng áp dụng phương pháp định giá theo lãi suất cơ sở. Lãi suất của từng khoản vay được xác định bằng công thức: lãi suất cơ sở (gồm lợi nhuận cận biên, chi phí quản lý và hoạt động) cộng với phần bù rủi ro tín dụng và phần bù rủi ro kỳ hạn tức là bằng lãi suất cơ sở cộng chi phí tăng thêm.
Nhiều ngân hàng trên thế giới áp dụng mức phần bù rủi ro tín dụng tùy vào đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp theo bảng sau:
Dưới tiêu chuân 2,50
pháp hay vì buộc khách hàng phải thực hiện một chiến lược kinh doanh mạo hiểm hơn với ít cơ hội thành công để thanh toán một khoản lãi vay cao và làm mất đi cơ hội tiếp vốn vay ngân hàng đối với các khách hàng có mức rủi ro thấp hơn (lựa chọn
bất lợi). Ngân hàng quy định lãi suất cao để bù rủi ro cho mình lại cũng khiến cho mức độ rủi ro tín dụng tăng lên vì những khách hàng không kinh doanh mạo hiểm không tiếp cận được vốn của ngân hàng. Vì vậy, tùy thuộc vào chính sách của mình, ngân hàng cũng có thể xác định lãi suất với phần bù rủi ro thấp đi kèm với chế độ sàng lọc khách hàng chặt chẽ để cấp tín dụng.
* xếp hạng tín dụng
Các ngân hàng cần định kỳ thực hiện xếp hạng lại tín dụng cho khách hàng (mức độ rủi ro của khách hàng), đánh giá lại món vay và tài sản thế chấp để từ đó có mức phân bổ dự phòng, điều chỉnh lại giới hạn cấp tín dụng cho khách hàng cho phù hợp hoặc thực hiện những biện pháp cần thiết nhằm thu hồi nợ trước hạn nếu phát hiện khoản vay, tài sản thế chấp có dấu hiệu bất thường ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ vay.
* Tài sản thế chấp
Tài sản thế chấp là nguồn trả nợ thứ cấp cho khoản vay nếu phương án, dự án kinh doanh của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền của khách hàng không đúng như dự kiến. Tuy nhiên, khoản vay sẽ phải được thanh toán bằng tiền tạo ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh chứ không phải bằng tài sản nên tài sản thế chấp mới là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiện đủ để cho vay. Một số lượng lớn các khoản vay chỉ chủ yếu dựa vào nguồn trả nợ thứ yếu luôn trở thành nợ khó đòi. Đặc biệt giá trị của tài sản thế chấp lại phụ thuộc vào chu kỳ kinh tế, sự khỏe mạnh của nền kinh tế, hệ thống tài chính, tính pháp lý của tài sản.... nên có thể biến động rất lớn, tính thanh khoản thường không cao. Hầu hết cán bộ ngân hàng có kinh nghiệm đều thấy rằng tài
sản thế chấp là một sự thay thế nghèo nàn cho các khoản thu và luồng tiền mặt trong kinh doanh. Vì vậy, không nên quyết định cho vay chỉ dựa vào tài sản thế chấp.
* Đa dạng hóa danh mục đầu tư
Một công cụ khác luôn nhắc đến của QTRRTD ở tất cả các ngân hàng trên thế giới là quản trị danh mục đầu tư. Quản trị danh mục đầu tư làm cân đối và kiềm chế rủi
ro danh mục bằng cách nhận dạng, dự báo và kiểm soát mức độ rủi ro với từng thị trường, ngành hàng khác nhau, khách hàng, mặt hàng, loại sản phẩm tín dụng và điều
kiện hoạt động khác nhau. Nhiều chuyên gia ngân hàng tin rằng đa dạng hóa danh mục
đầu tư là giải pháp phòng ngừa rủi ro hữu hiệu nhất trong QTRRTD.
Khi một ngân hàng phát triển chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình, họ phải xem xét đến các yếu tố và mức độ rủi ro của thị trường mục tiêu và phân khúc khách hàng của mình, sự kết hợp các loại sản phẩm, dịch vụ tín dụng, loại tiền cho vay, khả năng cấp tín dụng và trọng tâm của danh mục.
Yếu tố quan trọng đầu tiên trong quản trị rủi ro danh mục là yếu tố lựa chọn thị trường mục tiêu. Trả lời câu hỏi: “Yếu tố chủ yếu và chung nhất gây ra tình trạng nợ xấu của các ngân hàng là gì?”, nhiều chuyên gia tại các ngân hàng lớn ở Mỹ đều cho đó là sự lựa chọn không đúng thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu thông thường sẽ phải phụ thuộc vào địa bàn hoạt động và quy mô của ngân hàng.
Không giống với một danh mục đầu tư chứng khoán, sự giảm giá hay suất sinh lợi của chứng khoán này có thể được bù đắp bởi sự tăng giá hay suất sinh lợi của một
chứng khoán khác do khác biệt về mức độ rủi ro và xu hướng vận động của chúng không cùng chiều với nhau; một danh mục cho vay của các ngân hàng thông thường không thể có mức sinh lợi cao hơn mức lãi suất cho vay đã quy định trong hợp đồng. Các khoản vay chỉ có thể giảm giá nếu khách hàng không trả được lãi hoặc tệ hơn, không trả được vốn gốc cho ngân hàng.
Mặc dù vậy, việc đa dạng hóa danh mục cho vay của ngân hàng cũng sẽ làm giảm
tối đa rủi ro do các khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách
hàng, độ thành đạt của họ; theo ngành hàng, theo tính chất sở hữu.
Các dự án cho vay dài hạn có tính rủi ro cao hơn các món vay ngắn hạn, vay theo thời vụ. Các món vay bằng ngoại tệ sẽ phải gánh chịu thêm rủi ro tỷ giá bên cạnh rủi ro tín dụng nếu trạng thái ngoại tệ của ngân hàng không cân đối. Các món vay lớn có chi phí quản lý rẻ hơn nhưng rủi ro hơn các khoản vay nhỏ. Chính vì lẽ đó,
các ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cho vay của mình. Không nên chỉ cho vay một, hai ngành hoặc chỉ cho vay một vài doanh nghiệp lớn hoặc một vài nhóm kinh doanh đơn lẻ. Việc đa dạng cũng cần được thực hiện cho vay và phải phù hợp với cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng.
Mặc dù hiểu rất rõ tầm quan trọng của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư, song cả trên thế giới và ở Việt Nam, ở một giai đoạn nhất định, có nhiều ngân hàng hay đầu tư nhiều vào ngành theo xu hướng, trào lưu chung ví dụ như: phân bón, thép xi măng, bất động sản, năng lượng, đầu tư xây dựng cơ bản. Một danh mục đầu tư phụ thuộc chủ yếu vào một, vài ngành hoặc loại mặt hàng là cực kỳ nguy hiểm. Không có ngành nào là không có rủi ro và chỉ có đa dạng hóa mới giảm thiểu rủi ro.